Trong chương trình Ngữ văn 12, thi THPT Quốc gia, tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một trong những tác phẩm rất quan trọng đối với các em học sinh. Việc phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ là một dạng đề khá trọng tâm trong việc ôn luyện.

Sau đây Real Review xin giới thiệu đến các bạn bài phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông. Thiết nghĩ, đây là một trong những bài viết có thể cung cấp và bổ sung thêm những kiến thức cơ bản cũng như kĩ năng viết văn về tác phẩm Vợ chồng A phủ của nhà văn Tô Hoài.

Thông tin khái quát về tác giả Tô Hoài trong đề: Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

♦ Tô Hoài tên khai sinh là Nguyễn Sen. 

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông
Tô Hoài – Đề: Cảm nhận tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

♦ Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong Văn học Việt Nam hiện đại. 

♦ Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có. 

♦ Năm 1996, Tô Hoài được nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Thông tin khái quát về tác phẩm Vợ chồng A Phủ trong đề: Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác Vợ chồng A Phủ:

♦ Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm in trong tập truyện Tây Bắc (1954). 

♦ Tp là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống gắn bó, tình nghĩa với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc: Thái Mường, Mông,….

Một số phong tục của người Mông được nhắc trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ, trong đề: Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

Ném pao – Trò chơi độc đáo của người Mông. 

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông
Tục ném pao Tây Bắc

♦ Trò chơi ném pao thường được tổ chức trong các ngày Tết, các lễ hội truyền thống của người H’Mông. Trong những ngày lễ hội, người đàn ông H’Mông đều mang theo khèn và biểu diễn những điệu múa khèn mạnh mẽ thể hiện sự trai tráng của mình thì người phụ nữ phải mang theo quả pao để đối xứng. Quả pao thể hiện sự cần cù, chăm chỉ và khéo léo của phụ nữ H’Mông.

♦ Đối với đồng bào H’Mông ném pao không chỉ là trò chơi mà nó còn ẩn chứa trong đó bao điều lý thú. Ban đầu họ chỉ chơi cho vui với nhau theo từng nhóm, sau đó đôi nam nữ nào thích nhau họ sẽ ném quả pao cho nhau và cứ ném qua, ném lại hàng giờ, hàng ngày mà không biết chán.

Trong cuộc vui, nếu cô gái ưng chàng trai nào thường là họ khéo léo giấu tình cảm qua ánh mắt, nụ cười, còn các chàng trai ưng cô gái nào thì giữ luôn quả pao. Với trò chơi này, những mệt mỏi, nhọc nhằn của cuộc sống thường nhật đều được xua tan và đối với nhiều người H’Mông, quả pao không chỉ là trò chơi mà còn là hoài niệm về tình yêu đôi lứa.

Kéo vợ – Phong tục của người Mông.

♦ Tục “kéo vợ” là một phong tục cổ truyền của đồng bào Mông ở vùng Tây Bắc. 

♦ Tục kéo vợ của đồng bào Mông ở vùng cao Tây Bắc đến nay vẫn được gìn giữ ở một số địa phương nhưng ít hơn trước. Phong tục này thể hiện giá trị nhân văn sâu sắc của người phụ nữ Mông, đó là khát vọng tự do trong tình yêu, hôn nhân của người Mông từ xa xưa. Đây là một nét đẹp trong văn hóa cổ truyền của đồng bào Mông nơi đây.

phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông
Tục kéo vợ người Mông

♦ Mời các bạn xem chi tiết về bài viết: “Tục kéo vợ – Nét văn hóa cổ truyền của đồng bào Mông vùng Tây Bắc”   TẠI ĐÂY

♦ Tuy nhiên, gần đây tục kéo vợ đã bị biến tướng trở thành một hủ tục, người phụ nữ trở thành nạn nhân của phong tục đó. Mời các bạn xem đoạn clip sau: 

Ở đây Real Review chỉ giới thiệu để cho các bạn hiểu đúng về tục ném pao cũng như tục kéo vợ của người Mông để từ đó, chúng ta cảm nhận được một cách sâu sắc nhất nội dung cốt truyện mà nhà văn Tô Hoài muốn truyền tải. Điệu đó, không có nghĩa là chúng ta sẽ thể hiện suy nghĩ của mình là phê phán, chỉ trích khi làm bài phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông của tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Vì như vậy, sẽ khiến cho chúng ta, phân tích và viết bài lan man, không làm rõ trọng tâm vấn đề.

Một vài nhận xét về tác phẩm Vợ Chồng A Phủ: Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông
Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra cho các bạn tham khảo 5 nhận định liên quan về tác giả Tô Hoài, các bạn có thể vận dụng 1 hoặc 2 nhận định trong bài viết của mình, để bài viết phân tích, đánh giá và phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông có chiều sâu hơn.

Bài văn mẫu – phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

♦ Mở bài: phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

Nguyễn Minh Châu đã từng nói: “Nhà văn tồn tại ở trên đời để bênh vực cho những con người không có ai để bênh vực”. Đến với “Vợ chồng A Phủ” quả thật Tô Hoài đã thực hiện được trọn vẹn sứ mệnh ấy.

Qua tác phẩm, Tô Hoài đã phản ánh một cách thật sâu sắc về cuộc sống của người dân lao động nghèo ở Tây Bắc. Họ đã bị áp bức một cách thật tàn nhẫn cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Đồng thời, cũng bộc lộ tình cảm nhân đạo sâu sắc của tác giả Tô Hoài đối với người dân nghèo Tây Bắc. Trong Vợ chồng A Phủ, nhân vật Mị hiện lên là đại diện cho cả một tầng lớp và cả số phận của con người bất hạnh nơi vùng núi.

Ông từng nói về Mị: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không thể giết được sức sống của con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã Mị vẫn sống âm thầm, tiềm tàng, mãnh liệt“. Và điều đó đã được thể hiện rất rõ nét qua tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ.  

♦ Thân bài: phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông

♦♦ Khái quát tác giả, tác phẩm: phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong văn học Việt Nam hiện đại. Ông là nhà văn có vốn hiểu biết phong phú và sâu sắc về con người và phong tục tập quán của nhiều vùng khác nhau trên đất nước ta. Văn Tô Hoài luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động trên cơ sở vốn sống, vốn từ vựng giàu có. 

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ (1952) là một trong ba tác phẩm được in trong tập truyện Tây Bắc (1954). Tp là kết quả của chuyến đi cùng bộ đội vào giải phóng Tây Bắc năm 1952. Đây là chuyến đi thực tế dài 8 tháng sống gắn bó, tình nghĩa với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Bắc: Thái Mường, Mông,….

♦♦ Khái quát về nhân vật Mị: phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Trong những năm tháng làm dâu nhà thống lí, Mị đã phải trải qua những ngày tháng đau khổ, tủi cực, không được sống là chính mình, không được sống như một con người. Căn nhà thống lí Pá Tra, căn buồng mà Mị ở như một đại ngục trần gian, giam cầm tra tấn, đày đọa Mị cả về thể xác lẫn tinh thần.

Trong đêm tình mùa xuân ấy, Mị đã được sống trở lại, được quay về là một cô Mị yêu đời, yêu cuộc sống, luôn khao khát được tự do, được hạnh phúc.

Nhưng không, sợi dây mây của A Sử không những đơn giản là sự trói buộc Mị với căn nhà thống lí Pá Tra,  mà hơn cả đó còn là sự trói buộc của cả cường quyền và thần quyền, Mị lại tiếp tục quay trở lại cuộc sống như “con rùa lầm lũi” nơi xó cửa trong gia đình thống lí.

Hình tượng nhân vật Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ với những thay đổi cả về nhận thức và hành động đã để lại trong người đọc thật nhiều ấn tượng. Một hình ảnh đại diện cho số phận, sức mạnh tiềm tàng của những người dân lao động miền núi.

♦♦ Triển khai nội dung phân tích: phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

A Phủ đi chăn bò, để hổ ăn mất con bò, và vì thế, A Phủ đã bị thống lí Pá Tra bắt trói đứng trên cái cọc đã nhiều ngày. Những đêm mùa đông rét dữ dội, Mị nhiều lần, thức giấc, vẫn thản nhiên thổi lửa hơ tay, không biết gì đến sự tồn tại của A Phủ gần đó.  

Đêm ấy, “Mị lé mắt trông sang, thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má xám đen lại.” Ngay lúc này, Mị đã dấy lên 1 sự đồng cảm. Đó là đồng cảm và thương xót cho chính mình. Mị nhớ lại đêm năm trước, Mị cũng  bị A Sử trói đứng trói thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống miệng, xuống cổ không thể nào lau đi được.

Giọt nước mắt của A Phủ đã làm trổi dậy sức sống tiềm tàng ở Mị. Nhà văn Tô Hoài đã rất thành công khi miêu tả tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ. 

Mị phảng phất nghĩ “Cơ chừng này thì đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt ta về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn đợi ngày rũ xương ở đây thôi… người kia việc gì phải chết thế?” Mị xót thương cho A Phủ như cho chính bản thân mình vậy, Mị thương cho A Phủ không đáng phải chết.

Mà việc A Phủ chết như thế là một việc thật là vô lí. Chỉ có Mị, đã bị cúng trình ma làm dâu nhà thống lí, thì dù sống hay chết cũng không thoát khỏi nhà thống lí. Vậy nên, Mị đã nảy ra ý định cắt dây trói cứu A Phủ.

Thế nhưng, nếu cắt dây trói cứu A Phủ thì bố con Pá Tra biết được Mị sẽ phải bị thay vào đấy và chết trên cái cọc ấy. Mị đấu tranh giữa việc cứu hay không cứu A Phủ.

Làm ta liên tưởng đến sự phân vân, lo lắng của nhân vật Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân, lúc thị đồng ý theo Tràng về. Tràng “chợn nghĩ, thóc gạo này thân mình nuôi còn không nỗi mà mình còn đèo bồng”. Thiết nghĩ, sự phân vân đó hoàn toàn hợp lí và logic, bởi vì đó xuất phát từ nỗi lo rất thực tế. Qua đó, đã chứng minh được biệt tài miêu tả, phân tích tâm trạng, tâm lí nhân vật của nhà văn Tô Hoài. 

Nhưng cuối cùng tình thương đã lớn hơn cả nỗi sợ hãi, tình thương, nỗi đồng cảm người cùng cảnh ngộ ấy đã thôi thúc Mị đi đến hành động cởi trói cho A Phủ. Và tình người cùng những nhận thức về sự tàn ác của bọn giai cấp thống trị đã trở thành động lực để Mị dũng cảm: “Mị rút con dao găm cắt lúa, cắt nút dây mây” giải cứu A Phủ.

Quá trình diễn ra, trong sự rón rén, hồi hợp và đầy sợ hãi của Mị.

Sau đó Mị nghĩ sẽ như thế nào khi gia đình thống lí Pá Tra phát hiện? Nhưng trong thời khắc buộc con người phải đấu tranh, con người ta đã quên đi nỗi sợ. Và hành động của Mị chính là chiến thắng của tình thương, của lẽ phải. 

Sau khi cứu A Phủ để đi đến hành động cứu mình, Mị đã đấu tranh tư tưởng một cách quyết liệt “Mị đứng lặng trong bóng tối”. Ngay lúc này, trong tâm trí Mị đang đấu tranh vô cùng căng thẳng, Mị lựa chọn giữa đi và ở, giữa sự sống và cái chết, giữa cuộc sống tự do và cuộc sống nô lệ.

Từ trước đến nay, Mị không dám vùng lên, chấp nhận cuộc sống nô lệ không phải chỉ bởi sự uy hiếp của cường quyền mà còn bởi sức mạnh của thần quyền đã ăn sâu vào trong tâm trí Mị.

Ngay trước mắt Mị đang là ánh sáng của tự do, của hạnh phúc mà Mị vẫn hằng khát khao nhưng Mị chỉ “đứng lặng”. Mị nghĩ về cuộc đời mình, trong tâm trí của Mị lúc này đang là sự đấu tranh căng thẳng, quyết liệt. Mị nhận thức môi trường thù địch ở nhà thống lí Pá Tra “Ở đây thì chết mất”. 

Cuối cùng Mị đã quyết định, một hành động mà cả đời này, Mị cũng không bao giờ nghĩ đến. Đó là thoát khỏi nhà thống lí Pá Tra “A Phủ cho tôi theo với. Ở đây thì chết mất”.  

♦♦ Triển khai đánh giá hành động: phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông. 

Và rồi khát vọng tự do đã thôi thúc Mị sống và chạy theo A Phủ, Mị đạp đổ cường quyền và thần quyền, vùng lên tự giải phóng bản thân “Rồi Mị cũng vụt chạy ra”. Mị lựa chọn nhanh chóng, biến thành hành động tự cứu mình một cách quyết liệt.

Mị bỏ lại tất cả và chạy theo A Phủ, đó không phải là tiếng gọi của tình yêu mà chính là sức mạnh của khát khao hạnh phúc, khát khao tự do đã thôi thúc Mị.

Hành động đi theo A Phủ cũng làm ta liên tưởng đến hành đồng liều lĩnh của thị theo Tràng về nhà, cả 2 hành động đó đều thể hiện khát vọng sống mãnh liệt.

Hơn nữa ở Mị, nó còn đẹp hơn bởi, bước chân đó, đã đạp đổ được gông xiềng của của sự trói buộc vô hình đó là thần quyền hủ tục. Đó là biểu hiện của sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Đồng thời cũng là vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Bắc: khao khát được sống, khao khát tự do, sức mạnh vùng lên chiến đấu mà nhà văn Tô Hoài đã rất trân trọng, ngợi ca qua tác phẩm. 

Vì thế không phải ngẫu nhiên mà nhà văn Tô Hoài đã từng nói: “Đất nước và con người miền Tây để thương, để nhớ cho tôi nhiều không thể quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm, lúc nào cũng thành nét, thành người thành việc trong tâm trí tôi”

Vợ chồng A Phủ là một minh chứng cho tấm lòng của Tô Hoài dành cho Tây Bắc và vẻ đẹp của con người Tây Bắc. 

♦♦ Triển khai nêu đặc sắc nghệ thuật: phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Ở đây Tô Hoài rất thành công trong việc miêu tả diễn biến tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông, nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều điểm đặc sắc. A Phủ được miêu tả qua hành động, Mị chủ yếu được khắc họa tâm tư, … Đặc biệt là ở nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật. Mị trong đêm mùa đông, cắt dây trói cứu A Phủ, tự giải thoát mình. 

Trần thuật  thì uyển chuyển, linh hoạt; cách giới thiệu nhân vật đầy bất ngờ, tự nhiên mà ấn tượng. Kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Đặc biệt là biệt tài miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi.

Tác giả sử dụng ngôn ngữ sinh động, chọn lọc và sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình và thấm đẫm chất thơ khi miêu tả và phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông. 

♦ Kết bài: phân tích tâm trạng Mị trong đêm mùa đông

Khép lại những trang văn của Tô Hoài, người đọc như vẫn cảm nhận được tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ,hình ảnh nhân vật Mị chạy ra khỏi cái bóng tối của Hồng Ngài để tìm đến tự do.

Bước chân chạy theo A Phủ trong đêm mà đông, đã vượt lên cả cường quyền và thần quyền hủ tục nơi miền núi Tây Bắc. Là một hành động táo bạo và vô cùng quyết liệt của Mị.

Thiết nghĩ, cũng không phải ngẫu nhiên mà trong bài viết “Nhà văn Tô Hoài nặng lòng với những trang văn về Tây Bắc”, đăng trên Báo Mới, tác giả đã nhận xét và đánh giá về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của nhà văn Tố Hoài đối với nền Văn học Việt Nam hiện đại nói chung và văn học Việt Nam nói riêng: “ […] Hơi thở cuộc sống luôn đầy ắp và hiện rõ trên từng trang viết của nhà văn Tô Hoài, đưa ông cùng nhiều nhà văn, nhà thơ tên tuổi khác làm nên “mùa gặt ngoạn mục nhất của văn học Việt Nam thế kỉ 20”. Ông đã ra đi, nhưng trong lòng bạn đọc nhiều thế hệ, “chú dề mèn” sẽ trẻ mãi với thời gian”.

Kết luận

Trên đây là bài văn mẫu, phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông cắt dây trói cứu A Phủ của tác phẩm Vợ Chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài. Xin nói thêm, đây chỉ là bài văn mẫu, các bạn có thể đọc và tham khảo. Vì thiết nghĩ đây không phải là một đề quá khó, tuy nhiên để viết đúng trọng tâm thì cũng không phải là dễ.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *