Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân trong chương trình Ngữ Văn 12, là một tác phẩm khá quan trọng. Trong tác phẩm này, cũng có khá nhiều cách ra đề, tiếp cận. Một trong những đề đó là Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Sau đây, REAL REVIEW sẽ thông tin đến các bạn đọc những thông tin cần thiết về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt, và bối cảnh truyện Nạn đói năm Ất Dậu 1945. Và một bài văn tham khảo. Qua bài văn, chúng tôi hi vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh ôn tập lại kiến thức đã học, đồng thời rèn luyện kĩ năng viết văn tốt hơn.

Nhân vật Tràng
Nhân vật Tràng

Khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Tác giả Kim Lân

Tên khai sinh: Nguyễn Văn Tài.

Quê: làng Phù Lưu, xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc vẫn đi về trong sáng tác của ông.

Tác phẩm Vợ nhặt :

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

Cuốn tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), ông dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, được in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).

 



<script>

Một vài nhận định, nhận xét về tác giả, tác phẩm Vợ Nhặt: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Việc trích dẫn 1 – 2 nhận định vào bài văn là rất quan trọng. Vậy nên ở mỗi bài, REAL REVIEW có giới thiệu đến các bạn một vài nhận định, nhận xét có liên quan về tác giả Kim Lân và tác phẩm Vợ nhặt, để các bạn tham khảo khi phân tích nhân vật Tràng (vẻ đẹp nhân vật Tràng).

Hãy sử dụng nhận định nào bạn thích nhé, vào bài văn phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân! Việc trích dẫn như thế sẽ giúp cho bài văn các bạn thêm sâu sắc, hay hơn, thuyết phục hơn và sáng tạo hơn. 

  1. “Tuy tầm vóc, vị trí mỗi nhà văn một khác nhưng Kim Lân cũng là một nhà văn thường đến với ta trong những khoảng chợt nhớ của đời người khó mà diễn đạt thành lời...Mỗi lần mở những trang viết ít ỏi ấy ta lại cảm thấy không một bước ngoặt, một chặng đường nào của con người Việt Nam trong gần nửa thế kỉ qua mà Kim Lân không đả động tới dẫu chỉ bằng sự chạm trổ hết sức khiêm tốn: truyện ngắn”. (Trần Ninh Hồ)
  2. “Kim Lân là nhà văn một lòng đi về với “đất” với “người” với “thuần hậu nguyên thuỷ” của cuộc sống nông thôn.” (Nguyên Hồng)
  3. “Dùng lý lẽ để thuyết phục trong văn chương cũng là một thứ cưỡng chế. Những lý lẽ ma giáo ấy nhiều khi nó làm cho người ta không giữ được chính mình. Nói một cách khác hết sức mềm mại thì người cầm bút phải viết như chơi, viết thoải mái bằng tấm lòng của mình, hướng vào cái thật, cái đẹp, giúp cho con người sống thật, sống đẹp với nhau. Và khi nhà văn gặp cái gì trái với cái thật, cái đẹp thì phải biết bất bình, phải dám lên tiếng nữa”. (Kim Lân)
  4. Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. (Kim Lân)
  5. “Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời.” (Trần Đồng Minh)
  6. Với "Vợ nhặt", Kim Lân từng tâm sự: "Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người".
  7. “Vợ nhặt dường như đã mang nét mới của thời đại, vượt lên trên chủ nghĩa nhân văn trong dòng văn học hiện thực trước Cách mạng Tháng Tám 1945” (Vũ Dương Quỹ)
  8. "Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng". (Trần Đồng Minh)
  9. “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. (Nguyễn Khải)

 

<script>

<script>

Dàn ý chi tiết - Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Mở bài: 

  • Trực tiếp: Tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt

          + Gián tiếp:

  • Nêu vấn đề nghị luận: Nhân vật Tràng

Thân bài:

  • Khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ nhặt

          Lưu ý: không nêu trùng ý ở mở bài.

  • Khái quát về nhân vật Tràng
  • Triển khai nội dung phân tích nhân vật Tràng

      + Khát khao hạnh phúc gia đình:

           ♦  Lần thứ hai gặp thị, có ý định dẫn thị về

           ♦ Trên đường về nhà qua xóm ngụ cư

           ♦ Sáng hôm sau, Tràng thức dậy

     + Tin tưởng vào cuộc sống, lạc quan: qua hai hình ảnh kết thúc xuất hiện trong óc Tràng: là lá cờ đỏ sao vàng bay phấp phới và đám người đói đi trên con đê Sộp.

  • Đánh giá:

Qua nhân vật Tràng thể hiện phong cách sáng tác của Kim Lân.

Qua nhân vật Tràng thể hiện tư tưởng chủ đề mà Kim Lân gửi gắm.

Khẳng định vị trí, vai trò của nhà văn Kim Lân đối với văn học Việt Nam nói chung và văn học Việt Nam hiện đại nói chung.

  • Nêu đặc sắc về nghệ thuật

Kết bài:

Đánh giá nhân vật Tràng, nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ Nhặt.

 

<script>

<script>

Bài văn mẫu - Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Mở bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Văn chương chân chính là văn chương vì người, phục vụ người, văn chương ấy “ra đời trong những buồn vui của loài người và sẽ ở lại với loài người cho đến ngày tận thế” (Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh).

Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi mỗi nhà văn cũng chính là những nhà nhân đạo. Thạch Lam từng giãi bày “đối với tôi, văn chương không phải là cái mang đến sự thoát li hay sự quên. Nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho người thêm xanh sạch”.

Vậy nên, bên cạnh việc phát hiện, chỉ ra tố cáo, lên án cái ác, cái xấu thì văn chương cũng cần phải phát hiện, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người.

Thiết nghĩ, với tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã làm trọn vẹn sứ mệnh của một nhà văn. Bằng việc xây dựng thành công nhân vật Tràng, ông lên án bọn thực dân, phát xít gây ra nạn đói 1945, đẩy nhân dân lao động Việt Nam vào con đường cùng. Bên cạnh đó, ông còn phát hiện ra vẻ đẹp của người lao động trong hoàn cảnh khốn cùng ấy.  

Thân bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ Nhặt: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Tác giả Kim Lân

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. 

Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân.

Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tc thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc vẫn đi về trong sáng tác của ông.

Tác phẩm Vợ nhặt :

Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác

Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư.

Cuốn tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), ông dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, được in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).

Khái quát về nhân vật Tràng: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Nhân vật Tràng được khắc họa nổi bật trong bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945. Những năm đói được miêu tả với “khuôn mặt hốc hác, u tối”, “những người từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma” và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người” càng tô đậm cảm giác tang tóc thê lương.

Cái đói hủy diệt cuộc sống tới mức khủng khiếp. Trong một bối cảnh như thế Kim Lân đặt vào đó một mối tình thật là táo bạo, dở khóc, dở cười giữa Tràng và thị, một mối duyên bắt nguồn từ bốn bát bánh đúc giữa ngày đói.

Nhân vật Tràng là anh con trai có ngoại hình xấu “hai con mắt nhỏ tí, gà gà đắm vào bóng chiều”, “hai bên quai hàm bạnh ra”, “cái bộ mặt thô kệch”, “còn đầu của Tràng thì cạo trọc nhẵn”, “thân hình to lớn vập vạp”, “cái lưng to rộng như lưng gấu”,…

Tính tình của Tràng thì ngờ nghệch “hắn có cái tật vừa đi vừa tủm tỉm cười”, “vừa đi vừa nói những những gì mà hắn nghĩ trong đầu”, “ngay cả cái cuời cũng lạ, cứ phải ngửa mặt lên cười hềnh hệnh”...

Tràng xuất thân từ thành phần thấp của xã hội là dân xóm ngụ cư và làm nghề kéo xe. Gia đình nghèo khó. Bố mất sớm. Tràng kéo xe nuôi mẹ già.

Ấy vậy mà trong nạn đói, Tràng lại có vợ, chỉ qua hai lần gặp, bốn bát bánh đúc và mấy câu nói tầm phơ tầm phào, Tràng có vợ theo không mà về. Qua nhân vật Tràng đã thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Triển khai nội dung phân tích nhân vật Tràng: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

nhân vật Tràng, tác giả Kim Lân tập trung miêu tả nỗi khát khao, khát vọng về hạnh phúc gia đình. Điều đó được thể hiện ở lần thứ hai, Tràng gặp thị ở chợ; Trên đường dẫn thị về nhà, qua xóm ngụ cư và trong buổi sáng hôm sau.

Đầu tiên Tràng gặp thị ở chợ. Lần gặp gỡ thứ hai này, nhà văn Kim Lân cố tình xây dựng nhân vật thị - một nạn nhân của nạn đói, đã bị cái đói tàn phá thể xác đến ghê gớm: “quần áo rách bươm như tổ đỉa”, “người thị gầy xọp hẳn đi”, “hai con mắt trũng hoáy”, “bộ ngực gầy lép”, “trên gương mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn lại hai con mắt”, … thậm chí tính tình của thị cũng cũng bị bóp méo “thị ăn nói cong cớn”, “xưng xỉa”, “chạy lon ton”, sầm sập”,.. gợi ý đòi ăn, để được ăn  và cách ăn cũng rất sỗ sàng “thị ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò”,… 

Sau khi thị ăn xong, Tràng nói nửa đùa nửa thật: “Này nói đùa chứ, có muốn về với tớ thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Câu nói nửa đùa nửa thật đó của Tràng cho ta thấy được bên trong cái gã đàn ông xấu xí đến ngờ nghệch kia lại có một nỗi khát khao về một mái ấm gia đình, có vợ như bao người con trai khác. Có lẽ, chính Tràng cũng không nghĩ là thị lại chấp nhận câu nói ấy và theo Tràng về.

Tâm trạng của Tràng sau khi thấy thị đồng ý là sự băn khoăn, đắn đo, suy nghĩ: “Tràng chợn nghĩ, thóc gạo này thân mình nuôi còn không nỗi mà lại còn đèo bòng”. Thiết nghĩ sự băn khoăn, lo lắng suy nghĩ này của Tràng là một nỗi lo lắng rất thực tế, ai trong hoàn cảnh của Tràng cũng đều như thế. Vì sao? Bởi vì đây là nạn đói. Cái đói vô cùng khủng khiếp, bao nhiêu người đã phải chết. Người sống thì không biết có qua được cái nạn đói này không? Thế mà Tràng lại đèo bòng có vợ. Đèo bòng có một mái ấm gia đình trong cái nạn đói nghiệt ngã này.

Sự lo lắng, băn khoăn của Tràng, làm ta chợt nhớ đến cái sự lo lắng của Mị khi nảy ra ý định cứu A Phủ. A Phủ chết là một điều vô lí. Nếu không cứu, A Phủ phải bị chết trên cái cọc đó. Nếu cứu A Phủ, rất có thể Mị sẽ bị chết thay trên cái cọc đó. Nghĩ thế nào? Nên cứu hay không cứu? Và Tràng, cũng đang trong hoàn cảnh như thế!

Cuối cùng, Tràng “Chậc! kệ” quyết định dẫn thị về nhà. Cái “Chậc, kệ” của Tràng mới hay và đáo để làm sao. Bởi vì nó chứng minh cho hai việc.

Thứ nhất: Việc dẫn thị về, nó xuất phát ở đây là tình thương người, là sự giúp đỡ người khốn khó trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Lần thứ hai, Tràng gặp thị quá xơ xác quá tiều tụy. Nên việc dẫn thị về, trên hết, nó xuất phát từ lòng thương người trong nạn đói. Đó cũng chính là lí do mà Mị cũng đã quyết định cắt nút dây cứu A Phủ. Ở cả nhân vật Tràng và Mị đều ánh lên vẻ đẹp của lòng thương người.

Thứ hai, cái “chậc kệ” của Tràng còn chứng tỏ cho câu nói của Kim Lân càng thêm đúng đắn. Kim Lân từng nói: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hy vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người".

Rõ ràng, ở nhân vật Tràng, chúng ta thấydù đứng bên bờ vực ranh giới giữa sống và chết, ở một thời điểm vô cùng khó khăn của nạn đói, nhưng Tràng vẫn khát khao có một người vợ, có một mái ấm gia đình, vẫn vươn tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Điều đó, còn được thể hiện ở việc, dù khó khăn đến thế, đồng tiền khó kiếm đến thế, Tràng vẫn rất sảng khoái bỏ ra hai hào tiền mua dầu lửa để về thắp sáng trong đêm tân hôn. Điều này, lại làm ta liên tưởng đến Mị trong đêm tình mùa xuân, Mị đã vào phòng xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn dầu để thắp sáng căn phòng. Phải chăng ở cả Tràng và Mị, hai nhân vật này, mong muốn mình có sẽ khoảng đời còn lại được tươi sáng, được tự do, được hạnh phúc hơn so với thực tại.

Tiếp theo, trên đường về, Tràng dắt thị vào xóm ngụ cư. Bằng bút pháp đối lập tương phản, thị và Tràng có vẻ bề ngoài trái ngược nhau. Trong khi thị càng e dè, mắc cỡ, thẹn thùng, một tay thị cắp cái thúng con, một tay lấy nón lá rách tàng che nghiêng nửa mặt, chân nọ bước đá díu vào chân kia,… theo Tràng về nhà. Tràng thì ngược lại.

Trên đường về nhà, cái mặt của Tràng có vẻ gì phớn phở lạ thường, hai mắt sáng lên lấp lánh và cười tủm tỉm một mình. Phải chăng nỗi niềm hạnh phúc quá lớn lao, Tràng không thể che giấu được. Tất cả đều thể hiện qua nét mặt, ánh mặt và nụ cười của một chàng trai có gia đình. Hạnh phúc ấy như một cái gì đó “cứ ôm ấp, mơn man khắp da thịt Tràng tựa hồ như có bàn ta vuốt nhẹ sống lưng”.

Chính tình yêu và hạnh phúc ấy, khiến “trong một lúc, Tràng dường như quên đi tất cả, quên cả đói rét đang đeo đuổi, quên cả những tháng ngày đã qua”. Mà với Tràng lúc này “chỉ còn tình nghĩa giữa hắn với người đàn bà đi bên cạnh”. Đến đây, phải thấy rằng tài năng và khả năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật bậc thầy, rất tài tình và sắc sảo của nhà văn Kim Lân.

Buổi sáng hôm sau, Tràng thấy khoan khoái như người từ trong giấc mơ đi ra “một cảm giác êm ái lửng lờ như vừa bước ra từ trong giấc mơ”. Phải chăng, niềm hạnh phúc quá lớn, đến một cách thật bất ngờ, nên Tràng vẫn mãi chưa tin, ngờ ngợ, như đây không phải là sự thật. Hắn đã có gia đình rồi đó ư. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như cái tổ ấm che mưa che nắng. Đó là một điều thật bình dị nhưng có ý nghĩa vô cùng lớn lao trong cuộc đời Tràng. Hắn thấy hắn nên người. Một “nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng”. Một niềm vui thật cảm động, lẫn cả hiện thực lẫn giấc mơ.

Chi tiết “hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” là một đột biến quan trọng, một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: từ đau khổ sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại dang ý thức. Tràng đã có ý thức bổn phận sâu sắc: “hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này”. Tràng thật sự “phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc.

Câu truyện khép lại khi “trong óc Tràng vẫn thấy đám người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” chứa đựng bao sức nặng về nghệ thuật và nội dung cho thiên truyện này. Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng là tín hiệu thật mới mẻ về một sự đổi thay xã hội rất lớn lao, có ý nghĩa quyết định với sự đổi thay của mỗi số phận con người. Đây là điều mà các tác phẩm văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 không nhìn thấy được. Nền văn học mới sau Cách Mạng tháng Tám đã đặt vấn đề và giải quyết vấn đề số phận con người theo một cách khác, lạc quan hơn, nhiều hi vọng hơn.

Triển khai đánh giá nhân vật Tràng: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Nếu như Nam Cao vẫn được mệnh danh là nhà nhân đạo chủ nghĩa, nhà văn tầm nhân loại vì những tác phẩm như “Chí Phèo”, “Đời thừa”, … thì đọc tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, ngoài việc ông đã nêu lên bể khổ của cuộc sống con người như truyền thống, ông đã vượt qua giới hạn của thời trước.

Giá trị nhân đạo của tác phẩm “Vợ nhặt” là làm người ta nhớ mãi. Nhớ để hiểu rằng sự sống trên đời này chẳng bao giờ là chán nản. Để có cuộc sống tốt đẹp hơn, thì cần có một niềm tin. Khát khao hạnh phúc gia đình vốn đã trở nên vĩnh cửu với tất cả mọi người trên trái đất này bất kể họ là ai?

Đọc tác phẩm này, chúng ta cũng cần biết thêm giá trị nhân đạo tuyệt vời của Vợ nhặt không chỉ ở tài năng, thiên bẩm của nhà văn. Mà hơn ai hết, Kim Lân cùng với người vợ của mình cũng đã từng ăn cháo cám, đã từng lay lắt, khổ sở. Như vậy bằng vốn sống, từng trải và cao hơn là niềm cảm thông sâu sắc, niềm tin tưởng vào hạnh phúc con người vào tương lai của tác giả nên “Vợ nhặt” – được xem là một tác phẩm: “quý hồ tinh, bất quý hồ đa” (quý ở sự tinh xảo, hiếm có, chứ không quý ở sự nhiều) là vì thế!

Triển khai đặc sắc nghệ thuật: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Kim Lân đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Thông qua tình huống truyện, nhân vật Tràng nhặt vợ giữa thời điểm của nạn đói, làm cho tất cả mọi người từ trẻ con đến người lớn, từ người trong cuộc đến người ngoài cuộc, đều ngạc nhiên, bất ngờ, vui buồn lẫn lộn.

Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi.

Kim Lân đúng như mọi người nhận xét là nhà văn của nông thôn Việt Nam. Tuy viết về những gì bình dị, gần gũi, nông thôn và nông dân Việt Nam, nhưng giá trị của từng tác phẩm của ông đều vượt thời gian, giàu giá trị.

Như nhà văn Nguyễn Khải từng nhận xét về Kim Lân “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”. Nhân vật Tràng được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng thể hiện tâm lí tinh tế. Qua việc phân tích nhân vật Tràng, diễn biến tâm lí, hành động của Tràng, càng cho chúng ta thấy biệt tài cũng như khả năng độc đáo của Kim Lân khi miêu tả tâm lí nhân vật.

Kết bài: Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vao tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tràng, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Tham khảo các bài viết khác: 

# Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ văn 12

# Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ văn 12.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *