Đọc hiểu văn bản ta đi tới Tố Hữu
Đọc đoạn thơ và thực hiện những yêu cầu sau: Đọc hiểu văn bản ta đi tới tố hữu
“Ta đã lớn lên rồi trong khói lửa
Chúng nó chẳng còn mong được nữa
Chặn bàn chân một dân tộc anh hùng
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Đã bước dưới mặt trời cách mạng.
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Lừng lẫy Điện Biên, chấn động địa cầu
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Lũ chúa đất xuống bùn đen vạn kiếp!
Ta đi tới, trên đường ta bước tiếp,
Rắn như thép, vững như đồng.
Đội ngũ ta trùng trùng điệp điệp
Cao như núi, dài như sông
Chí ta lớn như biển Đông trước mặt!”
(Ta đi tới – Tố Hữu)
Câu 1: Đọc hiểu văn bản ta đi tới tố hữu
Nêu nội dung của đoạn thơ trên.
Câu 2: Đọc hiểu văn bản ta đi tới tố hữu
Trong đoạn thơ trên hình ảnh “những bàn chân” được sử dụng là nghệ thuật gì? Nêu tác dụng?
Câu 3: Đọc hiểu văn bản ta đi tới tố hữu
Trong đoạn thơ cuối, tác giả sử dụng chủ yếu các biện pháp nghệ thuật gì? Tác dụng của nó?
Câu 4: Đọc hiểu văn bản ta đi tới tố hữu
Em có nhận xét gì về thái độ, tình cảm của nhà thơ Tố Hữu trong đoạn thơ trên.
Câu 5:
Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 6:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ gì?
Gợi ý trả lời:
Câu 1:
Đoạn thơ trên nói về ý chí kiên cường, bất khuất, sức mạnh của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến. Qua đó, thể hiện sự tự hào trước những chiến công và niềm tin vào tương lai chiến thắng của dân tộc ta.
Câu 2:
Biện pháp tu từ:
* Hoán dụ (“những bàn chân”) trong các câu thơ:
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
* Nhân hóa (“Những bàn chân”) trong các câu thơ:
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
* Điệp ngữ (“Những bàn chân”, lặp 3 lần) trong các câu thơ:
Những bàn chân từ than bụi, lầy bùn
Những bàn chân của Hóc Môn, Ba Tơ, Cao Lạng
Những bàn chân đã vùng dậy đạp đầu
Tác dụng:
- Nhấn mạnh: sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước Việt Nam, của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến.
- Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
- Qua đó thể hiện sự ca ngợi, tự hào của tác giả về sức mạnh, ý chí kiên cường, tinh thần bất khuất của đất nước ta.
Câu 3:
Biện pháp tu từ: so sánh (ta – rắn như thép, vững như đồng, cao như núi, dài như sông)
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh sức mạnh và ý chí kiên cường, bất khuất của đất nước ta, quân đội ta.
+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Qua đó, thể hiện niềm tin chiến thắng và sự tự hào của tác giả đối với quân đội ta, đất nước ta.
Câu 4:
Thái độ và tình cảm của nhà thơ Tố Hữu thể hiện trong đoạn thơ trên là:
- Niềm tin chiến thắng vào sức mạnh, ý chí kiên cường chống giặc ngoại xâm của đất nước ta.
- Ca ngợi những chiến thắng của dân tộc ta.
Câu 5:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên: Biểu cảm
Câu 6:
Đoạn thơ được viết theo thể thơ: Tự do