Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Trước khi đi vào Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân , mời các bạn tham khảo những thông tin, kiến thức cơ bản sau: 

Tác giả Kim Lân

Nhà văn Kim Lân – cây bút độc đáo của làng quê Việt Nam

 

Mở bài – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Văn chương chân chính là văn chương vì người, phục vụ người, văn chương ấy “ra đời trong những buồn vui của loài người và sẽ ở lại với loài người cho đến ngày tận thế” (Thi nhân Việt Nam – Hoài Thanh). Văn chương ấy phải mang giá trị nhân đạo sâu sắc bởi mỗi nhà văn cũng chính là những nhà nhân đạo. Thạch Lam từng giãi bày “đối với tôi, văn chương không phải là cái mang đến sự thoát li hay sự quên. Nó là thứ khí giới thanh cao và đắc lực để tố cáo một xã hội giả dối và tàn ác làm cho người thêm xanh sạch”. Vậy nên, bên cạnh việc phát hiện,chỉ ra tố cáo, lên án cái ác, cái xấu thì văn chương cũng cần phải phát hiện, khẳng định những phẩm chất tốt đẹp của con người. Thiết nghĩ, với tác phẩm Vợ nhặt, nhà văn Kim Lân đã làm trọn vẹn sứ mệnh của một nhà văn. Bằng việc xây dựng thành công nhân vật bà cụ Tứ, ông lên án bọn thực dân, phát xít gây ra nạn đói 1945, đẩy nhân dân lao động Việt Nam vào con đường cùng. Bên cạnh đó, ông còn phát hiện ra vẻ đẹp của người lao động trong hoàn cảnh khốn cùng của nạn đói năm 1945.

Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Thân bài – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Khái quát về tác giả Kim Lân, tác phẩm Vợ Nhặt – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Tác giả Kim Lân

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc vẫn đi về trong sáng tác của ông.

Tác phẩm Vợ nhặt :

Tiền thân của truyện ngắn Vợ nhặt là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Cuốn tiểu thuyết Xóm ngụ cư được viết ngay sau CMT8 nhưng còn dang dở và bị mất bản thảo. Hòa bình lập lại (1954), ông dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này. Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân, được in trong tập truyện Con chó xấu xí (1962).

Khái quát về nhân vật Bà cụ Tứ – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Không phải là nhân vật chính, lại xuất hiện ở phần giữa của tác phẩm nhưng bà cụ Tứ – mẹ của anh Tràng trong Vợ nhặt của Kim Lân đã góp phần làm cho tác phẩm sâu sắc hơn. Với khắc họa số phận bi đát của người nông dân trước Cách mạng tháng Tám, thể hiện sự cảm thông, sẻ  chia trước khát khao của những số phận khốn cùng ấy. Sau tình huống nhặt được vợ, anh Tràng, cô vợ nhặt và người mẹ dường như trở thành người khác. Và bà cụ Tứ người mẹ nghèo đã bộc lộ tấm lòng sâu sắc của một người mẹ suốt đời những buồn đau, lo lắng đã đè nặng lên cuộc đời bà. Bởi thế, nhân vật bà cụ Tứ đã tạo lên một phần không nhỏ giá trị nhân văn của tác phẩm.

Tác phẩm tái hiện lại bối cảnh ngày đói vô cùng thê thảm ở nông thôn Việt Nam do thực dân Pháp và phát xít Nhật gây ra năm 1945. Ông đặc tả chân dung người đói “khuôn mặt hốc hác u tối”, “những gia đình từ những vùng Nam Định, Thái Bình, đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma” và “bóng những người đói dật dờ đi lại lặng lẽ như những bóng ma”. Trong không gian của thế giới ngổn ngang người sống kẻ chết ấy, tiếng quạ “gào lên từng hồi thê thiết” cùng với “mùi gây của xác người”. Nhưng quan trọng hơn, bên cạnh mảng tối của bức tranh hiện thực buồn đau là mảng sáng của tình người, của một chủ nghĩa nhân văn tha thiết, cảm động.

Triển khai nội dung phân tích nhân vật Bà cụ Tứ – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Trong truyện ngắn Vợ nhặt, Kim Lân bộc lộ một quan điểm nhân đạo sâu sắc của mình. Nhà văn phát hiện ra vẻ đẹp kì diệu của người lao động trong sự túng đói quay quắt, trong bất kì hoàn cảnh khốn khổ nào, con người vẫn vượt lên cái chết, hướng về cuộc sống gia đình, vẫn yêu thương nhau và hy vọng vào ngày mai. Thể hiện sâu sắc cho tư tưởng ấy là chân dung tính cách, tâm lí của bà cụ Tứ trước tình huống bất ngờ: con trai mình đột ngột có vợ. Tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp, với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu riêng của người già từng trải và nhân hậu.

Bà Cụ Tứ trước hết là người mẹ nghèo khổ đã già yếu với cái lưng “lọng khọng”, khẽ mắt “lèm nhèm”,khuôn mặt bủng beo, u ám”. Những hành động cử chỉ của cụ “nhấp nháy hai con mắt”, “chậm chạp hỏi”, “lập cập bước đi”, “lật đật”, “lễ mễ” cũng thể hiện cụ là một người đã già, không còn khỏe mạnh. Hơn nữa người phụ nữ ấy còn bị đặt trong hoàn cảnh nghèo nàn, đói khổ mà cụ nói “cuộc đời cực khổ dài đằng đẵng”.

Trong tác phẩm, bà cụ Tứ xuất hiện ở giữa truyện khi anh Tràng đưa vợ về nhà, nhưng nhân vật này vẫn thu hút được sự quan tâm của người đọc bởi những vẻ đẹp tâm hồn, tính cách. Chân thật trong hình ảnh và chân thật trong từng chi tiết, Kim Lân dường như không kể mà dắt ta đến với bà cụ Tứ. Bắt đầu là cái dáng: “lọng khọng đi vào ngõ vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Có biết bao nhiêu là thân thương, trìu mến. Ta gặp lại dáng hình gầy gầy, còng còng vì sương gió cuộc đời của người đàn bà quen thuộc. Từ “lọng khọng” đầy sáng tạo và giàu sức tạo hình. Cái lẩm cẩm, chậm chạp theo nỗi “phấp phỏng” trước sự đón tiếp khác thường của ông con trai, bà bước vào trong nhà. Khi thấy một người đàn bà đứng ở đầu giường con mình, bà hết sức ngạc nhiên. Hàng loạt câu hỏi đặt ra trong đầu óc già nua của bà. “Người đàn bà nào lại đứng ở đầu giường thằng con mình thế kia? Không phải cái Đục mà. Ai thế nhỉ? Sao lại chào mình bằng u?”. Phải, bà làm sao mà ngờ được giữa năm đói, nhà lại nghèo mà con bà lại dẫn không về một người vợ. Băn khoăn mãi khi hiểu ra, “bà lão cúi đầu nín lặng”, vừa “ai oán vừa xót thương cho số kiếp con mình”. Thương con để rồi tủi phận mình. “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là trong lúc nhà ăn nên làm nổi, còn mình thì…”. Đọc những dòng này, ta có cảm giác như trái tim người mẹ trong cái thân hình còm cõi đang run lên đau đớn, xót xa. Việc trọng đại trong đời của con, lẽ ra “làm được dăm ba mâm cơm mới phải” nhưng “nhà mình nghèo quá”, nên điều đó chỉ nằm trong suy nghĩ, không thực hiện được. Bà cụ thương con, tủi phận rồi lại thương dâu. “Người ta có gặp bước khó khăn đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà may ra con mình mới có được vợ…”. Vừa mừng tủi, vừa lo lắng, bà lo nỗi lo rất chính đáng của con người đã trải qua cuộc đời cực nhọc, đớn đau: “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không?”. Nén nỗi lo trong lòng, bà cụ động viên con tin tưởng vào tương lai “Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi may ra ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời?…”. Bà nói với con dâu bằng giọng của người từng trải – vừa lo lắng lo lắng, vừa thương xót “Năm nay đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này u thương quá,…”, “bà nghẹn lời không nói được nữa,…”. Nhưng ta hiểu, người con dâu bà lúc này rất hiểu bà, thấy thân thiết gắn bó với bà, và thực sự coi bà là mẹ. Và nghĩa là “đám cưới” đã xong. Chẳng lễ nghi, không đưa đón, tấm lòng chân thật, nhân hậu của người mẹ nghèo đã thay thế tất cả. Đến đây ta cứ liên tưởng tới mẹ chồng của Dần trong truyện “Một đám cưới” của Nam Cao. Người mẹ ấy “mở tài ăn nói”, nói rất nhiều, rất “ngọt ngào” để khỏa lấp sự “không có nhiều tiền”, làm “mát lòng mát ruột” cha Dần. Chao ôi, những người mẹ nông dân nghèo trước Cách mạng là thế ư? Tình yêu thương con, ý thức trách nhiệm của người làm mẹ khiến họ cưới vợ cho con bằng tất cả những khả năng mình có thể, dẫu chỉ là lời nói… Nhưng nếu mẹ chồng Dần nói rất nhiều thì bà cụ Tứ lúc này chỉ nói rất ít. Bà khóc “nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”. Những giọt nước mắt ấy đã nói lên tất cả tấm lòng chân thật của bà. Bà dành lời cho bữa cơm mừng con dâu ngày hôm sau –“toàn chuyện vui, chuyện sung sướng về sau này”, bà say sưa với các con những dự định cho tương lai.

Từ sự ngỡ ngàng đến thoáng im lặng, “hiểu ra biết bao cơ sự”, “từ giọt nước mắt tủi phận nghèo, thương con dâu đến nỗi lo lắng “không biết chúng có nuôi nhau sống qua nổi thời đói không?”, đến niềm vui mừng, niềm tin vào tương lai… tất cả đan xen, hiển hiện dưới ngòi bút Kim Lân. Tác giả đã đi sâu phân tích diễn biến tâm lí tinh tế của bà cụ Tứ, thể hiện một cách tài tình trong từng suy nghĩ, từng hành động, lời nói. Nỗi lo xa cho tương lai, lối nhìn người mà ngẫm đến mình, tủi phận mình duy tâm của người già: “chẳng may ông trời bắt chết cũng phải chịu chứ biết làm thế nào mà lo cho hết được?” tưởng đọc lên ta không thể không chắc chắn đó là lời của bà cụ Tứ. Quả là không thể lẫn đi đâu được cách nói, cách nghĩ vừa lẩn thẩn, vừa hồn hậu của người mẹ già nông thôn. Tác giả vừa hóa thân vào nhân vật để phân tích diễn biến tâm lí vừa khách quan ghi lại. Đặt nhân vật trong hoàn cảnh không gian, thời gian nhất định, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm trạng nhân vật. Bà cụ Tứ ngửi “mùi đốt rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt” mà nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út”, đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình” để rồi pháp phỏng lo lắng cho tương lai của con: “liệu chúng nó có hơn bố mẹ chúng nó trước kia không?”. Tác giả phải có sự thấu hiểu, trân trọng đặc biệc, phải có vốn sống phong phú đến mức độ nào mới có thể diễn tả một cách chân thực, tài tình đến vậy. Vợ nhặt không còn là những trang văn nữa, đó là những trang đời thấm đẫm những giọt nước mắt tủi cực, xót xa, phấp phỏng nỗi lo cho tương lai và rạng rỡ trong trái tim người mẹ nghèo. Chân thực mà cũng thực cảm động, hình ảnh bà cụ Tứ không chỉ giúp ta chứng kiến diễn biến tinh tế của tâm tư mà còn là rung cảm sâu sắc trước tấm lòng, trước tấm chân tình tha thiết của người mẹ.

Trong hoàn cảnh khốn cùng tình thương đã tỏa sáng. Tình thương giúp Tràng vượt qua lo toan mà nhận thị về, tình thương giúp bà cụ Tứ vượt qua nghi lễ, vượt qua mọi định kiến nhất là vượt qua cái nhìn ích kỉ, mà nhận người đàn bà theo không con trai là dâu con. Tấm lòng của người mẹ, tình thương yêu của người mẹ đã đưa họ đến với hạnh phúc sum vầy ấm áp. Hai tiếng “mẹ – con” nặng nghĩa nặng tình biết bao. Những lời hỏi han cởi mở chân tình, những lời dặn dò động viên rồi những lo toan cho dâu cho con. Chính tình người là ngọn đuốc soi đường cho những hành động ấy. Phải chăng chính hoàn cảnh đã khiến cho những mảnh đời xô đạp vào nhau, tạo thành những mảnh vỡ lấp lánh “chất vàng mười” của tình người nhân hậu. Câu chuyện về cái đói, cái chết tuy khiến ta rợn người nhưng sao vẫn thấy ấm áp lạ, cái ấm áp của những trái tim nóng hổi khao khát hạnh phúc gia đình?

Đọc truyện, có lẽ không ai quên được cách giấu giếm đầy ngượng ngập, vụng về với những dòng nước mắt xót thương con của bà lão: “Có đèn đấy à? ừ thắp lên tí cho sáng sủa… Dầu bây giờ đắt gớm mày ạ…”. Bà lão đã cố nén sự xúc động của mình, đã cố nuốt những giọt nước mắt chát đắng xót xa vào trái tim của một đời tủi cực. Và khi ấy, trước đôi mắt nhòa lệ của người đọc, dòng “nước mắt cứ chảy ròng ròng” sau lời bộc bạch tâm tình với con dâu của bà lão lại hiện lên rõ nét hơn bao giờ hết. Những giọt nước mắt trong suốt từ đôi mắt đục mờ. Những giọt nước mắt lấp lánh lòng vị tha cao quý của người mẹ. Những giọt nước mắt mặn mòi là muối của đất, là muối của trái tim yêu thương dạt dào như biển cả, … Những giọt nước mắt lặn vào trong trong ấy đã hóa niềm vui chân thành trong xúc động “xăm xắn thu dọn, quét tước nhà cửa”, dọn dẹp từ những cái ang nước, quét sạch những đống rác mùn, quần áo phơi sạch sẽ … trong tíu tít những dự định nào ngăn buồng cho đôi trẻ, nào mua đôi gà ,… Để ý ta sẽ thấy chính bà lão “gần đất xa trời” này lại là người nói đến tương lai nhiều hơn tất cả. Không đơn thuần chỉ làm tâm lí lạc quan khỏe khoắn của người lao động, đó còn là niềm ao ước thiết tha về một ngay mai sáng sủa hơn cho con của người mẹ nghèo. Có thể thấy, bà cụ Tứ, người mẹ nghèo rất mực thương con, bà sống vì con, tìm thấy ý nghĩa đời người trong sự chăm lo vun vén cho con. Cái gốc của sự lạc quan, yêu thương không tàn héo đi mà ngược lại càng xanh tươi hơn trong mưa nắng cuộc đời. Sự lạc quan của bà cụ Tứ được thể hiện qua ý nghĩ, tin tưởng vào triết lí dân gian “biết thế nào hở con, không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, để động viên con. Bà lạc quan thể hiện qua hành động cùng con dâu, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, cho quang quẻ, nền nếp. Và đặc biệt sự lạc quan ấy con thể hiện qua lời nói. Mặc dù bữa cơm ngày đói diễn ra rất thảm hại, bữa cơm đầu tiên mà gia đình ba người quây quần bên nhau được miêu tả:”giữa một cái mẹt rách, có độc một lùm rau chuối thái rối, một dĩa muối ăn với cháo”. Mỗi người ăn lưng hai bát đã hết. Vì thế bà đã chuẩn bị thêm một nồi chè khoán. Tâm tính lạc quan ấy đã khiến cho buổi cháo thành bữa tiệc, khiến cho nồi cháo cám “chát xít, nghẹn bứ trong miệng mà ngon ngọt trong lòng”. Người đọc cười ra nước mắt trước sự hào hứng, vui vẻ khi bào lão “lễ mễ” bưng nồi cháo cám “nghi ngút khói” lên nhà, đon đả tươi cười múc cho con mà bảo: “Cám đấy mầy ạ, hì. Ngon đáo để, cứ thử mà ăn xem”. Bà cụ Tứ đã đang cố gắng để xua đi cái không khí ảm đạm, cố gắng vượt lên hoàn cảnh bằng sự tươi tỉnh động viên con. Nhưng ngẫm lại, tội nghiệp thay niềm vui của bà lão – cái niềm vui không cất cánh lên được. Bởi, vẫn còn đó bát cháo cám, vẫn còn đó tiếng trống thúc thuế dồn dập khiến niềm vui không thể trọn vẹn… “Bà không dám để con dâu nhìn thấy bà khóc”.

Triển khai đánh giá nhân vật Bà cụ Tứ – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Kim Lân đã khéo léo bao nhiêu khi đặt niềm tin vào bà cụ Tứ, một người “lọng khọng” sắp về với tổ tiên, nhưng luôn triết lý về cuộc sống, luôn nói về tương lai, niềm tin ấy lớn lắm, mạnh mẽ lắm nên cả thi và Tràng không tin sao được. Câu chuyện như một cây cao tràn trề nhựa sống, chan chứa niềm tin. Tình thương, niềm tin, lòng nhân ái đã góp lên sức sống của Vợ nhặt, khiến người ta không quên được câu chuyện đầy ám ảnh và thật sâu sắc.

Kim Lân bằng nghệ thuật viết văn già dặn, vững vàng đã đem đến một chủ đề mới trong đề tài về nạn đói. Nhà văn đã khẳng định ánh sáng của tình người thật thành công ở ba nhân vật. Điều đó làm chúng ta trân trọng nhất chính là vẻ đẹp của tình người, niềm hi vọng vào cuộc sống một cách mạnh mẽ nhất ở những thân phận nghèo đói và rất thảm hại ấy. Ba nhân vật Tràng, vợ Tràng và đặc biệt là bà cụ Tứ cùng với những tình cảm, lẽ sống cao đẹp của họ chính là điểm sáng mà Kim Lân từng trăn trở trong thời gian dài để thể hiện sao cho độc đáo một đề tài vốn dĩ không mới.

Triển khai đặc sắc nghệ thuật – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Kim Lân đã xây dựng được tình huống truyện độc đáo. Thông qua tình huống truyện Tràng nhặt vợ giữa thời điểm của nạn đói, làm cho tất cả mọi người từ trẻ con đến người lớn, từ người trong cuộc đến người ngoài cuộc, đều ngạc nhiên, bất ngờ, vui buồn lẫn lộn.

Cách kể chuyện tự nhiên, hấp dẫn; dựng cảnh sinh động có nhiều chi tiết đặc sắc. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng chắt lọc và giàu sức gợi. Kim Lân đúng như mọi người nhận xét là nhà văn của nông thôn Việt Nam. Tuy viết về những gì bình dị, gần gũi, nông thôn và nông dân Việt Nam, nhưng giá trị của từng tác phẩm của ông đều vượt thời gian, giàu giá trị. Như nhà văn Nguyễn Khải từng nhận xét về Kim Lân “Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ”.

Nhân vật được khắc họa sinh động, đối thoại hấp dẫn, ấn tượng thể hiện tâm lí tinh tế. Qua việc phân tích nhân vật Bà cụ Tứ, diễn biến tâm lí, hành động của bà cụ Tứ, càng cho chúng ta thấy biệt tài cũng như khả năng độc đáo của Kim Lân khi miêu tả tâm lí nhân vật.

Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân
Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

Kết bài – Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Vợ nhặt là truyện ngắn xuất sắc nhất của Kim Lân, là tác phẩm giàu giá trị hiện thực, nhân đạo; là bài ca về tình người ở những người nghèo khổ, ca ngợi niềm tin bất diệt vao tương lai tươi sáng của con người. Truyện xây dựng thành công hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, một người lao động nghèo khổ mà ấm áp tình thương, niềm hi vọng, lạc quan qua cách dựng tình huống truyện và dẫn truyện độc đáo, nhất là ngòi bút miêu tả tâm lí tinh tế. Đồng thời còn ánh lên vẻ đẹp của tình mẫu tử thiêng liêng, một người mẹ nghèo, sống vì con và hết lòng lo lắng cho con.  Thế nên, không phải ngẫu nhiên mà tác giả Trần Đồng Minh từng nhận xét tác phẩm vợ nhặt của Kim Lân: “Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng” là rất hợp lí.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Các bài tham khảo khác: Lớp 12

# Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ văn 12

# Cảm nhận tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ văn 12

# Phân tích nhân vật Tràng trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – Ngữ văn 12

# Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân – Ngữ văn 12

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *