Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Bảo Kính Cảnh Giới bài 7, những gợi ý và hướng dẫn trả lời câu hỏi trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc bài Bảo Kính Cảnh Giới bài 7. Mời các bạn cùng tham khảo!

Bài thơ Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 43 được trích trong Quốc Âm thi tập (254 bài) của Nguyễn Trãi. Chùm thơ Bảo Kính Cảnh Giới (Gương báo răn mình) trong tập thơ trên có 61 bài, đây là bài thứ 43.

Bài thơ được viết theo thể Đường luật thất ngôn xen lục ngôn. Đây là thể thơ được Việt hóa, xuất hiện từ đời Trần và được phát triển phong phú với nhiều sáng tạo trong thơ Nôm Nguyễn Trãi.

“Rồi hóng mát thuở ngày trường

Hòe lục đùn đùn tán rợp giương

Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ

Hồng liên trì đã tạn mùi hương

Lao xao chợ cá làng ngư phủ

Dắng dỏi cầm ve lầu tịch Dương

Lẽ có Ngu cầm đàn một tiếng

Dân giàu đủ khắp đòi phương.”

(In trong Nguyễn Trãi toàn tập tân biên, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 2000, tr. 1025)

Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

 

Câu 1: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về cách quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè của Nguyễn Trãi (chú ý cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, huy động các giác quan, …)

Gợi ý trả lời: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Cách Nguyễn Trãi quan sát và miêu tả bức tranh ngày hè trong bài thơ:

◊ Cảm nhận bằng nhiều giác quan (cảnh vật hiện ra qua vật thể, hình ảnh, màu sắc, âm thanh, hương vị…): thị giác, thính giác, khứu giác.

◊ Miêu tả từ gần đến xa.

◊ Sử dụng những từ ngữ gợi tả mùa hè (ngày trường, hoè lục, thạch lựu, hồng liên, lao xao chợ cá, dắng dỏi cầm ve, Ngu cầm), những động từ mạnh (đùn đùn- dồn dập, tuôn ra;  phun, tiễn- ngát, nức; giương – giương rộng ra).

Cách quan sát, miêu tả thiên nhiên đặc sắc và tinh tế của Nguyễn Trãi làm cho cảnh vật mùa hè hiện ra trong bài thơ hết sức sinh động, căng tràn sức sống.

Câu 2: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật như: cách gieo vần, số tiếng, cách ngắt nhịp trong các dọng thơ (chú ý dòng thơ đầu, dòng thơ cuối) và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

Gợi ý trả lời: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Một vài nét đặc sắc của bài thơ qua một số yếu tố hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng trong việc thể hiện cảm xúc của chủ thể trữ tình.

◊ Gieo vần với âm mở (ương), đa số là thanh ngang, tạo cảm giác kéo dài, mênh mang, phù hợp với thời gian và không gian ngày hè nơi thôn quê;

◊ Ngắt nhịp linh hoạt khi thì 4/3, khi thì ¾, khi thì 1/2/3; ngắt nhịp độc đáo.

◊ Thể thơ thất ngôn xen lục ngôn, câu đầu và cuối có 6 tiếng, Thể hiện Phong cách tự do, phóng khoáng của nhà thơ.

Câu 3: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Từ đó nhận xét tâm hồn của Nguyễn Trãi.

Gợi ý trả lời: Bảo Kính Cảnh Giới Bài 7 Chân trời sáng tạo

Mạch cảm xúc của tác giả: đến với cảnh trong tâm thế ung dung, vui hưởng cảnh nhàn nhưng vẫn không quên nghĩ về cuộc sống của người dân.

◊ Nhàn rỗi (câu 1)

◊ Quan sát cảnh vật ở ngay trước mắt và ngợi ca (câu 2, 3, 4) –

◊ Lắng nghe âm thanh cuộc sống ở xa hơn và liên tưởng  (câu 5, 6) –

◊ Bộc lộ nỗi lòng thương cảm (câu 6, 7).

Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài thơ: Bài thơ cho thấy tình cảm yêu mến thiên nhiên, tấm lòng thiết tha, nồng hậu của nhà thơ đối với con người và cuộc sống.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *