Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

lediem.net giới thiệu đến các bạn bài soạn Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. lediem.net hướng dẫn, gợi ý các bạn trả lời các câu hỏi trước khi đọc, trong khi đọc và sau khi đọc của bài Bình Ngô đại Cáo. Sau đây, xin mời các bạn tham khảo.

Cáo là một thể văn chính luận cổ vừa có chức năng thông báo vừa có chức năng nghị luận về một vấn đề trọng đại liên quan đến đất nước, dân tộc. Cáo thường được viết theo thể văn biền ngẫu, tức văn xuôi có đối, đọc lên nghe nhịp nhàng, hài hòa, tạo mĩ cảm cao.

Bình Ngô đại cáo là bản tuyên bố trước toàn thể nhân dân về công cuộc kháng chiến chống giặc Minh thắng lợi. Bài cáo được Nguyễn Trãi viết theo lệnh của Lê Lợi, trong đó, thể hiện được tâm huyết, ý chí của người lãnh tụ nghĩa quân và cũng là của chính tác giả.

Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Trước khi đọc: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Câu hỏi: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Bạn biết những tác phẩm nào trong văn học Việt Nam gắn với các sự kiện trọng đại, thể hiện sâu sắc tình cảm yêu nước, tự hào dân tộc? Hãy kể tên tác phẩm và tác giả.

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Một số văn bản văn học Việt Nam gắn với sự kiện lịch sử trọng đại, thể hiện sâu sắc lòng yêu nước và niềm tự hào dân tộc, ví dụ như:

  • Nam quốc sơn hà (Lý Thường Kiệt)
  • Bình Ngô đại cáo (Nguyễn Trãi)
  • Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)
  • Chiếu dời đô (Lí Thái Tổ), …
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Đọc văn bản: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1 suy luận: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Tác giả nêu ra quan niệm về nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Quan niệm về nhân nghĩa được nêu ở đầu bài cáo:

Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo”

Mục đích: Thực hiện việc nhân nghĩa – là trừ bạo để yên dân. Vấn đề này có ý nghĩa khẳng định lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt.

Vậy nên:

  • Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa của dân tộc ta.
  • Tư tưởng chính nghĩa của dân tộc Đại Việt khi chiến đấu với giặc Minh.

Câu 2 theo dõi: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác gì trên đất nước ta?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Ở đoạn 2, tác giả cho thấy giặc Minh đã gây ra những tội ác trên đất nước ta:

  • Thừa cơ gây họa khi chính sự Đại Việt chưa yên ổn, gây nhiễu loạn
  • Các tội ác với nhân dân trên đất nước ta: Nướng dân đen, vùi con đỏ, dối trời lừa dân, gây binh kết oán, bại nhân nghĩa, nặng thuế khóa, ép xuống biển mò ngọc, vào rừng đãi cát tìm vàng, vét sản vật, giết hại côn trùng cây cỏ, giết người dân vô tội, bắt phục dịch, ….

Câu 3 dự đoán:Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào những hình ảnh ở cuối đoạn 3a (“Nhân dân… lấy ít địch nhiều”), bạn hãy dự đoán về diễn biến tiếp theo của cuộc khởi nghĩa.

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào 4 câu thơ:

“Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều”.

Em dự đoán nhân dân ta sẽ giành chiến thắng, làm chủ đất nước, đánh đuổi được giặc ngoại xâm. Bởi vì: nhân dân ta đoàn kết bên nhau trong cuộc kháng chiến, dùng chiến thuật để đánh giặc

Câu 4 tưởng tượng: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Bạn hình dung như thế nào vào khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Em hình dung khí thế chiến thắng của nghĩa quân trong đoạn 3b là: khí thế chiến thắng của quân ta lan rộng khắp các trận đánh, quân ta càng đánh càng hăng, cảm thấy trút được sự căm phẫn, giận dữ suốt 20 năm của một dân tộc phải chịu ách thống trị.

Câu 5 suy luận: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này có gì khác biệt?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

So với các đoạn trên, giọng nghị luận ở đoạn này khác với các đoạn trước bởi vì: đoạn cuối như đoạn tổng kết lại toàn bài, mở ra cho chúng ta thấy hi vọng, niềm tin về đất nước thái bình sau này, khi đã đánh đuổi được giặc ngoại xâm.

Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Sau khi đọc: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Câu 1: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Xác định hoàn cảnh ra đời, mục đích viết của bài cáo. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Bình Ngô Đại cáo là một văn bản nghị luận?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

  • Hoàn cảnh ra đời: Sau khi nước ta chiến thắng, đuổi sạch giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Bài cáo được Nguyễn Trãi viết theo lệnh của Lê Lợi, trong đó thể hiện được tâm huyết, ý chí của người lãnh tụ nghĩa quân và cũng là của chính tác giả.
  • Mục đích viết bài cáo: Để công bố cùng toàn dân về công cuộc đánh dẹp giặc Minh (bình Ngô) thắng lợi.
  • Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết Bình Ngô Đại cáo là một văn bản nghị luận: bởi vì thể loại của văn bản là Cáo.

Câu 2: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Có người nhận định rằng: Bình Ngô Đại Cáo là một bản tuyên ngôn độc lập của dân tộc và tính chất tuyên ngôn ấy thể hiện rõ ngay trong phần mở đầu của bài cáo. Cho biết ý kiến của bạn về nhận định trên.

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Em đồng tình với ý kiến trên. Bởi vì:

Phần mở đầu của bài cáo đã thể hiện rõ tính chất tuyên ngôn bằng cách nêu lên những vấn đề lớn của dân tộc:

  • Tư tưởng chính nghĩa của dân tộc Đại Việt khi chiến đấu với giặc Minh (Việc nhân nghĩa… trừ bạo).
  • Nước Đại Việt là một nước có lãnh thổ riêng biệt với một nền văn hoá riêng biệt, có lịch sử lâu đời (Như nước Đại Việt ta… phong tục Bắc Nam cũng khác).
  • Nước Đại Việt là một nước có chủ quyền, độc lập từ lâu đời với những triều đại tự chủ ngang hàng với nước láng giềng (Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần… xưng đế một phương).
  • Nước Đại Việt là một nước có truyền thống đấu tranh bất khuất chống giặc ngoại xâm và chiến thắng ngoại xâm qua nhiều triều đại (Tuy mạnh yếu… chứng cứ còn ghi).

Phần mở đầu nêu rõ vấn đề được bàn luận trong bài cáo (là việc thực hiện nhân nghĩa, phải trừ bạo để yên dân, thể hiện lập trường nhân nghĩa chân chính của dân tộc Đại Việt ta), đặt ra cơ sở vững chắc cho những phần sau.

Câu 3: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Chứng minh “nhân nghĩa” trong câu mở đầu: “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân; Quân điếu phạt trước lo trừ bạo” là một tư tưởng quan trọng xuyên suốt cả bài cáo. Lời mở đầu này cùng với những câu văn tiếp theo ở phần 1 có quan hệ nối kết như thế nào với các phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Luận đề, tức vấn đề bàn luận (nhân nghĩa) trong câu mở đầu: Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, quân điếu phạt trước lo trừ bạo là một tư tưởng quan trọng, được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ bài cáo.

Lời mở đầu này có quan hệ kết nối kết với phần 2, 3a, 3b, 4 trong bài cáo:

  • Mở đầu: Tư tưởng nhân nghĩa là trừ bạo để yên dân.
  • Phần 2: hành động của quân Minh trái ngược với tư tưởng nhân nghĩa.
  • Phần 3a và 3b: Nguyễn Trãi cho thấy sự chính nghĩa của quân ta, của nghĩa quân Lam Sơn và ta đã chiến thắng.
  • Phần 4: Nguyễn Trãi khẳng định xã tắc bền vững, giang sơn từ đây đổi mới nhờ vào nhân nghĩa mà ông và nghĩa quân Lam Sơn đã theo đuổi.

Câu 4: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Dựa vào bố cục của văn bản, hãy tóm tắt các luận điểm chính trong bài cáo và nhận xét về cách tổ chức, sắp xếp hệ thống luận điểm của tác giả. (Có thể dùng lời, bảng biểu hay sơ đồ tư duy).

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Vấn đề được bàn luận được thể hiện qua hệ thống luận điểm được sắp xếp theo một trình tự logic, thể hiện mối quan hệ nguyên nhân – kết quả.

  • Luận điểm 1: Nước Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền và có truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền ấy.
  • Luận điểm 2: Giặc Minh xâm phạm độc lập, chủ quyền và gây ra nhiều tội ác với nhân dân Đại Việt.
  • Luận điểm 3: Quân dân Đại Việt khởi nghĩa chống giặc, trải qua bước đầu khó khăn, đi đến thắng lợi rực rỡ, quét sạch giặc xâm lược.
  • Luận điểm 4: Tuyên bố hoà bình, độc lập, mở ra vận hội tươi sáng cho đất nước.

Trình tự lô-gíc của việc sắp xếp các luận điểm tạo nên sức thuyết phục mạnh mẽ cho văn bản.

Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Câu 5: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Phân tích cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài bài cáo.

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng của tác giả trong phần 1 hoặc phần 2 của bài cáo:

Phần 1:

  • Luận điểm 1: Nước Đại Việt là một nước độc lập, có chủ quyền và có truyền thống đấu tranh bảo vệ độc lập, chủ quyền ấy.
  • Lí lẽ: Nước Đại là một nước có nền văn hiến, có lịch sử lâu đời.
  • Bằng chứng: là các triều đại lịch sử trong lịch sử Việt Nam, các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước đời nào cũng có.

Vậy nên:

  • Mỗi luận điểm được nêu ra  trong từng phần đều có các lí lẽ và bằng chứng cụ thể.
  • Mỗi lí lẽ đưa ra đều có bằng chứng đi kèm để chứng minh tính chân thật, không ai có thể phủ nhận, từ đó, tạo sức thuyết phục cho lời nghị luận của tác giả; thể hiện rõ mục đích của bài cáo là công bố rộng rãi cho toàn dân được biết về cuộc chiến đấu chính nghĩa chống giặc Minh đã thắng lợi vẻ vang.

Tương tự Phần 2: Học sinh tham khảo

  • Luận điểm: Giặc Minh xâm phạm độc lập, chủ quyền và gây ra nhiều tội ác với nhân dân Đại Việt.
  • Lí lẽ: “Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa”.
  • Bằng chứng: “Nướng dân đen… Tan tác cả nghề canh cửi”.
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo
Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Câu 6: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Phân tích sự kết hợp giữa yếu tố tự sự (lược thuật về sự việc) với nghị luận trong phần 3a (hoặc phần 3b) của bài cáo.

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

  • Yếu tố tự sự là: các câu văn lược thuật sự việc, kể lại các trận chiến của nghĩa quân Lam Sơn và sự thất bại thê thảm của giặc Minh xâm lược.
  • Yếu tố nghị luận: Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn và khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thắng.

Yếu tố tự sự được xem như là bằng chứng cho phần nghị luận.

Yếu tố tự sự (các câu văn lược thuật sự việc) kết hợp nhuần nhuyễn với yếu tố nghị luận trong bài cáo tạo nên giọng điệu bàn luận đanh thép, hùng tráng.

Câu 7: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Cách sử dụng từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật (liệt kê, đối, ẩn dụ, thậm xưng,…) trong việc xây dựng hình ảnh, tạo nhịp điệu ở bài cáo có tác dụng biểu cảm như thế nào?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Trong bài cáo, việc tác giả sử dụng phù hợp các từ ngữ, các thủ pháp nghệ thuật có tác dụng làm cho mỗi thủ pháp tạo ra một giá trị biểu cảm riêng, làm tăng sức thuyết phục cho bài cáo.

Những thủ pháp nghệ thuật tiêu biểu như:

  • Liệt kê (có tác dụng nêu minh chứng cụ thể, tạo cảm giác về độ nhiều, độ liên tục)
  • Ẩn dụ (có tác dụng gợi liên tưởng, gợi ý nghĩa sâu xa, tăng tính hàm súc cho lời văn)
  • Thậm xưng (có tác dụng kích thích cảm xúc đến cao độ)
  • Đối: Thể hiện sự tự hào, tự tôn của dân tộc

Câu 8: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Nhận xét về sự thay đổi giọng điệu nghị luận của bài cáo qua đừng đoạn. Theo bạn, việc xem Bình Ngô đại cáo là một “thiên cổ hùng văn” có thích đáng không? Vì sao?

Gợi ý trả lời: Bình Ngô Đại Cáo Bài 7 Chân trời sáng tạo

Giọng điệu nghị luận trong bài cáo rất đa dạng, thay đổi theo từng luận điểm:

  • Trang trọng, đĩnh đạc (phần 1)
  • Thống thiết, căm giận (phần 2)
  • Tâm tình, tha thiết (phần 3a)
  • Hưng phấn, hùng tráng (phần 3b)
  • Hào sảng (phần 4).

Điều này cũng góp phần làm cho bài cáo trở nên sinh động, hấp dẫn, có tính thuyết phục.

 

lediem.net

 

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  2. Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  3. Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  4. Đọc Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
  5. Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
  6. Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10 
  2. Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10

 

Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:

  1. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
  2. Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
  3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *