Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Nhận diện các thể thơ Việt Nam là một trong những việc rất quan trọng đối với các bạn học sinh ở các cấp học. Khi nhận diện được thể thơ, các bạn sẽ trả lời được câu hỏi đọc hiểu thông thường, dễ lấy điểm nhất. Bên cạnh đó, khi nhận diện được các thể thơ, phần nào giúp các bạn hiểu được về luật thơ, góp phần hiểu hơn về nội dung và nghệ thuật bài thơ.

Sau đây, xin giới thiệu đến các bạn, cách nhận diện các thể thơ Việt Nam.

Các thể thơ Việt Nam
Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Các thể thơ dân tộc gồm có: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

1. Lục bát (còn gọi là thể sáu – tám): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

“Trăm năm trong cõi người ta

chữ tài chữ mệnh khéo ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.”

(Nguyễn Du, Truyện Kiều)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm 2 dòng

Dòng lục: 6 tiếng

Dòng bát: 8 tiếng

Cứ như vậy, bài thơ lục bát là sự kế tiếp của các cặp như thế.

Về vần: Hiệp vần tiếng thứ 6 của 2 dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 dòng lục. 

2. Song thất lục bát (còn gọi là thể gián thất hay song thất): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

“Ngòi đầu cầu nước trong như lọc

Đường bên cầu cỏ mọc còn non.

Đưa chàng lòng dặc dặc buồn,

Bộ khôn bằng ngựa, thủy khôn bằng thuyền.”

(Đoàn Thị Điểm (?), Chinh phụ ngâm)

Cách nhận diện: 

Số tiếng:

Cặp song thất (7 tiếng)

Cặp lục bát (6 – 8 tiếng).

Cứ như vậy, luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.

Vần: Hiệp vần ở mỗi cặp. Cặp song thất gieo vần chân. Giữa cặp lục bát và cặp song thất có vần liền. Và cặp lục bát – gieo như thơ lục bát. 

Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam
Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Các thể thơ Đường luật gồm có: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Các thể ngũ ngôn Đường luật: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

1. Ngũ ngôn tứ tuyệt (5 tiếng 4 dòng): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

2. Ngũ ngôn bát cú (5 tiếng 8 dòng): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

Mặt trăng

Vằng vặc bóng thuyền quyên

Mây quang gió bốn bên

Nề cho trời đất trắng

Quét sạch núi sông đen

Có khuyết nhưng tròn mãi

Tuy già vẫn trẻ lên

Mảnh gương chung thế giới

Soi rõ: mặt hay, hèn.

(Khuyết danh)

* Cách nhận diện:

Đây là dạng thơ Đường luật, tính trên đơn vị bài thơ, 1 bài thơ chỉ 4 dòng, mỗi dòng 5 tiếng (ngũ ngôn tứ tuyệt), 1 bài thơ chỉ 8 dòng, mỗi dòng 5 tiếng. Cách gieo vần phải tuân theo luật. Vần 1 vần (độc vận), gieo vần cách (ở các câu 2,4,6,8)

Các thể thất ngôn Đường luật: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

3. Thất ngôn tứ tuyệt (còn gọi là thể tứ tuyệt hay tuyệt cú): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

Ông phỗng đá

Ông đứng làm chi đó hỡi ông?

Trơ trơ như đá, vững như đồng.

Đêm ngày gìn giữ cho ai đó?

Non nước đầy vơi có biết không?

(Nguyễn Khuyến)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 7 tiếng

Số dòng: 4 dòng

Vần: vần chân, độc vận, gieo vần cách. 

4. Thất ngôn bát cú: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

Qua đèo ngang

“Bước tới Đèo Ngang, bóng xế

Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.

Lom khom dưới núi, tiều vài chú,

Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

Nhớ nước đau lòng, con quốc quốc

Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia.

Dừng chân đứng lại, trời, non, nước

Một mảnh tình riêng, ta với ta.”

(Bà Huyện Thanh Quan)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 7 tiếng

Số dòng: 8 dòng

Vần: vần chân, độc vận, gieo vần ở các câu 1,2,4,6,8. 

Các thể thơ hiện đại gồm có: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

1. Thơ năm tiếng (thơ năm chữ): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ: Bài thơ Sóng – Xuân Quỳnh.

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 5 tiếng

Số dòng: không giới hạn dòng. 

Vần: có thể gieo vần hoặc không gieo vần.

2. Thơ sáu tiếng (thơ sáu chữ): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

“Tình yêu là gì hở nhỏ
Anh không định nghĩa được đâu”
Chỉ biết khi yêu ai cũng
Ngố ngố man man, ấm đầu

Có thể tình yêu là bệnh
Nên người ta gọi “cảm” nhau
Bệnh này ở trong lục phủ
Làm cho gan héo ruột đau

“Tình yêu là gì hở nhỏ
Anh không định nghĩa được đâu”
Chỉ biết khi yêu ai cũng
Chăm chăm là áo chải đầu

Có phải tình yêu là hội
Hội các-na-van hoá trang
Tật xấu thường ngày quên hết
Ai cũng lịch sự đàng hoàng.

“Tình yêu là gì hở nhỏ
Anh không định nghĩa được đâu”
Chỉ biết khi yêu ai cũng
Giận hờn rồi dỗ dành nhau

Phải chăng tình yêu là kịch
Nên có lúc hài lúc bi
Nên mâu thuẫn rồi hoá giải
Nên thường có hậu lạ kỳ…

“Tình yêu là gì hở nhỏ
Anh không định nghĩa được đâu”
Hay tình yêu là môn võ
Đôi khi người ta “đá” nhau

“Tình yêu là gì hở nhỏ”
Có phải là trồng cây si
Cho trái đất này xanh mãi
Ồ thế thì hãy yêu đi.

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 6 tiếng

Số dòng: không giới hạn dòng. 

Vần: có thể gieo vần hoặc không gieo vần.

2. Thơ bảy tiếng (thơ bảy chữ): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

Yêu

Cậu không yêu tớ, tớ vẫn yêu
Ai bảo cậu không yêu tớ nào
Nếu mà không yêu tớ sẽ khóc
Câu sợ khóc nhiều cậu phải yêu

Tớ thấy cậu là tớ cứ yêu
Ai bảo cậu không thích được chiều
Tối nay cậu đi ăn kem với tớ
Để răng cậu rụng chẳng đứa yêu

Tớ mong cậu chẳng đẹp trai
Để tớ được thương cậu mãi hoài
Để tớ lên xe hoa ngày cưới
Hai đứa đẹp đôi như chí phèo…

Thà rằng hai đứa như chí phèo
Nhưng mà hai đứa được gần nhau
Có lẽ rằng tớ đây rất thích
Tình yêu mơ mộng dưới trăng sao

(Chưa rõ tác giả)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 7 tiếng

Số dòng: không giới hạn dòng. 

Vần: có thể gieo vần hoặc không gieo vần.

3. Thơ tám tiếng (thơ tám chữ): Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

Vấp ngã

Đó là lúc ta trượt dài trên cát
Ngã sóng soài làm tỉnh giấc mơ say
Nhìn quanh quẩn chỉ có trời và đất
Vạt cát mềm nghe bỏng rát đôi tay

Bật đứng lên ta nhủ mình khe khẽ
Đừng dỗi hờn, đừng nước mắt tuôn rơi
Có còn ai bên cạnh giữa cuộc đời
Nghe hụt hẫng cánh chim trời bay vút

Con đường về sao bỗng dài hun hút
Đã dặn lòng nhưng mắt vẫn rưng rưng
Cú trượt chân làm ta bước ngập ngừng
Phía trước mặt còn gập ghềnh sỏi đá !

(Đỗ Mỹ Loan)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: 8 tiếng

Số dòng: không giới hạn dòng. 

Vần: có thể gieo vần hoặc không gieo vần.

4. Thơ tự do: Cách nhận diện các thể thơ Việt Nam

Ví dụ:

“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa…” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó…”

(Trích Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm)

Cách nhận diện: 

Số tiếng: không cố định số tiếng trong bài thơ. 

Số dòng: không giới hạn số dòng. 

Vần: có thể gieo vần hoặc không gieo vần.

…. ….. …..

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *