2 Cách làm mở bài nghị luận xã hội

Viết nghị luận xã hội 200 chữ là một dạng đề khá quen thuộc đối với các bạn học sinh THPT. 

2 cách mở bài nghị luận xã hội. Tùy theo mục đích, khả năng cảm nhận và viết văn của người học. Các bạn có thể lựa chọn một trong hai cách sau nhé!

2 Cách làm mở bài nghị luận xã hội
2 Cách làm mở bài nghị luận xã hội

1. Viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp

Đối tượng nào nên chọn cách viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp?

Đó là những bạn muốn mở bài nhanh gọn, không cần phải suy nghĩ nhiều ,không bị  mất nhiều thời gian ở viết mở bài nghị luận xã hội.

Yêu cầu của viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp

Yêu cầu của viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp là các bạn phải nêu được vấn đề nghị luận. Tránh dẫn dắt lan man, dài dòng.

Lí do bạn nên chọn viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp

♦ Bởi vì thời gian thi môn Ngữ Văn của chúng ta sẽ chỉ có 120 phút, phải làm 3 phần: đọc hiểu văn bản, viết một đoạn văn nghị luận xã hội và một bài văn nghị luận văn học. Nên các bạn sẽ không có đủ thời gian để suy nghĩ, đầu tư cho mở bài nghị luận xã hội gián tiếp. Có chăng, các bạn nên đầu tư thời gian khai thác, phân tích, triển khai giải quyết nội dung  vấn đề nghị luận.

♦ Bởi vì, thông thường yêu cầu của đoạn văn nghị luận xã hội là ở khoảng 200 chữ. Nếu viết mở bài gián tiếp, sẽ làm cho đoạn văn nghị luận của bạn dài quá không cần thiết.

♦ Bởi vì viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp thì dễ làm. Chỉ cần bạn xác định được vấn đề nghị luận. Bạn vào đề nhanh, dễ dàng, không tốn nhiều thời gian của bạn.  

2. Viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

Đối tượng nào nên chọn cách viết mở bài này?

Đó là những bạn có khả năng kĩ năng viết lách tốt, có kĩ năng tốt trong việc phân tích đề, lập dàn ý bài nhanh chóng. Nói một cách khác, đó là những bạn học tốt môn Văn, đồng thời muốn đạt điểm cao ở môn Ngữ Văn.

Yêu cầu của viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

Yêu cầu của viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp là các bạn cũng phải nêu được vấn đề nghị luận. Dẫn dắt khéo léo, rõ ràng, tránh diễn đạt dài dòng, lan man.   

Cách viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

♦ Đi từ một bài ca dao, một câu tục ngữ có cùng chủ đề, nội dung.

♦ Đi từ một câu thơ có cùng chủ đề, nội dung.

♦ Đi từ một câu nói/danh ngôn/ ý kiến của một người nào đó cùng chủ đề, nội dung.

Lí do bạn nên chọn mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

♦ Viết mở bài gián tiếp, là cơ sở để giám khảo xem xét đoạn văn bạn có đạt điểm sáng tạo không? Đôi khi trong các kì thi lớn, 0,25 – 0,5 cũng là một số điểm chênh lệch không nhỏ.

♦ Bạn có kĩ năng viết và cảm nhận, phân tích thì sẽ không phải mất nhiều thời để suy nghĩ để triển khai phân tích vấn đề nghị luận.   

3. Kết luận

Dù bạn chọn cách làm mở bài nghị luận xã hội trực tiếp hay gián tiếp, thì các bạn phải đảm bảo là nêu được vấn đề nghị luận.  

Chọn từ ngữ giản dị, mộc mạc, gần gũi, tránh dùng từ ngữ sáo rỗng, không tự nhiên, gượng ép.

4. Một vài ví dụ về 2 cách viết mở bài nghị luận xã hội

Đề: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh/chị về vai trò của thái độ sống đối với thành công của mỗi người.

Mở bài 1: Viết mở bài nghị luận xã hội trực tiếp

Có ý kiến cho rằng: “thái độ sống có vai trò quan trọng đối với sự thành công mỗi người”. Thiết nghĩ, đây là một ý kiến rất hay, có ý nghĩa triết lí đối với mỗi người nói chung và đối với tuổi trẻ chúng ta nói riêng.

Mở bài 2: Viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

Có câu nói rằng: “Thái độ sống của bạn sẽ quyết định là bạn có trưởng thành hơn hay mãi mãi không thể trưởng thành được, cho dù bạn có già đi.”. Thật vậy, thái độ sống là rất quan trọng, có vai trò to lớn đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc sống.

Mở bài 3: Viết mở bài nghị luận xã hội gián tiếp

“Non cao cũng có đường trèo

Đường dù hiểm nghèo cũng có lối đi.”

(Ca dao)

Thật vậy, dù cho cuộc sống có muôn vàng khó khăn, hiểm nguy nhưng tất yếu phải có một lối đi. Câu ca dao trên, đã cho ta thấy được tầm quan trọng, vai trò và ý nghĩa của “thái độ sống” đối với sự thành công của mỗi con người trong cuộc sống.

 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *