Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

Đề kiểm tra Ngữ Văn 10
Đề kiểm tra Ngữ Văn 10

I. Đọc hiểu:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

Đọc văn bản sau: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

TỎ LÒNG

(Thuật hoài)

Phiên âm:

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

Dịch nghĩa:

Cầm ngang ngọn giáo trấn giữ non sông vừa chẵn mấy thu,

Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu

Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh

Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu.

Dịch thơ:

Múa giáo non sông trải mấy thu,

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu[1].

Phạm Ngũ Lão

(Bùi Văn Nguyên dịch, Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập II, NXB Văn học, Hà Nội, 1976)

Lựa chọn đáp án đúng: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

1. Cụm từ nào dưới đây, thể hiện rõ nghĩa của hai chữ “thuật hoài”?

a. Bày tỏ nỗi lòng

b. Nỗi mong chờ

c. Niềm ước muốn           

d. Nói về hoài bão

2. Từ ngữ nào trong câu: “Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu” đã không được thể hiện thành công ở bản dịch thơ?

a. Hoành sóc     

b. Giang sơn

c. Kháp kỉ thu

d. Cả a,b,c

3. Biện pháp nghệ thuật nào dưới đây được sử dụng trong câu “Tam quân tì hổ khí thôn ngưu” (Ba quân dũng mãnh như hổ báo khí thế nuốt trâu)?

a. Nhân hóa     

b. Tương phản

c. So sánh     

d. Nói giảm – nói tránh

4. Câu nào dưới đây xác định đúng thể loại của bài thơ Tỏ lòng?

a. Đây là bài thơ Nôm Đường luật tứ tuyệt.

b. Đây là bài thơ Nôm Đường luật thất ngôn xen lục ngôn.

c. Đây là bài thơ Đường luật tứ tuyệt viết bằng chữ Hán.

d. Đây là bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú viết bằng chữ Hán.

5. Câu nào sau đây nêu đúng nội dung chính của bài thơ?

a. Bài thơ phản ánh lịch sử oanh liệt chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam thời Trần.

b. Bài thơ, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước.

c. Bài thơ ca ngợi hào khí và sức mạnh của quân đội nhà Trần.

d. Bài thơ thể hiện khí thế làm chủ non sông và khát vọng lập công danh của “trang nam nhi” thời Trần.

6. Cách nào hiểu đúng nghĩa của từ “Ba quân”?

a. Hình ảnh quân đội nhà Trần.             

b. Hình ảnh dân tộc.

c. Hình ảnh quân đội nhà Trần và nhà Nguyên.               

d. Hình ảnh quân đội nhà Nguyên.

7. Bài Tỏ lòng gợi cho em cảm nhận được điều gì?

a. Lý tưởng của người trai trẻ thời Trần.

b. Ý chí sắt đá của con người thời Trần.

c. Ước mơ công hầu, khanh tướng của con người thời Trần.

d. Ý nguyện về sự hy sinh của con người thời Trần.

 

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 

 GỢI Ý TRẢ LỜI – LỰA CHỌN ĐÁP ÁN ĐÚNG

 

Thực hiện các yêu cầu: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

8. “Nợ công danh” là gì? Em hãy nêu ý nghĩa tích cực của quan niệm này trong thời Trần và đối với tuổi trẻ ngày nay.

9. Em hiểu thế nào về câu: “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu”?

10. Phân tích vẻ đẹp của “trang nam nhi” và hình ảnh quân đội nhà Trần được thể hiện qua hai câu thơ đầu bài thơ Tỏ lòng.

 

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 

GỢI Ý TRẢ LỜI – THỰC HIỆN CÁC YÊU CẦU

 

II. Viết: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1

Đề: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão.

 

Đáp án Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 

GỢI Ý TRẢ LỜI – VIẾT PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ BÀI THƠ TỎ LÒNG

 

 

 

 

[1] Vũ Hầu: tức là Gia Cát Lượng, tự Khổng Minh, người nổi tiếng về tài dùng binh, có nhiều công trạng giúp Lưu Bị lập nên nhà Thục Hán. Khi còn sống, ông được phong hiệu Vũ Hương hầu, sau khi mất có thụy hiệu là Trung Vũ Hầu, do đó người đời sau gọi ông là Vũ hầu hay Gia Cát Vũ hầu để tỏ lòng tôn kính.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *