Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Vội vàng là một trong những bài thơ hay của chương trình Văn 11. Việc phân tích đánh giá đoạn thơ trong bài Vội vàng – Xuân Diệu là một đề khá quen thuộc. Có 3 khả năng phân tích một đoạn thơ trong bài thơ Vội vàng. Sau đây, là cách làm bài Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu ở 13 câu đầu tiên. 

Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu
Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàngXuân Diệu

Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi

Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si

Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

(Trích Vội vàng – Xuân Diệu)

Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu
Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàngXuân Diệu

Gợi ý làm bài: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

a.Bố cục:

Bài văn đảm bảo bố cục 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài.

b. Nêu vấn đề nghị luận

Phân tích đánh giá đặc sắc nội dung, chủ đề và nghệ thuật thể hiện qua đoạn thơ: “Tôi muốn tắt … nắng hạ mới hoài xuân”.

c. Triển khai vấn đề

–  Khái quát tác giả, tác phẩm, đoạn trích.

– Phân tích đánh giá đặc sắc nội dung đoạn thơ

– Phân tích đánh giá đặc sắc nghệ thuật đoạn thơ

– Phân tích tác dụng của đặc sắc nghệ thuật trong đoạn thơ Vội vàng.

– Đánh giá đoạn thơ.

d. Chính tả, dùng từ, đặt câu

Viết bài rõ ràng, không bôi xóa, tô đen, chính tả chuẩn hoặc ít lỗi chính tả.

e. Sáng tạo

Sáng tạo về nội dung phân tích đánh giá

Sáng tạo về cách diễn đạt.

Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu
Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Hướng dẫn cách viết: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Mở bài: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Khao khát được giao cảm với đời, ham muốn sống mãnh liệt trong tuổi trẻ và tình yêu là đặc điểm của thơ Xuân Diệu. Ở mỗi sáng tác, mỗi vần thơ của ông ta đều thấy chất Xuân Diệu ấy. Chẳng thế mà trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Vậy nên Xuân Diệu được coi là một trong “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vội vàng là tiếng nói của tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Đoạn thơ đầu đã thể hiện rất thành công những nét đặc sắc về chủ đề, nội dung  và nghệ thuật bằng cảm một cảm xúc: rộn ràng, say đắm của nhà thơ khi mùa xuân đến được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Thân bài: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Khái quát về tác giả, tác phẩm, đoạn trích: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938. Đoạn thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường ở ngay trên mặt đất. Vì vậy hãy yêu mến, gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy vui tươi này. Qua đó, bộc lộ niềm ham sống, khát sống, muốn tận hưởng vô biên của thi nhân.

Triển khai phân tích, đánh giá đặc sắc nội dung, nghệ thuật đoạn thơ:  Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Mở đầu đoạn thơ là một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Đó là một ước muốn, muốn quay ngược lại với quy luật của tự nhiên, một ước muốn không thể:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Bốn câu thơ đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần, cùng với đó là những động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu hoa “cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại sắc hương “cho hương đừng bay đi”. Có thể nói, đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình. Nhưng suy cho cùng, khát vọng ngông cuồng ấy của Xuân Diệu cũng thật rất hợp lí. Cái ham muốn lạ lùng kia đã cho ta thấy tình yêu đời, ham sống, khát khao được giao cảm của nhà thơ với nhiên nhiên và cuộc sống.

Nếu đối với Chế Lan Viên “tất cả cuộc đời chỉ là vô nghĩa”, là khổ đau. Ông không thích mùa xuân. Chế Lan Viên từng muốn ngắn bước chân của mùa xuân bằng những gì còn sót lại của mùa thu trước. Nhặt lấy lá vàng rơi, muôn cánh hoa tàn … đem về “chắn nẻo xuân sang”. Thì đến với Xuân Diệu, trong bài thơ Vội vàng, thái độ ông khác hẳn Chế Lan Viên. Bởi vì, từ ước muốn “tắt nắng, buộc gió” cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Ông không vô lí muốn xa rời cuộc sống, muốn thoát li hiện thực như các nhà thơ trên, mà ngược lại qua Vội vàng người ta vẫn thấy được một tâm hồn thi sĩ yêu đời, trân trọng và rất nâng niu cuộc sống.

Tình yêu thiên nhiên – nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ. Thế nhưng, cảm nhận Xuân Diệu về thiên nhiên thì rất mới lạ. Dường như mọi giác quan của thi sĩ đều rung lên đón nhận mọi âm thanh, mọi sắc màu.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Thiên đường sắc hương đó hiện lên trong mười ba câu đầu của bài Vội vàng, như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc yêu đương, quyến rũ và đắm say:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Bức tranh tụ hội ở đây đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh. Cảnh vật hiện lên đều giàu sức sống, xanh non, mơn mởn và có đôi, có cặp: “ong bướm – tuần tháng mật”, “yến anh – khúc tình si” hay “hoa – đồng nội xanh rì”, “lá – cành tơ phơ phất”, … Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dụng thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, thì các nhà thơ mới lại huy động hết tất cả các giác quan, từ nhiều góc độ để cảm nhận vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang.

Bằng phép liệt kê, kết hợp với điệp ngữ “này đây” được nhắc lại nhiều lần, nhịp thơ dồn dập Xuân Diệu như đang trình bày cho chúng ta thấy, thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực quyến rũ như: có ong đưa đưa, bướm lượn, tình tứ ngọt ngào; có màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương giữa đồng nội xanh rì; cây cối đâm chồi nảy lộc tạo thành những “cành tơ” với những chiếc lá non phất phơ tình tứ; có âm thanh tiếng hót đắm say của chim yến anh, tạo thành khúc hát tình si, say đắm. Có thể nói, tất cả các giác quan như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống như đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp, đáng yêu như gợi mở những điều hấp dẫn, thú vị đối với mọi người.

Đứng trước thiên nhiên đẹp, rạo rực, xuân tình, tâm trạng của thi nhân cũng bất ngờ có những cảm xúc trái ngược nhau:

“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Những hình ảnh thiên nhiên chân thật, tươi nguyên và tràn trề nhựa sống. Nhà thơ lãng mạn đón nhận sự sống thanh xuân bằng cặp mắt “xanh non” , cặp mắt “biếc rờn” ngơ ngác và đầy vui sướng.

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn, khiến ngòi bút Xuân Diệu thật sự xuất thần và đã tạo nên một câu thơ vô cùng độc đáo: “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Chỉ một chữ “ngon” đã gợi ra sự chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Nhà thơ đem đến một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh vơi hình ảnh cụ thể, mang tính nhục cảm. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân – mùa xuân tươi non mơn mởn, là biểu tượng đẹp của cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của người thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Phép so sánh ấy, đã hội tụ mùa xuân với tuổi trẻ thành vẻ đẹp tổng hợp của cuộc sống. Qua đó, thể hiện quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu đã đưa cặp môi của người thiếu nữ vào trung tâm vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái mới trong thơ Xuân Diệu là thế! Bởi vậy, Vũ Dương Quỹ, đã từng nhận xét về thơ Xuân Diệu: “Nhà thơ đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn… Nghe bằng tai chưa đã, anh nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tượng, liên tưởng độc đáo”.

Và rồi, nhà thơ ý thức được về thời gian. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, nhà thơ cảm thấy lo âu trước sự mong manh của sắc xuân, mọi thứ sẽ trở nên phai tàn, héo úa. Thế nên, có hai luồng cảm xúc trái ngược nhau trong tâm trạng của Xuân Diệu: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là cấu trúc độc bởi nó ngắt thành hai câu, chứa hai tâm trạng, hai cảm xúc đối lập nhau: sung sướng và vội vàng. Thường thì con người ta, ở tuổi trung niên mới tiếc nuối xuân, cái gì đã qua đi mới thấy nhớ, thì ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang tuổi trẻ, mùa xuân chỉ vừa chớm nở, thì đã giật mình, thảng thốt: “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Quả thật, một câu thơ tuy ngắn gọn, nhưng nó đã thể hiện một quan niệm, một triết lí, một suy nghĩ rất thiết thực. Rất Xuân Diệu!

Đánh giá tác dụng nghệ thuật: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Đoạn thơ trên đã làm nổi bật lên phong cách thơ Xuân Diệu: dùng điệp ngữ, liệt kê, biện pháp thậm xưng, sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh đẹp, độc đáo và rất táo bạo, nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết, yêu cuộc sống đến mức cuồng nhiệt của nhà thơ. Đồng thời, đoạn thơ là sự kết hợp tài tình giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, tác giả đã thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.

Đánh giá đoạn thơ: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”. Và Hoài Thanh thì cho rằng “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Từ đó, đã cho ta thấy, những đóng góp và vai trò của thi nhân đối với văn học Việt Nam hiện đại đương thời. Bằng một đoạn thơ ngắn, chỉ với mười ba câu, Xuân Diệu đã vẽ lên trước mắt người đọc cả một thế giới sống động, một nguồn sống dạt dào. Vội vàng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông trước cách mạng. Qua bài thơ, ta thấy được tấm lòng của thi nhân nặng tình với cuộc đời, luôn khao khát gắn bó với đời.

Kết bài: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Tóm lại, đoạn thơ trên đã làm cho chúng ta hiểu hơn về Xuân Diệu một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và hiểu được cách nhìn, đón nhận một cảm xúc của ông khi mùa xuân đến. Đoạn thơ cũng giúp cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hơn. Trân trọng biết bao một tâm hồn – một nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn luôn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời đã, đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng những người biết và yêu thơ ông. Qua đoạn thơ, ông giúp chúng ta nhận ra và phải biết quý trọng cuộc sống, tận hưởng niềm hạnh phúc của trần thế, quý trọng tuổi thanh xuân để sau này không phải hối hận, nuối tiếc.

Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu
Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Bài văn hoàn chỉnh: Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng – Xuân Diệu

Khao khát được giao cảm với đời, ham muốn sống mãnh liệt trong tuổi trẻ và tình yêu là đặc điểm của thơ Xuân Diệu. Ở mỗi sáng tác, mỗi vần thơ của ông ta đều thấy chất Xuân Diệu ấy. Chẳng thế mà trong “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Xuân Diệu là nguồn sống dạt dào chưa từng có ở chốn nước non lặng lẽ này”. Vậy nên Xuân Diệu được coi là một trong “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Vội vàng là tiếng nói của tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và quan niệm nhân sinh mới chưa từng thấy trong thơ ca truyền thống. Đoạn thơ đầu đã thể hiện rất thành công những nét đặc sắc về chủ đề, nội dung  và nghệ thuật bằng cảm một cảm xúc: rộn ràng, say đắm của nhà thơ khi mùa xuân đến được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”.

Xuân Diệu là một trong những nhà thơ nổi tiếng của phong trào thơ mới. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. Vội vàng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho phong cách sáng tác của ông. Vội vàng được in trong tập Thơ thơ, xuất bản năm 1938. Đoạn thơ thể hiện một nhân sinh quan mang ý nghĩa nhân bản sâu sắc. Thiên đường ở ngay trên mặt đất. Vì vậy hãy yêu mến, gắn bó và sống hết mình với cuộc sống thực tại đầy vui tươi này. Qua đó, bộc lộ niềm ham sống, khát sống, muốn tận hưởng vô biên của thi nhân.

Mở đầu đoạn thơ là một ước muốn kì lạ của thi sĩ. Đó là một ước muốn, muốn quay ngược lại với quy luật của tự nhiên, một ước muốn không thể:

“Tôi muốn tắt nắng đi

Cho màu đừng nhạt mất

Tôi muốn buộc gió lại

Cho hương đừng bay đi”

Bốn câu thơ đầu có lẽ là độc đáo nhất trong bài thơ vì chỉ riêng nó là thể ngũ ngôn. Là thể thơ phù hợp cho việc thể hiện những cảm xúc vồ vập của Xuân Diệu bởi câu thơ ngắn lại giàu nhịp điệu. Điệp ngữ “tôi muốn” được nhắc lại hai lần, cùng với đó là những động từ mạnh “tắt, buộc” đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát “tắt nắng”, “buộc gió” để giữ lại màu hoa “cho màu đừng nhạt mất” để giữ lại sắc hương “cho hương đừng bay đi”. Có thể nói, đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình. Nhưng suy cho cùng, khát vọng ngông cuồng ấy của Xuân Diệu cũng thật rất hợp lí. Cái ham muốn lạ lùng kia đã cho ta thấy tình yêu đời, ham sống, khát khao được giao cảm của nhà thơ với nhiên nhiên và cuộc sống.

Nếu đối với Chế Lan Viên “tất cả cuộc đời chỉ là vô nghĩa”, là khổ đau. Ông không thích mùa xuân. Chế Lan Viên từng muốn ngắn bước chân của mùa xuân bằng những gì còn sót lại của mùa thu trước. Nhặt lấy lá vàng rơi, muôn cánh hoa tàn … đem về “chắn nẻo xuân sang”. Thì đến với Xuân Diệu, trong bài thơ Vội vàng, thái độ ông khác hẳn Chế Lan Viên. Bởi vì, từ ước muốn “tắt nắng, buộc gió” cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của thi nhân. Ông không vô lí muốn xa rời cuộc sống, muốn thoát li hiện thực như các nhà thơ trên, mà ngược lại qua Vội vàng người ta vẫn thấy được một tâm hồn thi sĩ yêu đời, trân trọng và rất nâng niu cuộc sống.

Tình yêu thiên nhiên – nguồn cảm hứng của nhiều thi sĩ. Thế nhưng, cảm nhận Xuân Diệu về thiên nhiên thì rất mới lạ. Dường như mọi giác quan của thi sĩ đều rung lên đón nhận mọi âm thanh, mọi sắc màu.

Thế giới này được Xuân Diệu cảm nhận theo một cách riêng. Nó bày ra như một thiên đường trên mặt đất, như một bữa tiệc lớn của trần gian. Được cảm nhận bằng cả sự tinh vi nhất của một hồn yêu đầy ham muốn, nên sự sống cũng hiện ra như một thế giới đầy xuân tình. Thiên đường sắc hương đó hiện lên trong mười ba câu đầu của bài Vội vàng, như một mảnh vườn tình ái, vạn vật đương lúc yêu đương, quyến rũ và đắm say:

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phất

Của yến anh này đây khúc tình si.”

Bức tranh tụ hội ở đây đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh. Cảnh vật hiện lên đều giàu sức sống, xanh non, mơn mởn và có đôi, có cặp: “ong bướm – tuần tháng mật”, “yến anh – khúc tình si” hay “hoa – đồng nội xanh rì”, “lá – cành tơ phơ phất”, … Nếu thơ xưa, các nhà thơ chỉ sử dụng thính giác và thị giác để cảm nhận vẻ đẹp của thiên nhiên, thì các nhà thơ mới lại huy động hết tất cả các giác quan, từ nhiều góc độ để cảm nhận vẻ đẹp và sự quyến rũ đắm say hồn người của cảnh vật và đất trời lúc xuân sang.

Bằng phép liệt kê, kết hợp với điệp ngữ “này đây” được nhắc lại nhiều lần, nhịp thơ dồn dập Xuân Diệu như đang trình bày cho chúng ta thấy, thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực quyến rũ như: có ong đưa đưa, bướm lượn, tình tứ ngọt ngào; có màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương giữa đồng nội xanh rì; cây cối đâm chồi nảy lộc tạo thành những “cành tơ” với những chiếc lá non phất phơ tình tứ; có âm thanh tiếng hót đắm say của chim yến anh, tạo thành khúc hát tình si, say đắm. Có thể nói, tất cả các giác quan như rung lên, căng ra mà đón nhận tất cả, cảm nhận tất cả. Sự sống như đang phơi bày, thiên nhiên hữu tình xinh đẹp, đáng yêu như gợi mở những điều hấp dẫn, thú vị đối với mọi người.

Đứng trước thiên nhiên đẹp, rạo rực, xuân tình, tâm trạng của thi nhân cũng bất ngờ có những cảm xúc trái ngược nhau:

“Và này đây ánh sáng chớp hàng mi

Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa

Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa

Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.”

Những hình ảnh thiên nhiên chân thật, tươi nguyên và tràn trề nhựa sống. Nhà thơ lãng mạn đón nhận sự sống thanh xuân bằng cặp mắt “xanh non” , cặp mắt “biếc rờn” ngơ ngác và đầy vui sướng.

Chưa bao giờ trong thơ Việt Nam hình ảnh mặt trời – vầng thái dương lại hiện ra dịu dàng, tình tứ và lãng mạn đến thế. Với Xuân Diệu, mỗi ngày được sống, được nhìn thấy mặt trời, được tận hưởng sắc hương của vạn vật là một ngày vui. Niềm vui sướng trong tâm hồn nhà thơ dâng tràn, khiến ngòi bút Xuân Diệu thật sự xuất thần và đã tạo nên một câu thơ vô cùng độc đáo: “tháng giêng ngon như một cặp môi gần”. Chỉ một chữ “ngon” đã gợi ra sự chuyển đổi cảm giác thần tình, một cách so sánh vừa lạ vừa táo bạo. Nhà thơ đem đến một khái niệm vốn trừu tượng thuộc về thời gian “tháng giêng” so sánh vơi hình ảnh cụ thể, mang tính nhục cảm. “Tháng giêng” là khởi đầu của một năm, khởi đầu của mùa xuân – mùa xuân tươi non mơn mởn, là biểu tượng đẹp của cuộc sống. Hình ảnh “cặp môi gần” gợi làn môi tươi hồng của người thiếu nữ đang hé mở đợi chờ. Phép so sánh ấy, đã hội tụ mùa xuân với tuổi trẻ thành vẻ đẹp tổng hợp của cuộc sống. Qua đó, thể hiện quan niệm thẩm mỹ mới mẻ của Xuân Diệu đã đưa cặp môi của người thiếu nữ vào trung tâm vũ trụ, con người trở thành chuẩn mực vẻ đẹp của thiên nhiên. Cái mới trong thơ Xuân Diệu là thế! Bởi vậy, Vũ Dương Quỹ, đã từng nhận xét về thơ Xuân Diệu: “Nhà thơ đã thực sự đón nhận mùa xuân với tất cả tài hoa của ngòi bút, sự thăng hoa của tâm hồn… Nghe bằng tai chưa đã, anh nghe bằng cả trái tim xao động, bằng trí tượng, liên tưởng độc đáo”.

Và rồi, nhà thơ ý thức được về thời gian. Đang ở đỉnh điểm của hạnh phúc, nhà thơ cảm thấy lo âu trước sự mong manh của sắc xuân, mọi thứ sẽ trở nên phai tàn, héo úa. Thế nên, có hai luồng cảm xúc trái ngược nhau trong tâm trạng của Xuân Diệu: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa”. Về hình thức, đây là cấu trúc độc bởi nó ngắt thành hai câu, chứa hai tâm trạng, hai cảm xúc đối lập nhau: sung sướng và vội vàng. Thường thì con người ta, ở tuổi trung niên mới tiếc nuối xuân, cái gì đã qua đi mới thấy nhớ, thì ở đây Xuân Diệu đang xuân, đang tuổi trẻ, mùa xuân chỉ vừa chớm nở, thì đã giật mình, thảng thốt: “tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Quả thật, một câu thơ tuy ngắn gọn, nhưng nó đã thể hiện một quan niệm, một triết lí, một suy nghĩ rất thiết thực. Rất Xuân Diệu!

Đoạn thơ trên đã làm nổi bật lên phong cách thơ Xuân Diệu: dùng điệp ngữ, liệt kê, biện pháp thậm xưng, sáng tạo trong việc sử dụng hình ảnh đẹp, độc đáo và rất táo bạo, nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, hối hả, qua đó thể hiện tình yêu tha thiết, yêu cuộc sống đến mức cuồng nhiệt của nhà thơ. Đồng thời, đoạn thơ là sự kết hợp tài tình giữa mạch cảm xúc và mạch luận lí, tác giả đã thể hiện quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ mới mẻ.

Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh nhận định về bài thơ Vội vàng: “Đây là tiếng nói của một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt. Nhưng đằng sau những tình cảm ấy, có một quan niệm nhân sinh mới chưa thấy trong thơ ca truyền thống”. Và Hoài Thanh thì cho rằng “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”. Từ đó, đã cho ta thấy, những đóng góp và vai trò của thi nhân đối với văn học Việt Nam hiện đại đương thời. Bằng một đoạn thơ ngắn, chỉ với mười ba câu, Xuân Diệu đã vẽ lên trước mắt người đọc cả một thế giới sống động, một nguồn sống dạt dào. Vội vàng là một trong những tác phẩm nổi bật của ông trước cách mạng. Qua bài thơ, ta thấy được tấm lòng của thi nhân nặng tình với cuộc đời, luôn khao khát gắn bó với đời.

Tóm lại, đoạn thơ trên đã làm cho chúng ta hiểu hơn về Xuân Diệu một tâm hồn yêu đời, yêu sống đến cuồng nhiệt và hiểu được cách nhìn, đón nhận một cảm xúc của ông khi mùa xuân đến. Đoạn thơ cũng giúp cho chúng ta càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống hơn. Trân trọng biết bao một tâm hồn – một nhà thơ của mùa xuân và tuổi trẻ, luôn luôn sôi nổi tình yêu, dạt dào tình đời đã, đang và sẽ mãi mãi sống trong lòng những người biết và yêu thơ ông. Qua đoạn thơ, ông giúp chúng ta nhận ra và phải biết quý trọng cuộc sống, tận hưởng niềm hạnh phúc của trần thế, quý trọng tuổi thanh xuân để sau này không phải hối hận, nuối tiếc.

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 11 

  1. Phân tích đánh giá đoạn thơ sau trong bài Vội vàng Xuân Diệu
  2. Phân tích đánh giá đoạn 2 trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử 
  3. Phân tích đánh giá đoạn 3 trong bài Tràng giang – Huy Cận 

 

 

Tham khảo các bài đọc hiểu khác:

1. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến

2. Đọc hiểu văn bản Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật

3. Đọc hiểu văn bản Sự lựa chọn của bạn Steve Goodier

4.  Đọc hiểu văn bản Khi người ta còn trẻ Lan Tử Viên

5. Đọc hiểu Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi Lưu Quang Vũ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *