Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2lediem.net xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 đề kiểm tra Ngữ Văn Chân trời sáng tạo tham khảo. Ở đây có hướng dẫn làm bài chi tiết. Mời các bạn đọc xem qua! 

I. Đọc hiểu:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Đọc văn bản sau: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM

                                          HOÀI VŨ[1]

Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây[2]
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!

Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

Gió Tháp Mười [3]đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?

Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…

(Tuyển tập thơ Việt Nam, (giai đoạn chống Mỹ cứu nước), NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999).

Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2
Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2 – Tác giả Hoài VũĐi trong hương tràm

Lựa chọn đáp án đúng: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Câu 1. Thể thơ của tác phẩm là:

A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật

B. Thơ tự do

C.Thơ lục bát

D. Thơ ngũ ngôn

Câu 2. Bài thơ in trong tác phẩm nào?

A. Góc sân và khoảng trời

B. Từ góc sân nhà em

C. Tuyển tập thơ Việt Nam

D. Rừng dừa xào xạc

Câu 3. Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là:

A. Nghị luận

B. Biểu cảm

C. Thuyết minh

D. Tự sự

 Câu 4. Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?

A. Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương

B. Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước

C. Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà

D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5. Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?

A. Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả

B. Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 6. Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?

A. nhân hóa

B. điệp từ

C. so sánh

D. ẩn dụ

Câu 7. Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?

A. tác giả và người con gái tác giả thương

B. tác giả

C. người con gái tác giả thương

D. không xác định

Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2
Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Gợi ý trả lời:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Câu 1.

B. Thơ tự do

Câu 2.

C. Tuyển tập thơ Việt Nam

Câu 3.

B. Biểu cảm

Câu 4.

D. Tất cả những ý trên đều đúng

Câu 5.

C. A và B đúng

Câu 6.

B. điệp từ

 Câu 7.

B. tác giả

Thực hiện các yêu cầu: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Câu 8. Hãy chỉ ra tất cả các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.

Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”?

Câu 9. Theo em, vì sao hình tượng tràm (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”?

Câu 10. Hãy chỉ ra tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong khổ cuối của bài thơ.

Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2
Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Gợi ý trả lời:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

 Câu 8.

* Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:

hoa tràm e ấp trong vòm lá

mây hưởng tỏa bay

bầu trời thì cao

cánh động thì rộng

bóng tràm bát ngát

lá tràm xanh ngát

hương tràm xôn xao

* Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”:

gió mây kia đổi hướng thay màu

một thoáng hương tràm cho ta bên nhau

bóng em giữa bóng tràm bát ngát

thấy mắt em trên lá tràm xanh mát

nghe tình em trong hương tràm xôn xao

 Câu 9.

Hình tượng tràm (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”, vì:

  • Mượn hình ảnh thân thuộc cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước, là nơi họ đã gặp nhau.
  • Cây tràm gắn liền với hồi ức về những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn mênh mông của tác giả khi nhớ về “em”.

 Câu 10.

Tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong khổ cuối:

  • Điệp ngữ: “Anh vẫn” lặp lại 3 lần.
  • Điệp cấu trúc: “Anh vẫn ….” Lặp lại 3 lần

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: nỗi nhớ về em, khẳng định tình cảm chân thành của tác giả dành cho “em”, dù cho em đã đi xa, không còn nữa.

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Khẳng định, giãi bày tình cảm chân thành và nỗi nhớ của tác giả khi vắng “em”, nhớ về “em”.

II. Viết: Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Đề: Hãy viết văn bản nghị luận phân tích đánh giá chủ đề và những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của bài thơ Đi trong hương tràm của Hoài Vũ.

Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2
Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

Gợi ý trả lời:  Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 Chân trời sáng tạo Đề 2

 

 lediem.net

 

[1] Tác giả Hoài Vũ, tên khai sinh Nguyễn Đình Vọng, sinh năm 1935, quê Quãng Ngãi

[2] Vàm Cỏ Tây: tên một con sông chảy qua địa bàn tỉnh Long An.

[3] Tháp Mười: nay là tên một huyện thuộc tỉnh Đồng Tháp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *