Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – lediem.net xin giới thiệu đến các bạn học sinh lớp 10 đề Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ để tham khảo. Ở đây có hướng dẫn làm bài chi tiết. Mời các bạn đọc tham khảo.
Nhà thơ Hoài Vũ, quê gốc ở Quãng Ngãi nhưng cả đời nhà thơ, chiến sĩ Hoài Vũ lại gắn bó mật thiết với Nam Bộ. Một trong những bài thành công nhất của ông cũng đều viết về Nam Bộ như: Vàm Cỏ Đông, Anh ở đầu sông em cuối sông, Đi trong hương tràm, …
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Đi trong hương tràm
ĐI TRONG HƯƠNG TRÀM
Tặng hương hồn thầy me
HOÀI VŨ[1]
Em gửi gì trong gió trong mây
Ðể sáng nay lên Vàm Cỏ Tây[2]
Hoa tràm e ấp trong vòm lá
Mà khắp nơi mây hương toả bay!
Dù đi đâu dù xa cách bao lâu
Dù gió mây kia đổi hướng thay màu
Dù trái tim em không trao anh nữa
Một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
Gió Tháp Mười [3]đã thổi, thổi rất sâu
Có nỗi thương đau có niềm hy vọng
Bầu trời thì cao, cánh đồng thì rộng
Hương tràm bên anh, mà em đi đâu?
Dù đi đâu và xa cách bao lâu
Anh vẫn có bóng em giữa bóng tràm bát ngát
Anh vẫn thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
Anh vẫn nghe tình em trong hương tràm xôn xao…
(Tuyển tập thơ Việt Nam, (giai đoạn chống Mỹ cứu nước), NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội, 1999).
Lựa chọn đáp án đúng: Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ
Câu 1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Thể thơ của tác phẩm là:
A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật
B. Thơ tự do
C.Thơ lục bát
D. Thơ ngũ ngôn
Câu 2. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Bài thơ in trong tác phẩm nào?
A. Góc sân và khoảng trời
B. Từ góc sân nhà em
C. Tuyển tập thơ Việt Nam
D. Rừng dừa xào xạc
Câu 3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng là:
A. Nghị luận
B. Biểu cảm
C. Thuyết minh
D. Tự sự
Câu 4. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Giá trị nội dung của tác phẩm là gì?
A. Bức tranh Đồng bằng sông Cửu Long đầy sắc hương
B. Khung cảnh sinh hoạt nơi sông nước
C. Tình cảm nhớ thương của người đi xa khi nhớ về nhà
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 5. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm là gì?
A. Biện pháp so sánh, nhân hóa, điệp từ điệp ngữ được sử dụng hiệu quả
B. Ngôn ngữ thơ trong sáng thiết tha
C. A và B đúng
D. A và B sai
Câu 6. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Những biện pháp tu từ nào được sử dụng trong các khổ thơ 2 và 3?
A. nhân hóa
B. điệp từ
C. so sánh
D. ẩn dụ
Câu 7. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Nhân vật trữ tình trong bài thơ Đi trong hương tràm là ai?
A. tác giả và người con gái tác giả thương
B. tác giả
C. người con gái tác giả thương
D. không xác định
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ
Câu 1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
B. Thơ tự do
Câu 2. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
C. Tuyển tập thơ Việt Nam
Câu 3. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
B. Biểu cảm
Câu 4. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 5. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
C. A và B đúng
Câu 6. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
B. điệp từ
Câu 7. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
B. tác giả
Thực hiện các yêu cầu: Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Câu 8. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Hãy chỉ ra tất cả các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ.
Những hình ảnh nào thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”?
Câu 9. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Theo em, vì sao hình tượng tràm (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”?
Câu 10. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Hãy chỉ ra tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong khổ cuối của bài thơ.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ
Câu 8. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
* Hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ:
hoa tràm e ấp trong vòm lá
mây hưởng tỏa bay
bầu trời thì cao
cánh động thì rộng
bóng tràm bát ngát
lá tràm xanh ngát
hương tràm xôn xao
* Hình ảnh thể hiện tâm trạng trống trải, cô đơn của nhân vật trữ tình khi vắng “em”:
gió mây kia đổi hướng thay màu
một thoáng hương tràm cho ta bên nhau
bóng em giữa bóng tràm bát ngát
thấy mắt em trên lá tràm xanh mát
nghe tình em trong hương tràm xôn xao
Câu 9. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Hình tượng tràm (hương tràm, hoa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ “em”, vì:
- Mượn hình ảnh thân thuộc cây tràm, một loại cây có sự gắn kết vô cùng thân thuộc đối với những người dân miền sông nước, là nơi họ đã gặp nhau.
- Cây tràm gắn liền với hồi ức về những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn mênh mông của tác giả khi nhớ về “em”.
Câu 10. Đọc hiểu Đi trong hương tràm
Tác dụng nghệ thuật của một biện pháp tu từ có trong khổ cuối:
- Điệp ngữ: “Anh vẫn” lặp lại 3 lần.
- Điệp cấu trúc: “Anh vẫn ….” Lặp lại 3 lần
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: nỗi nhớ về em, khẳng định tình cảm chân thành của tác giả dành cho “em”, dù cho em đã đi xa, không còn nữa.
+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Khẳng định, giãi bày tình cảm chân thành và nỗi nhớ của tác giả khi vắng “em”, nhớ về “em”.
Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
- Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
- Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10
- Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10
Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
- Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ
- Đọc hiểuThương vợ
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)
- Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
- Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập”
- Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
- Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
- Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
- Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật”
- Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
- Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)
- Đọc hiểu Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ (Cảnh Thiên)
- Đọc hiểu Sông Hồng (Lưu Quang Vũ)
- Đọc hiểu chúng con chiến đấu cho người sống mãi (Hà Nam) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Bão Nguyễn Trung Bình
- Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn)
- Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu triết gia Aristotle
- Đọc hiểu Những căn nhà ấy
- Đọc hiểu Tài khoản tương lai – Vi Thùy Linh
- Đọc hiểu Lính đảo hát tình ca trên đảo – Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu Lính đảo hát tình ca trên đảo – Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu The Dream Chaser
- Đọc hiểu Mỗi bình minh (Hoàng Cát)
- Đọc hiểu Hàm Rồng (Xuân Sách)
- Đọc hiểu Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống (Phạm Sỹ Thanh)
- Đọc hiểu Ngôi nhà của mẹ (Hữu Thỉnh) – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu hạt giống tâm hồn tập 1 phần 1
- Đọc hiểu Chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
- Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 245-246
- Đọc hiểu Những ngư dân yêu nước rất thường dân
- Đọc hiểu Một ngày sống chậm (Donna Mai Hồng Thu)