M.Gooki đã từng nói: “Khó hơn cả là phần mở đầu, cụ thể là câu đầu, cũng như trong âm nhạc, nó chi phối giọng điệu của tác phẩm và người ta thường tìm nó rất lâu”. Đến với việc viết một bài văn nghị luận văn học, viết mở đoạn nhanh chóng, đảm bảo yêu cầu cần thiết của một bài bài, làm cho học sinh gặp không ít khó khăn.

lediem.net, xin giới thiệu đến các bạn bài viết: Cách viết mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học. Với mong muốn, qua bài viết, sẽ giúp cho các bạn viết thành công và dễ dàng mở bài kết bài cho tất cả các bài nghị luận văn học bằng công thức sau đây. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết!

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Cách viết mở bài chung cho nghị luận văn học: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Các bước viết mở bài: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

1. Xác định đúng vấn đề nghị luận

Ví dụ 1:

Phân tích hình tượng người lính trong bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

… … …

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Vậy vấn đề nghị luận là:

+ Hình tượng người lính (Tây Tiến)

+ Qua đoạn thơ:

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

… … …

Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

Ví dụ 2:

“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 8,9)

Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích.

Vậy vấn đề nghị luận là:

+ Nhân vật Mị

+ Qua đoạn trích:  “Trong bóng tối, Mị …từng mảnh thịt”

+ (Nhận xét ngắn về)  Khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích.

2. Nắm công thức viết mở bài

Mở bài gồm có 3 phần chính:

  • Gợi: Bạn chọn cách vào đề bằng cách nào? Có thể từ:

Đôi nét về tác giả

Câu nhận định về tác giả hoặc tác phẩm

Câu lí luận văn học

Từ chủ đề chung

Câu thơ

… …

  • Đưa: Từ phần gợi, các bạn dẫn được Tác phẩm – Tác giả của đề bài.
  • Báo: Là các bạn trích dẫn vấn đề nghị luận.

Trong 3 bước này, khó nhất là bước gợi. Chọn ý để gợi viết mở bài thành công thì mở bài thành công. Chọn ý gợi hay, thì phần mở bài bạn sẽ được điểm sáng tạo.

Bước quan trọng nhất thì là bước báo. Bạn phải nêu được và nêu đúng vấn đề nghị luận, là yêu cầu cơ bản nhất của mở bài.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học
Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

3. Viết mở bài

Thông thường viết mở bài, có 2 cách mở bài.

Mở bài trực tiếp: là cách mở bài, đơn giản nhất. Bước gợi thường là chúng ta chọn khái quát, đôi nét về tác giả. Chúng ta đi thẳng vào vấn đề, không cần vòng vo, dẫn dắt.

Mở bài gián tiếp:  là cách mở bài sáng tạo. Vậy chúng ta cần chọn lựa ý để viết phần gợi thật hay mà không dài, tinh tế và tạo cảm giác tự nhiên.

4. Xem lại và chỉnh sửa

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học
Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Một số vấn đề cần tránh khi mở bài: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

  • Tránh dẫn dắt vòng vo, dài dòng mới vào được vấn đề nghị luận.
  • Tránh ý dẫn dắt không liên quan gì đến vấn đề nghị luận.
  • Tránh nêu vấn đề quá dài dòng, chi tiết. Khi đó, đến thân bài, rất dễ sẽ bị lặp lại những điều đã nói ở mở bài.
  • Không nên mở bài quá dài.

Một mở bài hay cần phải đảm bảo: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Ngắn gọn: Dẫn dắt vài ba câu, nêu được vấn đề nghị luận.

Đầy đủ: Đủ 3 ý như đã nói ở trên Gợi – Đưa – Báo

Độc đáo: Gây được sự chú ý của người đọc.

Tự nhiên: Lời văn giản dị, tự nhiên, tránh viết gượng ép, tạo cảm giác khó chịu, giả tạo.ở người đọc.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học
Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Cách viết kết bài chung cho nghị luận văn học: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Các bước viết kết bài

1. Nắm công thức viết kết bài

Viết kết bài, có 2 bước quan trọng như sau:

– Báo: Thông báo về sự kết thúc của việc trình bày vấn đề, đánh giá khái quát của người viết về những khía cạnh nổi bật nhất của vấn đề.

– Gợi: gợi ra sự liên tưởng rộng hơn, sâu sắc hơn.

2. Viết kết bài

3. Xem lại và chỉnh sửa

Một vài câu lí luận văn học sử dụng viết mở bài và kết bài: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Lợi thế việc chọn ý Gợi của mở bài và kết bài nghị luận văn học là những câu lí luận văn học là:

  • Việc chọn 1 câu lí luận hay, dễ thuộc sử dụng ở Mở bài. Chọn 1 câu lí luận khác cũng hay và dễ thuộc sử dụng ở Kết bài. Các bạn chỉ cần học thuộc 2 câu. Nhưng áp dụng được cho nhiều bài khác nhau.
  • Còn nếu, các bạn chọn ý gợi từ 1 câu thơ, 1 chủ đề chung nào đó, 1 câu nhận định, thì các bạn phải học nhiều nhiều hơn và chuẩn bị nhiều hơn nữa để viết ý Gợi của mở bài phù hợp với từng đề bài khác nhau.

Có rất rất nhiều câu lí luận văn học hay mà các bạn có thể sử dụng viết mở bài và kết bài gián tiếp. Ở đây, tôi đã chọn lọc giúp các bạn, những câu ngắn nhất, đơn giản nhất dễ học, dễ viết và dễ thuộc.

Mời các bạn xem qua:

1.  “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.” (Nguyễn Văn Siêu)

2. “Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết là ở giá trị tư tưởng của nó. Nhưng là tư tưởng đã được rung lên ở các bậc tình cảm, chứ không phải là cái tư tưởng nằm thẳng đơ trên trang giấy. Có thể nói, tình cảm của người viết là khâu đầu tiên cũng là khâu sau cùng trong quá trình xây dựng tác phẩm lớn.” (Nguyễn Khải)

3. “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.” (Lê-ô-nít Lê-ô-nốp).

4. “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.” (Sê-khốp)

5. “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” (Lê Ngọc Trà)

6. “Văn học, nghệ thuật là công cụ để hiểu biết, để khám phá, để sáng tạo thực tại xã hội.” (Phạm Văn Đồng)

7. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.” (Đặng Thai Mai)

8. “Yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ, công cụ chủ yếu của nó và cùng với các sự kiện, các hiện tượng của cuộc sống là chất liệu của văn học.” (M. Go-rơ-ki)

9. “Nhà văn phải biết khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, ý thức phản kháng cái ác; cái khát vọng khôi phục và bảo vệ những cái tốt đẹp.” (Ai-ma-tốp)

10. “Người làm văn tình cảm rung động mà phát ra lời, người xem văn phải rẽ văn để thâm nhập vào tác phẩm.” (Văn tâm điêu long, Lưu Hiệp)

11. “Mọi lí thuyết chỉ là màu xám, chỉ cây đời mãi mãi xanh tươi.” (Gớt)

12. “Nghệ thuật là sự vươn tới, sự níu giữ mãi mãi. Cái cốt lõi của nghệ thuật là tính nhân đạo.” (Nguyên Ngọc)

13. “Chi tiết là hạt bụi vàng của tác phẩm” (Pauxtopxki)

14. “Thơ là thơ, đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng” (Sóng Hồng)

15. “Đối với tôi văn chương không phải là cách đem đến cho người đọc sự thoát li hay sự quên; trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có,để vừa tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối, tàn ác, vừa làm cho lòng người đọc thêm trong sạch và phong phú hơn”. (Thạch Lam)

16. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)

17. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.” (Thạch Lam)

18. “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)

19. “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường, trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.” (Đặng Thai Mai)

20. “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng” (Aimatop)

21. “Nhà văn phải là người đi tìm gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người.” (Nguyễn Minh Châu)

22. “Nhà văn phải là nhà thư ký trung thành của thời đại.” (Banlzac)

23. “Không có câu chuyện cổ tích nào đẹp hơn câu chuyện do chính cuộc sống viết ra.” (Anđecxen)

 

 

Thực hành: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Ví dụ minh họa 1: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân.

Mở bài 1: Mở bài gián tiếp

B.Sô từng nói: “Vũ trụ có nhiều kì quan, nhưng kì quan tuyệt diệu nhất vẫn là trái tim người mẹ”. Quả thật vậy, trái tim của người mẹ là kì quan vĩ đại, là tòa bảo tháp ngự trị vĩnh hằng và sừng sững giữa cuộc đời. Một trong những tác phẩm văn học viết thành công về đề tài người mẹ, phải kể đến là tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân. Bằng ngòi bút tài hoa và biệt tài miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật, nhà văn Kim Lân đã khắc họa rất thành công nhân vật bà cụ Tứ. Đặc biệt nhất là miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ – một người mẹ nông thôn, nghèo nhưng rất mực thương con trong tác phẩm.

Mở bài 2: Mở bài gián tiếp

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn chương có giá trị là phải quan tâm, chuyên chú đến con người. Tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân vì thế mà trở nên vô cùng đặc biệt. Đó là loại văn chương đáng được tôn thờ. Nổi bật lên là hình tượng nhân vật Bà cụ Tứ. Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ – một người mẹ nông thôn, nghèo nhưng rất mực thương con.

Mở bài 3: Mở bài gián tiếp

Thạch Lam từng nói: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”. Và tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một trong những thành công xuất sắc nhất như thế. Trong nạn đói khủng khiếp, ranh giới giữa sống và chết rất mong manh, vậy mà trong hoàn cảnh đó, Bà cụ Tứ lại hiện lên sáng ngời của tình mẫu tử và tình người thiêng liêng. Kim Lân đã rất thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng của bà để từ đó bật lên giá trị tư tưởng nhân đạo rất nhân văn của ông qua tác phẩm Vợ nhặt.

Mở bài 4: Mở bài trực tiếp

Kim Lân là một cây bút chuyên viết về truyện ngắn. Tuy không nhiều nhưng đã để ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc. Đề tài thành công của ông là viết về nông thông và người nông dân. Một trong những tác phẩm đó là tác phẩm Vợ nhặt. Qua tác phẩm, Kim Lân đã rất khắc họa rất thành công khi miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật Bà cụ Tứ.

Kết bài 1:

Bằng tất cả tình cảm yêu thương, sự trân trọng của mình, Kim Lân đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận của người nông dân nghèo trong hoàn cảnh nạn đói 1945. Khi đó, người chết thì như ngả rạ. Nhưng trong tác phẩm Vợ nhặt, đặc biệt qua hình tượng nhân vật bà cụ Tứ, ông đã khám phá và phát hiện vẻ đẹp của tình người, cứu giúp người cùng cảnh ngộ, đồng thời ở họ, còn toát lên sự lạc quan, niềm tin sâu sắc về cuộc sống và con người. Vì thế mà tác phẩm ấy thật đáng trân trọng!

Kết bài 2:

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình mẫu tử của bà cụ Tứ, một người mẹ nông thôn nghè trong hoàn cảnh nạn đói, vẫn luôn in đậm trong tâm trí người đọc. Bà cụ Tứ với dáng vẻ lọng khọng, ho húng hắng, nhưng rất đỗi nhân hậu và lạc quan.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học
Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Ví dụ minh họa 2: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Đề: Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích trên. Từ đó, nhận xét ngắn về khát vọng sống của con người được Tô Hoài khắc họa lên qua đoạn trích.

“Trong bóng tối, Mị đứng im lặng,như không biết mình đang bị trói. Hơi rượu còn nồng nàn. Mị vẫn nghe thấy tiếng sáo đưa Mị đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. “Em không yêu, quả pao rơi rồi. Em yêu người nào, em bắt pao nào…” Mị vùng bước đi. Nhưng tay chân đau không cựa được. Mị không nghe tiếng sáo nữa. Chỉ còn nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách. Ngựa vẫn đứng yên, gãi chân, nhai cỏ. Mị thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

Chó sủa xa xa. Chừng đã khuya. Lúc này là lúc trai đang đến bên vách làm hiệu, rủ người yêu dỡ vách ra rừng chơi. Mị nín khóc, Mị lại bồi hồi. Cả đêm ấy Mị phải trói đứng như thế. Lúc thì khắp người bị dây trói thít lại, đau nhức. Lúc lại nồng nàn tha thiết nhớ. Hơi rượu toả. Tiếng sáo. Tiếng chó sửa xa xa. Mị lúc mê, lúc tỉnh. Cho tới khi trời tang tảng rồi không biết sáng từ bao giờ. Mị bàng hoàng tỉnh. Buổi sáng âm sâm trong cái nhà gỗ rộng. Vách bên cũng im ắng. Không nghe tiếng lửa réo trong lò nấu lợn. Không một tiếng động. Không biết bên buồng quanh đấy, các chị vợ anh, vợ chú của A Sử có còn ở nhà, không biết tất cả những người đàn bà khốn khổ sa vào nhà quan đã được đi chơi hay cũng đang phải trói như Mị. Mị không thể biết. Ðời người đàn bà lấy chồng nhà giàu ở Hồng Ngài, một đời người chỉ biết đi theo đuôi con ngựa của chồng. Mị chợt nhớ lại câu chuyện người ta vẫn kể: đời trước, ở nhà thống lý Pá Tra có người trói vợ trong nhà ba ngày rồi đi chơi, khi về nhìn đến thì vợ chết rồi. Mị sợ quá, Mị cựa quậy, xem mình còn sống hay chết. Cổ tay, đầu, bắp chân bị dây trói siết lại, đau đứt từng mảnh thịt.”

(Trích Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài, Ngữ văn 12, tập hai, Nxb GD, 2019, tr 8,9)

Mở bài 1: Mở bài trực tiếp

Tô Hoài là nhà văn có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục, tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Văn của Tô Hoài hấp dẫn người đọc, bởi lối trần thuật hóm hỉnh và sinh động trên cơ sở của vốn sống, vốn từ vựng giàu có. Tác phẩm tiêu biểu của ông là Vợ chồng A Phủ. Kim Lân đã khắc họa rất thành công nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng … đau đứt từng mảnh thịt”. Từ đó, đã làm bật lên khát vọng sống của con người.

Mở bài 2: Mở bài gián tiếp

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn chương có giá trị là phải quan tâm, chuyên chú đến con người. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài vì thế mà trở nên vô cùng đặc biệt. Đó là loại văn chương đáng được tôn thờ. Nổi bật lên là hình tượng nhân vật Mị, một cô gái trẻ đẹp, sở hữu nhiều phẩm chất tốt, đại diện cho núi rừng Tây Bắc, nhưng cuộc đời thật trớ trêu và nhiều bất hạnh. Qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài đã khắc họa thành công nhân vật Mị, đại diện cho vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Bắc, đặc biệt được thể hiện qua đoạn trích sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng … đau đứt từng mảnh thịt”. Từ đó, đã làm bật lên khát vọng sống của con người.

Mở bài 3: Mở bài gián tiếp

Thạch Lam từng nói: “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và thưởng thức.”. Và tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một trong những thành công xuất sắc nhất như thế. Người dân Tây Bắc bị bọn địa chủ thực dân, phong kiến áp bức bóc lột, chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần. Tưởng chừng họ sẽ cam chịu kiếp đời nô lệ, làm trâu làm ngựa trong gia đình thống lí Pá Tra. Nhưng không! Nhà văn Tô Hoài đã xây dựng rất thành sức sống tiềm tàng, vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Bắc qua nhân vật Mị. Đặc biệt nhất là đoạn trích miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật Mị trong đoạn văn sau: “Trong bóng tối, Mị đứng im lặng … đau đứt từng mảnh thịt”. Từ đó, đã làm bật lên khát vọng sống của con người.

Kết bài 1:

Bằng tất cả tình cảm yêu thương, sự trân trọng của mình, Tô Hoài đã thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của mình đối với số phận của người dân ở miền núi Tây Bắc bị áp bức, bóc lột. Tô Hoài đã rất tinh tế khi khám phá và phát hiện vẻ đẹp tâm hồn của họ. Đó là sức sống tiềm tàng mãnh liệt. Yêu cuộc sống tự do. Phản kháng vượt lên cả cường quyền bạo lực và thần quyền hủ tục của miền núi Tây Bắc để mong được tự do, được hạnh phúc vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ. Thiết nghĩ, vì thế mà tác phẩm ấy thật đáng trân trọng!

Kết bài 2:

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình yêu cuộc sống tự do, lòng yêu đời, yêu cuộc sống tự do của người dân Tây Bắc thật đáng trân trọng. Nhân vật Mị, một bông hoa xinh đẹp của núi rừng, đạp đổ xiềng xích vô hình để mong được tự do, được hạnh phúc vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học
Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Ví dụ minh họa 3: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Đề: Phân tích bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của Huy Cận qua đoạn thơ sau:

“Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Thuyền về nước lại sầu trăm ngả

Củi một cành khô lạc mấy dòng

 

Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu

Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều

Nắng xuống trời lên sâu chót vót

Sông dài trời rộng, bến cô liêu”

(Tràng giang, Huy Cận)

Mở bài trực tiếp:

Huy Cận là một trong những tác giả xuất sắc nhất của phong trào Thơ mới. Huy Cận yêu thích thơ ca Việt Nam, thơ Đường và chịu nhiều ảnh hưởng của văn học Pháp. Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng và triết lí. Một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông là bài thơ Tràng giang. Qua bài thơ Tràng giang, ta thấy một nỗi buồn cô đơn, da diết, nhưng đằng sau đó là nỗi lòng là tình yêu thầm kín, đau đáu dành cho quê hương, đất nước. Đặc biệt, qua khổ một và hai của bài thơ Tràng giang, Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh tâm trạng buồn, da diết:

“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

… …

Sông dài trời rộng bến cô liêu”.  

Mở bài gián tiếp:

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn chương có giá trị là phải quan tâm, chuyên chú đến con người. Tác phẩm “Tràng giang” của Huy Cận vì thế mà trở nên vô cùng đặc biệt. Đó là loại văn chương đáng được tôn thờ. Nổi bật lên ở bài thơ Tràng giang là bức tranh thiên nhiên rộng lớn bao la, cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước và tâm trạng buồn, nhớ, cô đơn, lạc lõng, bơ vơ của nhân vật trữ tình giữa thiên nhiên. Ẩn sâu trong đó là tình yêu thầm kín dành cho quê hương đất nước. Đặc biệt, qua khổ một và hai của bài thơ Tràng giang, Huy Cận đã vẽ ra một bức tranh thiên nhiên và một bức tranh tâm trạng buồn, da diết:

“ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

… …

Sông dài trời rộng bến cô liêu”.  

Kết bài 1:

Bằng bút pháp tả cảnh ngụ tình, Huy Cận đã dùng tất cả tình cảm chân thành, thầm kín, đau đáu của nhà thơ dành cho quê hương đất nước mà vẽ thành một bức tranh thiên nhiên của sông Hồng mênh mông sóng nước. Con người càng cô đơn, nỗi sầu càng lớn lại càng tôn vinh lên tình yêu sâu kín của nhà thơ Huy Cận dành cho quê hương, đất nước. Hình ảnh bơ vơ, lạc lõng, vô định hướng của chàng Huy Cận vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc bao thế hệ. Thiết nghĩ, vì thế mà tác phẩm ấy thật đáng trân trọng!

Kết bài 2:

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Tràng giang của Huy Cận, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời và lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha của Huy Cận thật đáng trân trọng. Chàng Huy Cận cô đơn, bơ vơ, lạc lõng, vô định hướng giữa dòng đời vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

Ví dụ minh họa 4: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Đề: Phân tích tâm trạng của Tố Hữu qua đoạn thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói qua tim

Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim

 

Tôi buộc lòng tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

(Từ ấy, Tố Hữu)

Mở bài trực tiếp:

Tố Hữu được mệnh danh là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Ông giác ngộ cách mạng rất sớm. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam. Tập thơ đầu tay của ông là tập Từ ấy. Bài thơ tiêu biểu nhất là bài thơ Từ ấy. Bài thơ Từ ấy đã diễn tả rất thành công tâm trạng háo hức, niềm vui sướng của Tố Hữu trong buổi đầu mới giác ngộ lí tưởng Đảng. Điều đó, được thể hiện cụ thể qua đoạn thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Mở bài gián tiếp:

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn chương có giá trị là phải quan tâm, chuyên chú đến con người. Tác phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu vì thế mà trở nên vô cùng đặc biệt. Đó là loại văn chương đáng được tôn thờ. Nổi bật lên ở bài thơ Từ ấy là tâm trạng háo hức, niềm vui sướng, hân hoan trong buổi đầu giác ngộ lí tưởng cách mạng của chàng thanh niên Tố Hữu. Điều đó, được thể hiện cụ thể qua đoạn thơ sau:

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”

Kết bài 1:

Tóm lại, qua bài thơ Từ ấy, Tố Hữu đã thể hiện rất thành công tâm trạng hạnh phúc, vui sướng, cũng như những biến chuyển, thay đổi tích cực trong nhận thức của mình. Hình ảnh lạc quan, trái tim đầy nhiệt huyết với cách mạng, tình yêu sâu sắc dành cho nhân dân, đất nước của Tố Hữu vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc bao thế hệ. Thiết nghĩ, vì thế mà tác phẩm ấy thật đáng trân trọng!

Kết bài 2:

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Từ ấy của Tố Hữu, là một tác phẩm như thế. Ở đó, hình ảnh lạc quan, trái tim đầy nhiệt huyết với cách mạng, tình yêu sâu sắc dành cho nhân dân, đất nước của Tố Hữu thật đáng trân trọng và vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

Kết luận: Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học

Mở bài chung bằng công thức sau: 

Nguyễn Văn Siêu từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và loại không đáng thờ. Loại không đáng thờ là loại chỉ chuyên chú ở văn chương, loại đáng thờ là loại chuyên chú ở con người.”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn chương có giá trị là phải quan tâm, chuyên chú đến con người. Tác phẩm ..A... của nhà văn .. vì thế mà trở nên vô cùng đặc biệt. Đó là loại văn chương đáng được tôn thờ. Nổi bật lên ở tác phẩm …A...  là ..(yêu cầu đề C )….. Điều đó, được thể hiện cụ thể qua đoạn văn bản sau:

Kết bài chung bằng công thức sau: 

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm ...A  của nhà văn B.., là một tác phẩm như thế. Ở đó, hình ảnh …….(yêu cầu đề C)…….. thật đáng trân trọng và vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.

Qua 4 ví dụ minh họa trên, tôi xin đúc kết lại 2 vấn đề như sau:

  • Nếu mở bài và kết bài trực tiếp thì rất đơn giản. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không đạt được điểm sáng tạo.
  • Nếu mở bài gián tiếp và kết bài có sử dụng câu lí luận văn học thì sẽ làm cho bài văn của các bạn mượt hơn, để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Và ít nhiều chúng ta sẽ có điểm sáng tạo cho bài văn nghị luận văn học. Thiết nghĩ cũng không quá khó. Các bạn chỉ cần học 1,2 câu lí luận văn học, và chúng ta áp dụng cho tất cả các bài. Chỉ cần chúng ta uyển chuyển, khéo léo phần dẫn đề bằng một vài câu. Vậy là mở bài và kết bài của chúng ta sẽ vô cùng ấn tượng.

Hi vọng, qua bài viết này, sẽ giúp cho các bạn dễ dàng lấy được một nửa điểm sáng tạo của bài văn nghị luận văn học thành công.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *