lediem.net giới thiệu đến các bạn, bài viết Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ. Sau đây, mời các bạn tham khảo bài viết đọc hiểu “Nói chuyện với trẻ thơ” của Viễn Phương một cách chi tiết nhất dưới đây.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
“Trẻ thơ thì xinh như những trái đào,
Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím.
Trẻ em thì trăm em đều đẹp như nhau,
Thấy một vũng nước mưa cũng xếp giấy thả thuyền ra biển.
Trẻ thơ thì thích ăn quà và nghe kể chuyện đời xưa
Có tiếng hát à ơi mới đi vào giấc ngủ.
Trẻ thơ thì hay trốn bà bỏ giấc ngủ trưa
Thương lảnh lót tiếng dế ngâm ngoài bụi cỏ.
Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương
Nên tháng tám ông trăng cũng tròn để trẻ thơ phá cỗ […]”
(Nói chuyện với trẻ thơ, Viễn Phương, Tuyển tập Văn thơ Viễn Phương, NXB Văn hóa – Nghệ thuật, tr.349)
Thực hiện các yêu cầu sau:
Câu 1. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.
Câu 3. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên.
Câu 4. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Tìm và chỉ ra những từ ngữ trong đoạn thơ nêu lên đặc điểm của trẻ thơ?
Câu 5. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
“Trẻ thơ thì xinh như những trái đào,
Em thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím”.
Câu 6. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương”
không? Vì sao?
Câu 7. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Từ đoạn trích, hãy nêu ý kiến của anh/ chị về sự cần thiết của việc yêu thương trẻ em trong xã hội hiện nay.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Câu 1. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Thể thơ tự do.
Câu 2. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: biểu cảm
Câu 3. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
Câu 4. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Những từ ngữ trong đoạn thơ nêu lên đặc điểm của trẻ thơ:
+ xinh
+ thích mặc áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím
+ đều đẹp như nhau
+ xếp giấy thả thuyền
+ thích ăn quà
+ nghe kể chuyện đời xưa
+ có tiếng à ơi mới ngủ trưa
+ trốn bà bỏ giấc ngủ trưa
Câu 5. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Biện pháp tu từ:
So sánh: trẻ thơ xinh – trái đào
Liệt kê: Những màu áo mà trẻ thơ thích mặc: áo đỏ, áo xanh, áo vàng, áo tím
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh: Sự xinh xắn và hồn nhiên của trẻ thơ.
Phép so sánh: nhấn mạnh sự xinh xắn của trẻ thơ
Phép liệt kê: nhấn mạnh sự hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ thơ, thích màu sắc sặc sỡ.
+ Tăng sức gợi hình, gợi cảm giúp sự diễn đạt trở nên sinh động hơn..
+ Qua phép tu từ liệt kê, so sánh, thể hiện sự yêu thương của tác giả đối với trẻ thơ.
Câu 6. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Em đồng đồng tình với quan điểm “Tuổi thơ là tuổi đất trời yêu thương” .
Bởi vì: Tuổi thơ là lứa tuổi hồn nhiên, vô tư, vô lo, trong sáng và đáng yêu vô cùng. Trẻ thơ như búp măng non, cần sự yêu thương, che chở của người lớn, gia đình. Trẻ thơ cần được bảo vệ và tạo điều kiện để phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần. Vì vậy, tuổi thơ là giai đoạn đáng yêu nhất của con người.
Câu 7. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ
Bác Hồ kính yêu của ta từng nói:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”
Thật vậy, lứa tuổi trẻ em rất cần thiết được yêu thương trong xã hội hiện nay. Trẻ em là lứa tuổi rất nhỏ, chưa có sự hiểu biết nhiều về con người và thế giới xung quanh. Các em còn nhỏ, vô tư, hồn nhiên, trong sáng, và vô cùng đáng yêu. Vì vậy, trẻ em rất cần được sự yêu thương, chăm sóc, giúp đỡ, che chở và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để các em được phát triển toàn diện. Thiết nghĩ, đây là một vấn đề rất quan trọng và cần thiết. Việc yêu thương trẻ em là truyền thống quý báu, tốt đẹp của dân tộc ta. Việc yêu thương trẻ em là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong việc bồi dưỡng và phát triển nguồn lực tương lai cho đất nước. Ngày nay, nhiều vấn đề về bạo lực trẻ em xảy ra rất nhiều. Vì vậy, hơn lúc nào hết, trẻ em hiện nay, rất cần được yêu thương. Tránh để cho các em bị tổn thương về thể chất lẫn tinh thần. Chúng ta cần lên án, phê phán những đối tượng xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ em. Xâm phạm trẻ em – đó là một tội ác, cần phải được trừng trị thích đáng. Tóm lại, chúng ta, trong mỗi gia đình, xã hội cần phải tôn trọng và yêu thương trẻ em. Đặc biệt là gia đình, quan tâm đến trẻ em nhiều hơn, để kịp thời phát hiện sự bất thường và hỗ trợ kịp thời khi trẻ em bị xâm hại và bảo vệ các em trong mọi tình huống và hoàn cảnh. Có thể nói, bảo vệ trẻ em, giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho trẻ em phát triển cũng là đang bồi dưỡng, nâng niu những người chủ nhân tương của đất nước. Vì vậy, yêu thương trẻ em là một việc làm rất cần thiết.
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)
- Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
- Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập”
- Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
- Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
- Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
- Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật”
- Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) Ngữ Văn 10