lediem.net giới thiệu đến các bạn, bài viết Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành của Đỗ Anh Thư. Mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Chiếc lá lìa cành

Chiếc lá đã lìa cành
Nhẹ nhàng rơi xuống cội
Một kiếp lá mỏng manh
Không việc gì phải vội

Từ lúc mới chào đời
Trong hình hài của lá
Uống năng lượng mặt trời
Thành cây cao bóng cả

Chắt chiu từng giọt nắng
Thẩm thấu mỗi cơn mưa
Buốt giá cùng sương trắng
Lá nuôi cây giao mùa

Tinh lực giờ đã kiệt
Vóc dáng cũng hao gầy
Không lời chào vĩnh biệt
Lá lặng thầm xa cây ..
.

(Chiếc lìa cành, Đỗ Anh Thư, dẫn theo báo Vietnamnet ngày 25/12/2021)

Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành
Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Câu 1. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

Câu 2. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên.

Câu 3. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Xác định thể thơ.

 Câu 4. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Tìm và chỉ ra những từ ngữ trong bài thơ nêu lên đặc điểm tồn tại của chiếc lá?

Câu 5. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Những dòng thơ sau giúp anh/ chị hiểu gì về vai trò của lá đối với cây? Từ đó hãy mở rộng liên hệ với đời sống con người.

“Chắt chiu từng giọt nắng
Thẩm thấu mỗi cơn mưa
Buốt giá cùng sương trắng
Lá nuôi cây giao mùa”

Câu 6. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Thông điệp ý nghĩ nhất anh/ chị rút ra được từ khổ thơ đầu tiên của văn bản là gì?

Câu 7. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Từ đoạn trích, hãy nêu ý kiến của anh/ chị về mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống.

Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành
Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Câu 1. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: biểu cảm

Câu 2. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

Câu 3. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Thể thơ: thơ 5 chữ.

Câu 5. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Những từ ngữ trong bài thơ nêu lên đặc điểm tồn tại của chiếc lá:

+ uống năng lượng (mặt trời),

+ chắt chiu giọt nắng,

+ thẩm thấu cơn mưa,

+ buốt giá cùng sương,

+ nuôi cây giao mùa. 

Câu 6. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Vai trò của lá đối với cây, qua 4 câu thơ:

“Chắt chiu từng giọt nắng
Thẩm thấu mỗi cơn mưa
Buốt giá cùng sương trắng
Lá nuôi cây giao mùa”

+ Qua các từ ngữ và hình ảnh: “chắt chiu giọt nắng”, “uống năng lượng mặt trời”, “thẩm thấu cơn mưa”, tác giả diễn tả sự vất vả, gian nan, chắt chiu, hi sinh thầm lặng, tinh thần trách nhiệm của chiếc lá.

+ “lá nuôi cây giao mùa” cho thấy, sau tất cả sự hi sinh, chắt chiu, gian nan của chiếc lá là vì để nuôi cây giao mùa.

Qua 4 dòng thơ trên, em nghĩ cuộc sống cũng như cây và lá. mỗi cá nhân cần ý thức rõ nhiệm vụ, tinh thần trách nhiệm của mình từ đó đóng góp vào cộng đồng để xã hội phát triển tốt đẹp hơn. Xã hội có tốt đẹp thì đời sống mỗi cá nhân mới tốt đẹp được.

 Câu 7. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Thông điệp ý nghĩa nhất em rút ra được từ khổ thơ đầu tiên của văn bản là:

– Lá vàng rồi lìa cành rụng xuống là một quy luật của tự nhiên, cũng giống như cuộc đời có sinh – có tử.

– Khi còn sống hãy làm những điều tốt đẹp nhất cho đời trong khả năng của mình để đến lúc rời khỏi sẽ cảm thấy lòng thật thanh thản, bình yên.

Câu 8. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng trong cuộc sống:  

– Mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng: là sự gắn bó, đoàn kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong cuộc sống của con người với con người, sẵn sàng bỏ qua cái tôi cá nhân để hướng đến cái ta chung, lợi ích của cộng đồng.

– Trong thực tế, không thể tồn tại một cá nhân nằm ngoài mối quan hệ với tập thể, cộng đồng. Bởi trong cuộc sống của con người, không thể tránh khỏi việc mình luôn là một phần trong một tập thể nào đó.

– Một xã hội, một cộng đồng mà ở đó con người đoàn kết, gắn bó là một xã hội, một cộng đồng vững mạnh, phát triển, đáng để sống và sẽ được lan tỏa nhiều điều tốt đẹp.

– Trong một tập thể, các cá nhân phải đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau, ngược lại, tập thể phải tạo mọi điều kiện để cá nhân phát huy hết năng lực của bản thân.

– Người không ý thức được tầm quan trọng của mối quan hệ giữa cá nhân và cộng đồng thì sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của tập thể đó nói chung, cá nhân đó nói riêng. Đó là lối sống ích kỷ, thiển cận, xa rời tổ chức, người sống như vậy sẽ rất khó phát triển và thành công được.

→ Sự phát triển của tập thể là căn cứ để đánh giá sự nỗ lực và phát triển của cá nhân và ngược lại.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) 

  1. Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
  2. Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
  3. Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
  4. Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập” 
  5. Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
  6. Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
  7. Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
  8. Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật” 
  9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu –  Ngữ Văn 11, 12
  10. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
  11. Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
  12. Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
  13. Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
  14. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
  15. Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
  16. Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
  17. Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
  18. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
  19. Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)  Ngữ Văn 10

  1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *