lediem.net giới thiệu đến các bạn, bài viết Đọc hiểu Mảnh hồn làng của Thanh Hoa. Mời các bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Mảnh hồn làng trong bà…

Là mái đình, giếng nước, gốc đa

Là mặn mòi mùi vị gió Lào

Là cô Tấm, là nàng tiên trong cổ tích

Mảnh hồn làng trong cha…

Là con trâu già, cái cày, cái cuốc

Là mẹ

Là con

Là đất đai khô cằn miền Trung nắng táp.

Mảnh hồn làng trong mẹ…

Là khúc hát ru con à ơi giữa đêm khuya bát ngát

Là tần tảo mỏi mòn cho hạt lúa dẻo thơm

Là cần mẫn chắt chiu hương đất.

Mảnh hồn làng trong con…

Là bà

Là cha, là mẹ

Là ngọt bùi củ sắn, mớ khoai

Là mùi mồ hôi ngai ngái trên vai cha

Là hương sữa lúa đọng trên tà áo mẹ

Là làn da ngăm đen vì nắng gió miền Trung

Là tiếng đặc trưng “mô, tê, răng, rứa”

Và con luôn thầm hứa

Mãi giữ mảnh hồn làng huyền bí trong tim!

(Mảnh hồn làngThanh Hoa, https://www.webtretho.com/f/sach-truyen-tho/bai-tho-manh-hon-lang)

Đọc hiểu Mảnh hồn làng
Đọc hiểu Mảnh hồn làng

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

 Câu 1. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ.

 Câu 2. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản trên.

 Câu 3. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Xác định thể thơ.

Câu 4. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Theo tác giả, mảnh hồn làng trong mẹ là gì?

Câu 5. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Phân tích tác dụng của phép điệp được sử dụng trong văn bản.

 Câu 6. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Anh/Chị có nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong văn bản?

 Câu 7. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Từ đoạn trích, hãy nêu suy nghĩ của anh/chị về vai trò của quê hương trong cuộc sống mỗi người.

Đọc hiểu Mảnh hồn làng
Đọc hiểu Mảnh hồn làng

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

 Câu 1. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên: biểu cảm

 Câu 2. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật

 Câu 3. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Thể thơ tự do.

 Câu 4. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Theo tác giả, mảnh hồn làng trong mẹ là:

– khúc hát ru con à ơi giữa đêm khuya bát ngát

– tần tảo mỏi mòn cho hạt lúa dẻo thơm

– cần mẫn chắt chiu hương đất.

 Câu 5. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Biện pháp tu từ: phép điệp

+ điệp từ “là”

+ điệp ngữ “mảnh hồn làng”

Tác dụng

Nhấn mạnh những hình ảnh ấn tượng mang theo cả linh hồn quê hương gắn với cuộc đời của mỗi con người.

Tăng sức gợi hình, gợi cảm, tạo nhịp điệu cho câu thơ.

Qua đó, thể hiện tình yêu, sự gắn bó thiết tha, sâu nặng của tác giả với làng quê

 Câu 6. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Nhận xét gì về tình cảm của tác giả đối với quê hương được thể hiện trong văn bản:

– Tình cảm của tác giả thể hiện trong văn bản: tình yêu, nỗi nhớ, sự gắn bó thiết tha của một người con với làng quê, với những người thân yêu. Tình cảm ấy được thể hiện chân thực, thấm thía trong từng câu chữ, từng hình ảnh.

– Qua đó, ta thấy được tác giả là một người có tâm hồn tinh tế, nhạy cảm và tình yêu quê hương tha thiết. Rất trân quý.

 Câu 7. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

Vai trò của quê hương trong cuộc sống mỗi người:

– Quê hương là nơi sinh ra, lớn lên; nơi ghi dấu những kỉ niệm từ thuở ấu thơ trong cuộc sống của mỗi người.

– Quê hương vừa bao hàm những yếu tố vật chất như làng, xóm, cây đa, bến nước,… vừa bao hàm những giá trị truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán. Mỗi người đều được sinh ra trong điều kiện vật chất tinh thần ấy và đó cũng chính là cội nguồn nuôi dưỡng tâm hồn con người.

–  Quê hương luôn là chỗ dựa tinh thần cho mỗi con người, là động lực giúp ta mạnh mẽ, vững vàng trước những khó khăn thử thách, là nơi chở che, xoa dịu ta mỗi khi vấp ngã, khổ đau.

– Quê hương là động lực để mỗi người sống có ý thức, trách nhiệm hơn với cộng đồng…

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) 

  1. Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
  2. Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
  3. Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
  4. Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập” 
  5. Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
  6. Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
  7. Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
  8. Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật” 
  9. Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu –  Ngữ Văn 11, 12
  10. Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
  11. Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
  12. Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
  13. Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
  14. Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
  15. Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
  16. Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
  17. Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
  18. Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)

 

Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)  Ngữ Văn 10

  1. Đọc hiểu Đi trong hương tràm Hoài vũ – Ngữ Văn 10 chân trời sáng tạo

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *