Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên, một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Ba năm rồi gửi lại quê hương.
Mái lều gianh,
Tiếng mõ đêm trường,
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô,
Tháng năm bạn cùng thôn xóm.
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng.
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
– Đằng nớ vợ chưa?
– Đằng nớ?
– Tớ còn chờ độc lập
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
(Nhớ, Hồng Nguyên, Thơ Việt Nam 1945 – 1985, NXB Văn học, 1985, tr 107)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Câu 1: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Xác định thể thơ của đoạn trích.
Câu 2: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích?
Câu 3: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích.
Câu 4: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Nêu nội dung đoạn trích trên.
Câu 5: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Tìm những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình ảnh người lính trong đoạn văn bản trên.
Câu 6: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Hình ảnh “lũ chúng tôi” được tác giả giới thiệu như thế nào trong đoạn trích sau:
“Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”
Câu 7: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Phân tích tính gợi hình, gợi cảm của từ “mòn chân” trong câu thơ:
“Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya”
Câu 8: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Nhận xét về vẻ đẹp của hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống Pháp.
Câu 9: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Từ nội dung đoạn trích, em có suy nghĩ gì về lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Câu 1: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Thể thơ: tự do.
Câu 2: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Phong cách ngôn ngữ: Nghệ thuật
Câu 4: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Nội dung đoạn trích:
Đoạn trích nói về hình ảnh người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đó là những người lính có đến từ mọi miền đất nước, nghèo khổ, không biết chữ, quê mùa, chất phác nhưng yêu nước, khi tham gia kháng chiến thì kiên cường, anh hũng, hiên ngang, bất khuất, lạc quan bên nhau trong cuộc chiến.
Qua đó thể hiện sự khâm phục, tự hào và ca ngợi hình ảnh người lính Việt Nam của tác giả Hồng Nguyên.
Câu 5: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả hình ảnh người lính trong đoạn văn bản trên:
+ Bọn người tứ xứ
+ chưa biết chữ
+ súng bắn chưa quen
+ quân sự mươi bài
+ vui cười kháng chiến
+ áo vải chân không
+ đi lùng giặc đánh
+ nghỉ lại lưng đèo
+ nằm trên dốc nắng
+ kì hộ lưng nhau
+ quờ nhau tìm hơi ấm
+ cả lũ cười vang
+ lột sắt đường tàu
+ rèn thêm đao kiếm
… … …
Câu 6: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Hình ảnh “lũ chúng tôi” được tác giả giới thiệu như thế nào trong đoạn trích:
– Qua các câu:
Bọn người tứ xứ,
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “Một hai”
Súng bắn chưa quen,
Quân sự mươi bài
Họ đến từ mọi miền đất nước, không có trình độ, không quen biết nhau, về quân sự thì chưa hiểu biết nhiều.
– Qua câu: “Lòng vẫn cười vui kháng chiến”, diễn tả, người lính vẫn rất lạc quan trước mọi điều kiện khó khăn.
– Qua các câu:
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm đao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.”
Người lính yêu nước, kiên cường, dũng cảm, hiên ngang, bất khuất chủ động giết giặc trong cuộc chiến chống thực dân.
– Nhưng qua đó, thể hiện sự tự hào và ca ngợi người lính Việt Nam của tác giả.
Câu 7: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Từ “mòn chân”:
+ Gợi hình: Miêu tả sự vất vả, cực nhọc, gian nan, chịu thương chịu khó trong lao động (giã gạo đêm khuya) của những người vợ lính nơi quê nhà.
+ Gợi cảm: Thể hiện nỗi nhớ thương, sự đồng cảm của người lính đối với người vợ, hậu phương của mình.
Từ đó, thể hiện vẻ đẹp của người lính trong thời kì kháng chiến: tình yêu gia đình, yêu quê hương đất nước.
Câu 8: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Vẻ đẹp của hình ảnh người lính thời kì kháng chiến chống Pháp trong đoạn trích trên:
– Những người lính họ có xuất thân từ nông thôn, mọi miền đất nước. Họ chất phác, thật thà, nghèo khổ, trình độ thấp, về quân sự thì hiểu biết ít, nhưng họ một lòng yêu nước.
– Là những chiến sĩ, dũng cảm, hiên ngang, kiên cường, bất khuất.
– Luôn lạc quan, vui vẻ trước mọi hoàn cảnh và điều kiện chiến đấu.
Đó là vẻ đẹp rất đáng trân trọng, tự hào về người lính Việt Nam. Luôn sẵn sàng chiến đấu, quyết hi sinh tất cả vì quê hương, đất nước.
Câu 9: Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên
Từ đoạn trích, theo em, lòng yêu nước trong cuộc sống hôm nay là rất cần thiết với mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
Thời quá khứ chiến tranh đã đi qua, biết bao người đã ngã xuống, hi sinh để cho chúng ta có cuộc sống tự do, độc lập.
Thì hôm nay, chúng ta, giới trẻ ngày nay, phải biết giữ gìn và phát triển đất nước.
Có ý thức giữ gìn lãnh thổ Việt Nam.
Ra sức học tập, trau dồi kiến thức, trở thành người có ích, và đóng góp xây dựng đất nước.
Tùy vào điều kiện, năng lực chuyên môn, mà có những đóng góp khác nhau cho đất nước.
Tỉnh táo chống lại mọi âm mưu diễn biến hòa bình.
Phê phán những người sống không có mục tiêu, không có chí cầu tiến. Bởi vì, họ chính là gánh nặng chung cho gia đình, xã hội. Không biết phấn đấu, không có gắng thì sẽ làm đất nước thêm bị trì trệ.
Vậy nên, lòng yêu nước là rất cần thiết đối với mọi người hôm nay, đặc biệt là giới trẻ.
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)
- Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
- Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập”
- Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
- Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
- Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
- Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật”
- Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
- Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)
- Đọc hiểu Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ (Cảnh Thiên)
- Đọc hiểu Sông Hồng (Lưu Quang Vũ)
- Đọc hiểu chúng con chiến đấu cho người sống mãi (Hà Nam) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên – Ngữ Văn 11, 12
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) Ngữ Văn 10