Tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài là một trong những tác phẩm trọng tâm ôn thi học kì hai cũng như kì thi tốt nghiệp THPT QG. Trong tác phẩm, có nhiều dạng đề. Một trong những đề khá quan trọng đó là: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân. Ở bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý và cách viết bài phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân khá chuẩn, và đầy đủ kiến thức. Từ đó, giúp cho các bạn đọc rèn luyện thêm kĩ năng viết văn.Sau đây, chúng ta đi vào cụ thể bài viết.

Đề: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân

Lập dàn ý phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Mở bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Nêu được vấn đề nghị luận: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Thân bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Khái quát vài nét về tác giả, tác phẩm: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tác giả:

Tô Hoài là một nhà văn lớn có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại.

Là nhà văn có vốn hiểu biết sâu rộng.

Lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động.

phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tác phẩm:

Vợ chồng A Phủ được viết năm 1952.

Là kết quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng ở Tây Bắc.

In trong tập Truyện Tây Bắc.

phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Khát quát về nhân vật Mị: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Mị là một cô gái trẻ đẹp, sở hữu nhiều phẩm chất quý.

+ Chăm làm, đảm đang

+ Hiếu thảo

+ Yêu cuộc sống tự do

+ Khát khao hạnh phúc

+ Thổi sáo hay

+ Không ham giàu sang phú quý.

Nhưng có một cuộc đời bất hạnh, trở thành con dâu gạt nợ trong gia đình thống lí Pá Tra:

+ Mị như một công cụ lao động

+ Bị tê liệt lòng yêu đời ham sống

+ Mất ý thức về thời gian

+ Sống âm thầm như một cái bóng, như một vật vô tri vô giác

+ Như một tù nhân.

+  Bị chà đạp cả về thể xác lẫn tinh thần.

Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Nguyên nhân thức tỉnh: Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

+ Không khí mùa xuân ở Hồng Ngài

+ Không khí mùa xuân trong nhà thống lí Pá Tra

+ Mị uống rượu

+ Mị nghe tiếng sáo

Tất cả các nguyên nhân trên tác động tâm hồn của Mị.

Diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân: Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

– Mị nhẩm thầm bài hát sáo -> đánh dấu bước ngoặt hồi sinh của người con gái yêu đời, yêu cuộc sống tự do.

– Mị nhớ lại quá khứ:

+ Quá khứ thì sống trong vui vẻ, hạnh phúc, tự do, yêu đời. Trong lòng đột nhiên vui sướng, phơi phới, Mị thấy Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn đi chơi Tết như bao nhiêu người phụ nữ khác có chồng mà vẫn được đi chơi Tết.

+ Nghĩ lại hiện tại: hôn nhân không hạnh phúc, sống không tự do, bị chà đạp về thể xác lẫn tinh thần, cam chịu, nhẫn nhịn.

+ Nếu có nắm lá ngón trong tay, Mị sẽ ăn cho chết ngay chớ không buồn mà nhớ lại nữa.

– Mị vào phòng chuẩn bị đi chơi Tết:

+ Xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn dầu

+ Quấn lại tóc

+ Với tay lấy cái váy hoa mặc

– A Sử về, A Sử trói đứng Mị vào cột. Đóng cửa lại, A Sử đi chơi Tết.

– Tâm trạng của Mị khi bị trói đứng:

+ Ban đầu, hơi rượu vẫn còn nồng nàn, Mị nghe tiếng sáo, tiếng sáo vọng vào tâm hồn Mị, Mị đi theo những cuộc chơi, đám chơi.

+ Mị vùng bước đi, dây trói thít vào da. Mị đau. Mị giật mình trở về với thực tại. Thổn thức nghĩ mình không bằng con ngựa.

– A Sử đi chơi Tết bị đánh vỡ đầu. Mị đi hái thuốc xoa cho chồng.

– Mị trở lại kiếp sống như trâu như ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.

Đánh giá: Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Dù bị chà đạp, mất ý thức về cuộc sống, sống lay lắt và đau khổ. Nhưng bên trong người con gái đó, vẫn âm ỉ, vẫn dai dẳng, vẫn tiềm tàng một sức sống mãnh liệt và bất diệt.

Trong đêm tình mùa xuân, mị phản kháng, Mị muốn đi chơi Tết, Mị muốn tự do, Mị muốn được hạnh phúc. Dù hành động đó có thất bại nhưng đó biểu hiện của sức sống tiềm tàng. Là vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Bắc.

Thể hiện thành công nghệ thuật miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Tô Hoài. Đồng thời thể hiện rất thành công giá trị nhân đạo và nghệ thuật của tác phẩm.

Nghệ thuật: Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

 Nghệ thuật xây dựng nhân vật có nhiều đặc sắc

Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế.

Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị, giàu chất thơ.

Cách kể chuyện sinh động , hấp dẫn , giàu kịch tính.

Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện nhiều độc đáo.

Kết bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

 Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Vợ chồng A Phủ.

phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

 

Hướng dẫn viết bài văn:  phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Mở bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tây Bắc là nguồn cảm hứng sáng tác của nhiều nhà thơ, nhà văn. Nếu Nguyễn Tuân đã viết về Tây Bắc là hình tượng thiên nhiên sông Đà vừa hung bạo vừa trữ tình. Bật lên trên cái nền thiên nhiên hùng vĩ ấy là vẻ đẹp của người lao động – ông lái đò với tác phẩm Người lái đò sông Đà. Thì đến với tác giả Tô Hoài, ông viết về phong tục tập quán và cuộc sống dân tộc Mèo ở Tây Bắc là tác phẩm Vợ chồng A Phủ. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ xây dựng rất thành công hình tượng nhân vật Mị. Một cô gái trẻ đẹp đại diện cho núi rừng Tây Bắc. Nhưng cô gái này lại vô cùng bất hạnh, bị chà đạp cả về thể xác lẫn tâm hồn. Đặc biệt, thành công của tác phẩm còn là đoạn văn miêu tả sự hồi sinh, quá trình diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

Thân bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Khái quát về tác giả, tác phẩm: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tô Hoài là một nhà văn lớn, có số lượng tác phẩm đạt kỉ lục trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông có vốn hiểu biết sâu rộng về phong tục tập quán của nhiều vùng miền trên đất nước ta. Văn Tô Hoài hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động dựa trên cơ sở vốn sống và vốn từ vựng giàu có. Tác phẩm Vợ chồng A Phủ được ông viết năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc, là kết quả của chuyến đi thực tế dài tám tháng, cùng bộ đội ở Tây Bắc.

Khái quát về nhân vật Mị: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Nổi bật ở tác phẩm là hình tượng nhân vật Mị. Mị là một cô gái trẻ, đẹp, sở hữu nhiều phẩm chất quý. Cô xinh đẹp, có tài thổi sáo hay, chăm làm, đảm đang, yêu cuộc sống tự do, không tham giàu sang phú quý. Nhưng thật trớ trêu thay! Cô đáng lẽ phải được trời cao ưu đãi cho cuộc sống tốt đẹp. Thì ngược lại, thực tế, Mị có một cuộc sống vô cùng đau khổ, bị gia đình bọn cầm quyền ở miền núi Tây Bắc áp bức bóc lột đến tận cùng của sự đau khổ. Cuộc đời đau khổ của Mị được bắt đầu từ ngày, Mị bị gán nợ, bị bắt về cúng trình ma trong gia đình thống lí Pá Tra.

Trong gia đình của thống lí Pá Tra, bề ngoài Mị là vợ A Sử, là dâu trong gia đình nhưng thực chất chỉ là như một đồ vật đem gán nợ cho gia đình. Mị như một công cụ lao động, làm việc quần quật cả ngày lẫn đêm. Ngay cả, con trâu con ngựa trong nhà thống lí, ban đêm còn đứng gãi chân, nhai cỏ. Còn Mị thì không. Mị sống lâu trong cái khổ Mị đã quen khổ rồi. Mị quên cả chết, quên cả việc phải ăn lá ngón để tự giải thoát như ý nghĩ lúc đầu khi Mị mới bị bắt về cúng trình ma. Mị bị tê liệt lòng yêu đời, ham sống, mất ý niệm về thời gian, sống vật vờ như một cái bóng, lùi lũi như một con rùa nuôi trong xó cửa, càng ngày Mị càng không nói. Có thể nói, sự im lặng của Mị là biểu hiện của tột cùng đau khổ khi sống trong gia đình thống lí Pá Tra.

Phân tích: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tưởng chừng, Mị sẽ cam chịu cuộc sống không mong muốn này trong gia đình thống lí Pá Tra. Mị chỉ đợi ngày chết rũ xương ở đây thôi. Mị không có cơ hội nào để giải thoát. Mị cứ sống vật vờ, lay lắt như thế cho đến chết. Nhưng không, nhà văn chính Tô Hoài cũng từng nói: “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”. Mị vẫn muốn sống. Mị vẫn muốn khát khao được hạnh phúc. Điều đó được thể hiện đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân.

Nguyên nhân là Mị thức tỉnh lòng yêu đời, khát vọng tự do, khát khao được hạnh phúc là do không khí Tết ở Hồng Ngài vô cùng náo nhiệt, ầm ỉ. Trong các làng Mèo đỏ, người ta đem phơi những chiếc váy hoa trên những mỏm đá xòe ra như những con bướm xinh đẹp. Đám trẻ con chơi Tết, đang cười ầm trước sân. Trong gia đình của thống lí Pá Tra cũng rộn nhịp không kém. Chiêng đánh ầm ĩ. Người ốp đồng còn đanh nhảy cẫng lên. Bữa rượu tiếp lấy bữa cơm bên bếp lửa. Hơn thế nữa, tiếng sạo gọi bạn tình, tiếng sáo gọi bạn đi chơi đang vọng ở ngoài đường:

“Mày có con trai con gái rồi

Mầy đi làm nương

Tao không có con trai con gái

Tao đi tìm người yêu…”

 Tiếng sáo đó đang len lỏi vào tâm hồn Mị. Mị thiết tha, bổi hổi bồi hồi, rạo rực, vui sướng. Ngày Tết Mị cũng uống rượu. Mị uống ừng ực từng bát, từng bát, từng bát. Cách uống rượu của Mị trong đêm tình mùa xuân đối với một cô gái, ngoan hiền như thế tưởng chừng là vô lí nhưng lại rất hợp lí. Mị uống hết tất cả đắng, cay, tủi, hờn của mình trong những năm tháng sống như một tù nhân, sống như những đồ vật vô tri, vô giác. Tất cả những yếu tố trên, đã tác động rất lớn đến tâm hồn chai lì của Mị, tưởng như là đã “chết hẳn” mất cảm giác hoàn toàn với cuộc sống. Bởi vậy mới nói, nhà văn Tô Hoài rất tin tưởng ở con người Tây Bắc. Dù có bị chà đạp đến tàn nhẫn bởi những thế lực xấu, thì con người Tây Bắc, vẫn tiềm tàng, âm ỉ một sức sống mãnh liệt. Niềm tin đó, chứa đựng cái nhìn cảm thông, sự thương cảm, và tin tưởng của nhà văn đối với con người Tây Bắc. Điều đó, đã góp phần làm nên giá trị nhân đạo , đầy tính nhân văn của ông qua tác phẩm Vợ chồng A Phủ.  Đến đây, từ niềm tin của một nhà văn đối với nhân vật trong tác phẩm của mình, làm chúng ta liên tưởng đến tác giả Nam Cao với tác phẩm Chí Phèo. Trong tác phẩm Chí Phèo, rõ ràng đã thể hiện niềm tin sâu sắc của ông đối với sự lương thiện của một con người. Dù cho, Chí Phèo có đang là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại, mọi người, nhà nhà đều xa lánh. Nam Cao vẫn tin vào bản chất lương thiện của Chí Phèo. Cho nên, khi gặp thị Nở, thị đã đánh thức phần “người” trong cái con quỷ dữ đó, để rồi cuối cùng, Chí chọn cái chết để khẳng định sự lương thiện của mình. Đồng thời cũng thể hiện tình thương, sự đồng cảm của Nam Cao dành cho người nông dân.

Quá trình diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân, đầu tiên phải kể đến là Mị ngồi nhẩm thầm bài sáo ở ngoài đường. Mị đã cất tiếng nói, sau bao nhiêu ngày không nói. Phải chăng, Mị cất tiếng nói, tiếng hát về bài thổi sáo là dấu hiệu sự hồi sinh, trở về của người con gái, yêu đời, yêu cuộc sống ngày trước.

Khi Mị ý thức cuộc sống, dưới sự tác động của rượu, Mị nhớ lại quá khứ. Quá khứ tươi đẹp của Mị. Quá khứ của sự tự do, của hạnh phúc. Mị thấy trong lòng phơi phới. Mị thấy sung sướng. Mị thấy Mị vẫn còn trẻ, Mị muốn được đi chơi Tết như bao nhiêu người phục nữ khác có chống mà vẫn được đi chơi Tết. Huống chi, Mị và A Sử vốn chẳng có tình với nhau. Nghĩ đến hôn nhân, tình nghĩa vợ chồng với A Sử, Mị lại càng đau khổ. Nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này, Mị sẽ ăn cho chết ngay chứ không buồn mà nhớ đến nữa làm gì.

Sau đó, Mị vào phòng, Mị chuẩn bị chơi Tết. Mị xắn một miếng mỡ bỏ vào đĩa đèn dầu thêm sáng. Đây là một chi tiết rất quan trọng trong quá trình hồi sinh của Mị. Bởi vì, căn buồng mà Mị ở lúc ban đầu, được Tô Hoài miêu tả, là một mộ căn buồng, tối tăm, chật hẹp, giáp với bên ngoài là một cửa sổ chỉ bằng một bàn tay,  từ trong buồng nhìn ra, chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay nắng. Nay, căn buồng của Mị được Mị xắn mỡ, đốt sáng lên. Phải chăng, khi ý thức trở về, Mị có khát vọng, mong muốn cuộc sống của mình sẽ sáng lên. Mị muốn cuộc đời mình sẽ khác đi. Chứ không phải như bây giờ. Chi tiết này, đã cho thấy, sự mong muốn đó ở Mị. Còn nhớ trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, dù là đang trong nạn đói, nạn đói vô cùng khủng khiếp, đứng giữa ranh giới giữa sống và chết. Vậy mà, Tràng rất hào sảng, bỏ ra hai hào để mua dầu về thắp sáng trong đêm tân hôn. Tóm lại, dù là Mị hay Tràng, qua chi tiết trên, ta thấy ở họ, có một mong muốn, một khát khao rất đáng trân trọng, đó là khát khao về một cuộc sau này tốt đẹp hơn, tươi sáng hơn.

Tiếp đến, Mị quấn lại tóc và với tay lấy cái váy hoa chuẩn bị đi chơi tết. Thì A Sử quay trở về. A Sử về, A Sử chẳng những không cho Mị đi chơi Tết, đồng thời, hắn còn mang một thúng dây đai ra để trói đứng Mị vào cột. Tóc Mị dài, xõa xuống, hắn quấn luôn lên cột nhà. Trong tình cảnh đó, Mị không cúi, không nghiêng đầu được, thậm chí nước mắt rơi, Mị cũng không tài nào lau đi được. Giọt nước mắt khóc cho hoàn cảnh đáng thương đó của chính mình, mãi về sau, Mị vẫn còn nhớ.

 Trong đêm bị trói, một mình Mị trong căn buồng tối tăm đó, Mị lúc mê lúc tỉnh. Hơi rượu vẫn nồng nàn. Mị nghe tiếng sao bay vọng ngoài đường:

“Anh ném pao

Em không bắt

Em không yêu

Quả pao rơi rồi”

Tiếng sáo ngoài đường, vọng vào tâm hồn Mị, tiếng sáo dắt Mị đi theo những đám chơi, những cuộc chơi. Mị vùng bước đi theo tiếng sáo, lúc bấy giờ, dây thít vào da, Mị đau đớn, giật mình, mới biết mình đang bị trói. Mị từ cõi mơ trở về cõi thực. Nghe tiếng chân ngựa đạp vào vách, Mị giật mình, thổn thức nghĩ mình không bằng một con ngựa. Ít ra, con ngựa còn đang được tự do, gãi chân, nhai cỏ. Mị thì bị trói đứng, đau đớn, khóc trong đêm Tết, đêm tình mùa xuân.

Nhưng rõ ràng, phải chăng, trong lúc Mị đang bị trói, A Sử chỉ trói được thể xác của Mị, còn tâm hồn của Mị, sự khao khát được hạnh phúc, khao khát được tự do thì A Sử không trói được. Đó chính là vẻ đẹp tâm hồn của người dân Tây Bắc. Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”

Thật thương thay cho Mị, phải khó khăn như thế, Mị mới được đánh thức sự trỗi dậy của lòng yêu đời, ham sống đã bị A Sử dập tắt đến phũ phàng. Hôm sau, Mị thoa thuốc cho chồng, ngủ gật, bị A Sử đạp vào mặt, Mị giật mình, lấy thuốc lên xoa tiếp cho A Sử. Mị đã trở lại với vẻ ngoài cam chịu như một vật vô tri, vô giác, khôi phục lại thân phận tôi tớ không bằng con trâu, con ngựa trong nhà thống lí Pá Tra.

Đánh giá: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Ông Phan Anh Dũng từng nhận xét về tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài: “Thật khó để tìm được một nhà văn thứ hai vừa có thể miêu tả chân thật, tinh tế những cung bậc cảm xúc của cô Mị yêu sống nhưng bị giam cầm trong cảnh tù túng của “Vợ chồng A Phủ”. Từ nhận định trên, đã khẳng định, tài năng và sự thành công của Tô Hoài khi miêu tả quá trình hồi sinh, diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân. Dù trong cùng cực đến thế, Mị vẫn tiềm tàng một sức sống âm ỉ và dai dẳng. Qua đêm tình mùa xuân, đã bộc lộ tình cảm của nhà văn Tô Hoài đối với những người dân có số phận như Mị. Ông lên án, phê phán bọn cường hào, địa chủ miền núi Tây Bắc, bản chất gian tham, độc ác, tàn nhẫn. Họ đâu chỉ thống trị áp bức người dân về thể xác. Mà có cả tinh thần. Họ sử dụng công cụ thần quyền như một vũ khí đắc lực để củng cỗ địa vị, ngai vàng của họ ở Hồng Ngài.

Nghệ thuật: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tác phẩm Vợ chồng A Phủ hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động. Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, giản dị. Vì thế, trong đêm tình mùa xuân, như những thước phim tâm lí rất đặc sắc, miêu tả quá trình hồi sinh cũng như sự phản kháng thất bại của Mị. Miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật rất độc đáo và tinh tế. Cách xây dựng nhân vật có sinh động, hấp dẫn, có nhiều tình tiết bất ngờ. Tác phẩm thể hiện thành công cuộc sống, phong tục tập quán của người dân miền núi Tây Bắc. Qua đó, càng làm bật lên năng lực hiểu biết phong phú của Tô Hoài.

Kết bài: phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân

Tóm lại, Hà Minh Đức từng nói “Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam”. Quả thật vậy, tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài đã phần nào thể hiện được sự gắn bó của ông với Tây Bắc, ông trân trọng và yêu thương người dân hiền lành, bị áp bức bóc lột. Mà cụ thể ở đây là nhân vật Mị. Đặc biệt, đoạn văn miêu tả diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân sẽ mãi in đậm trong tâm trí người đọc.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 12

  1. Vai trò của thái độ sống đối với sự thành công của mỗi người
  2. 2 cách mở bài nghị luận xã hội

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12 

  1. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ Văn 12
  2. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ Văn 12
  3. Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  4. Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  5. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng … đau dứt từng mảnh thịt” Ngữ Văn 12
  6. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên … Nhưng Mị vẫn băng đi” Ngữ Văn 12
  7. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, … tu sửa lại căn nhà.”
  8. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  9. Phân tích nhân vật mị: “lần lần mấy năm qua … đến bao giờ chết thì thôi”.
  10. Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *