lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Phân tích đánh giá bài tương tư. Ở đây, lediem.net sẽ gợi ý các bạn lập dàn ý và hướng dẫn các bạn viết một bài văn hoàn chỉnh về việc Phân tích đánh giá bài tương tư của Nguyễn Bính, một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết Phân tích đánh giá bài tương tư.
Đề: Phân tích đánh giá bài tương tư
Hãy phân tích đánh giá nét đặc sắc về nội dung và hình thức nghệ thuật của bài thơ Tương tư (Nguyễn Bính):
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.
Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…
Tương tư thức mấy đêm rồi,
Biết cho ai, hỏi ai người biết cho!
Bao giờ bến mới gặp đò?
Hoa khuê các bướm giang hồ gặp nhau?
Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
(Tuyển tập Nguyễn Bính, NXB Văn học, Hà Nội, 1986)
Gợi ý lập dàn ý: Phân tích đánh giá bài tương tư
Mở bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Phân tích đánh giá bài tương tư
+ Tác giả Nguyễn Bính được ca ngợi là “thi sĩ của đồng quê”
+ Bài thơ “Tương tư” được trích trong tập “Lỡ bước sang ngang” (Hoặc in trong tập “Tuyển tập Nguyễn Bính”)
Thân bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Giới thiệu về căn bệnh tương tư của nhân vật trữ tình: Phân tích đánh giá bài tương tư
+ Là sự nhớ thương của một người yêu đơn phương
+ Là điều tất yếu xảy ra trong tình yêu đôi lứa
Biểu hiện của “căn bệnh tương tư”: Phân tích đánh giá bài tương tư
+ Hờn dỗi, trách móc
+ Than thở nhớ mong
+ Trông ngóng, trách cứ
+ Khao khát và ước muốn tình yêu đôi lứa.
Nội dung: Phân tích đánh giá bài tương tư
Bài thơ thể hiện tâm trạng tương tư của một trai với diễn biến chân thực mà tinh tế, trong đó mối duyên quê và cảnh quê hòa quyện với nhau thật nhuần nhị.
Nghệ thuật: Phân tích đánh giá bài tương tư
“Tương tư” thể hiện rõ đặc trưng phong cách thơ Nguyễn Bính với thể lục bát, xây dựng các hình ảnh độc đáo, chất liệu ngôn từ chân quê, mang đậm phong vị dân gian.
Kết bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Nêu cảm nghĩ ấn tượng về bài thơ.
Hướng dẫn viết bài văn hoàn chỉnh: Phân tích đánh giá bài tương tư
Mở bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Nhà thơ Nguyễn Bính được ca ngợi là “thi sĩ của đồng quê” bởi thơ của ông đậm phong vị dân gian, mang đến cho người đọc những hình ảnh gần gũi, thân thương của quê hương đất nước, của tình người đằm thắm. Bài thơ “Tương tư” in trong tập “Tuyển tập Nguyễn Bính”, là một trong những sáng tác tiêu biểu cho phong cách thơ “chân quê” của Nguyễn Bính. Bài thơ là sự thành công đặc sắc của nội dung và nghệ thuật. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của một tình yêu đôi lứa chân quê, mộc mạc mà chân thành, giản dị được thể hiện qua đoạn thơ sau:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
…..
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Thân bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Mở đầu bài thơ, Nguyễn Bính đã nhắc đến “căn bệnh tương tư” tất yếu của những đôi lứa yêu nhau, trong trường hợp này đó là nỗi tương tư của chàng trai dành cho cô gái, đó là tình cảm đơn phương đang chờ ngày được hồi đáp:
“Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.”
Hai địa danh thôn Đoài, thôn Đông là hình ảnh hoán dụ tượng trưng cho bên chàng trai, bên cô gái, cụ thể chàng trai ở thôn Đoài đang nhớ đến cô gái ở thôn Đông, lối hoán dụ này đã bộc lộ một chất quê mộc mạc, chất phác. Điệp ngữ “một người” kết hớp với thành ngữ “chín nhớ mười mong” đã diễn tả đối tượng và nỗi nhớ mong da diết trong xa cách, nỗi nhớ ấy chính là căn bệnh tương tư, nhà thơ ví căn bệnh đó là điều dĩ nhiên giống như quy luật tự nhiên nắng mưa của trời đất. Gió mưa là điều tất yếu của trời thì tương tư cũng là điều tất yếu khi yêu, sự liên tưởng, và ví von độc đáo ấy đã góp phần đề cao tình yêu chân thành, sâu sắc của đôi tra gái. Căn bệnh tương tư ấy có biểu hiện vừa rõ ràng lại vừa phức tạp, những cung bậc cảm xúc và trạng thái của tương tư là rất đặc trưng. Điều dễ nhận thấy nhất chính là sự hờn dỗi, trách móc và trông ngóng chờ đợi được đáp lại tình cảm, bởi tình cảm của chàng trai là tình cảm đơn phương, đang chờ đợi sự hồi âm của cô gái:
“Hai thôn chung lại một làng,
Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?
Ngày qua ngày lại qua ngày,
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng.”
Cách nói “hai thôn chung lại một làng”, rồi “bên ấy” và “bên này” tạo cảm giác gần hơn về không gian, nên chàng trai trách móc một ccash đầy tình tứ gần như vậy mà “sao bên ấy chẳng sang bên này”. Thời gian cứ trôi chảy “ngày lại qua ngày” gợi sự mòn mỏi chờ mong của chàng trai, nỗi nhớ của chàng trai với cô gái đã nhuộm lá xanh thành vàng, sự chờ đợi đã trải dài theo năm tháng, tình cảm giống như lá cây, sự chờ đợi khiến lòng người héo hon, tàn lụi và úa màu. Phải mang trong mình bệnh tương tư là sự khó chịu khó nói nên lời, chính vì thế, chàng trai đã buông lời trách cứ cô gái:
“Bảo rằng cách trở đò giang,
Không sang là chẳng đường sang đã đành.
Nhưng đây cách một đầu đình,
Có xa xôi mấy mà tình xa xôi…”
Từng câu thơ như những lời phủ định cho mọi sự cách trở xa xôi, cách nhau có một đầu đình, chẳng xa đến đâu nhưng đằng ấy lại chẳng chịu sang, có xa xôi ấy là tình xa xôi chứ không phải là khoảng cách địa lí. Lời hờn trách này quả thực rất đnág yêu! Vì nhớ thương đến ngẩn ngơ, ôm niềm mong nhớ một người, ngày qua tháng lại, mà chàng trai có cảm giác bị cô gái hờ hững, bỏ rơi đành quay sang trách cứ, lời trách cũng chính là lời bày tỏ tình cảm thật chân thành. Câu hỏi “bao giờ bến mới gặp đò” và “hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau?” với các hình ảnh cặp đôi: bến – đò, hoa – bướm, là những cặp hình ảnh tượng trưng cho tình yêu đôi lứa bày tỏ nỗi khao khát được gắn bó.
“Nhà em có một giàn giầu,
Nhà anh có một hàng cau liên phòng.
Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ giầu không thôn nào?”
Đoạn thơ cuối thể hiện một ước vọng khát khao về tình yêu đôi lứa cháy bỏng trong nhân vật trữ tình, vẫn là sự kín đáo, tinh tế, và giản dị với hình ảnh cây cau, giàn giầu, thôn Đoài, thôn Đông. Những cặp tương ứng nhau như nhà anh – nhà em, cau – giầu, thôn Đông – thôn Đoài là muốn nói đến sự gắn kết nhân duyên nên đôi lứa của chàng trai, khao khát hướng đến một mái ấm gia đình hạnh phúc.
Với thể thơ lục bát quen thuộc mang đậm chất dân gian Việt Nam, kết hợp với ngôn từ gần gũi, bình dị, hình ảnh quen thuộc, cùng lối ví von dân dã và giọng điệu trữ tình lãng mạn, bài thơ “Tương tư” của Nguyễn Bính đã thực sự là rung động lòng người bởi một tình yêu đôi lứa chân chất, mộc mạc.
Kết bài: Phân tích đánh giá bài tương tư
Nhà văn Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.” Bài thơ Tương tư của Nguyễn Bính là một bài thơ như thế. Tuy thể thơ dân tộc, truyền thống là thể thơ lục bát, từ ngữ giản dị, mộc mạc nhưng bài thơ Tương tư là là một phát minh hay về hình thức, quen thuộc nhưng độc đáo thể hiện rất thành công một tình yêu trong sáng, chân thành, một tình cảm đơn phương sâu lắng nhưng không kém phần da diết. Chính vì thế mà thơ Nguyễn Bính dễ đi vào lòng của người đọc. Bài thơ “tương tư” , tình yêu chân thành của chàng trai trong tình yêu mãi in đậm trong tâm trí người đọc.
lediem.net
Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
- Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
- Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10
- Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10
- Phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
- Phân tích đánh giá bài tương tư
Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
- Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ
- Trắc nghiệm bài thơ Thương vợ
- Trắc nghiệm bài thơ Mùa hoa mận
- Tự đánh giá trang 87 SGK Ngữ văn 10, tập 2, Cánh diều