lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Nhận định hay về văn học lớp 12. Có thể nói, việc có ý thức sử dụng nhận định trong quá trình viết văn là một việc làm rất cần thiết. Để từ đó, bên cạnh làm cho bài văn của các bạn thêm sinh động, hấp dẫn, giàu dẫn chứng thuyết phục thì các bạn cũng sẽ được tính điểm sáng tạo trong bài viết của mình. Sau đây mời bạn đọc tham khảo bài viếtNhận định hay về văn học lớp 12, bao gồm tất cả các nhận định của chương trình văn học 12 mà lediem.net đã sưu tầm và chọn lựa giúp các bạn.
Nhận định hay về văn học lớp 12
Tuyên ngôn độc lập – Hồ Chí Minh: Nhận định hay về văn học lớp 12
- Chế Lan Viên nhận định: “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”.
- Bác có nói: “Tôi tuy viết nhiều nhưng chưa lần nào tạo được bài viết hữu ích như lần này”.
- GS Nguyễn Đăng Mạnh phân tích “Tuyên ngôn độc lập”: Tài nghệ ở đây là dàn dựng một hệ thống lập luận chặt chẽ, đưa ra những luận điểm, những bằng chứng không ai chối cãi được. Và đằng sau những lí lẽ ấy là một tầm tư tưởng, văn hoá lớn, đã tổng kết được trong một văn bản ngắn gọn, trong sáng, khúc chiết, kinh nghiệm của nhiều thế kỉ đấu tranh vì độc lập, tự do, vì nhân quyền, dân quyền của dân tộc và nhân loại.
- Chế Lan Viên nhận định: “Cách lập luận của Hồ Chí Minh về phía ta như một trái táo còn về phía kẻ thù nó giống như một trái lựu đạn nhét vào cổ họng chúng. Nuốt không vô mà khạc cũng không ra”.
- Trần Dân Tiên khẳng định: “Bản “Tuyên ngôn Độc lập” là kết quả của bao nhiêu hy vọng, gắng sức và tin tưởng của hơn hai mươi triệu nhân dân Việt Nam”.
Tây Tiến – Quang Dũng: Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Tây Tiến – sự thăng hoa của một tâm hồn lãng mạn” (Đinh Minh Hằng)
- “ Đọc Tây Tiến như ngậm âm nhạc trong miệng” (Xuân Diệu)
- Nhà giáo Lương Duy Cán rất say sưa ca ngợi Tây Tiến “có những ngày tháng không thể quên, cái gian khổ ác liệt không thể quên, cả cái hào hùng lãng mạn không thể quên. May mắn thay, giữa những ngày tháng không thể quên ấy, lại có những bài thơ không thể quên, như Tây Tiến của Quang Dũng”
- “ Quang Dũng đã đem tượng đài người lính Tây Tiến đặt giữa ngàn non ngàn mây, ngàn cây Tây Bắc. Bởi vậy lời thơ như âm u vọng mãi tiếng gọi hoang sơ của núi rừng và mỗi khi nhắc đến tên đất tên mường, hồn thơ Quang Dũng lại rộn rã, phiêu du nhịp lên tiếng gọi đàn thăm thẳm” (Nguyễn Đình Thi)
- “Tây Tiến là bài thơ nổi tiếng nhất của Quang Dũng. Nó như cánh cửa dẫn dắt anh bước vào làng thơ cách mạng. Như mối duyên ràng buộc, bài thơ gắn bó với người làm ra nó đến mức nói đến Quang Dũng là người ta nhắc đến bài thơ Tây Tiến và ngược lại” (Trần Lê Văn)
Việt Bắc (trích) – Tố Hữu: Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Cảnh vật và tinh thần Việt Bắc đã nhập vào hồn tôi, máu thịt tôi, Việt Bắc ở trong tôi.” (Tố Hữu – “Nhà văn nói về tác phẩm”)
- Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên. (Xuân Diệu – “Tập thơ Việt Bắc của Tố Hữu”)
- Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ (Lời giới thiệu tập thơ Từ ấy, Văn học, 1959, Đặng Thai Mai)
- “Nhà thơ này sử dụng đôi mắt tinh tường, nhà thơ khác sử dụng bộ óc kì ảo, còn Tố Hữu, anh chỉ sử dụng tình cảm và trái tim trần” (Chế Lan Viên)
- “Tố Hữu đã đưa thơ chính trị lên đến trình thơ rất đỗi trữ tình” (Xuân Diệu)
- Việt Bắc trước hết là một bài thơ trữ tình – chính trị… Bài thơ là một khúc hát ân tình thủy chung réo rắt, đằm thắm bậc nhất, và chính điều đó làm nên sức ngân vang sâu thẳm, lâu bền của bài thơ (Trần Đình Sử)
- Thơ của chàng thanh niên Tố Hữu khi ấy từ trái tim vọt ra cũng như thơ của chúng tôi, cũng lãng mạn như thể, nhưng chúng tôi là thứ lãng mạn khác, có nhiều máu huyết hơn; thơ chúng tôi chỉ đập cho mở cửa trời, nhưng thơ Tố Hữu thì mới có chìa khóa: Cách mạng, giải phóng dân tộc, giải phóng cho người lao khổ. (Tố Hữu với chúng tôi, 1975, Xuân Diệu)
Sóng – Xuân Quỳnh: Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong sáng; vừa ý nhị, sâu xa.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135)
- “Đó là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” (GS-TS Trần Đăng Suyền)
- “Ở mỗi tập thơ của Xuân Quỳnh, những bài viết của tình yêu thường để lại nhiều ấn tượng hơn cả. Với giọng điệu hết sức thơ hết sức tự nhiên, bài “Sóng” thể hiện một tình yêu sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Dù có những gian truân cách trở, nhưng tình yêu bao giờ cũng đẹp, cũng đến được tận cùng hạnh phúc, như con sóng nhỏ đến với bờ” (Nhà thơ Việt Nam hiện đại, GS Phong Lê chủ biên, Viện Văn học, Nxb KHXH,1984)
- “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị không quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh” (Võ Văn Trực)
- “Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khăn. vì vậy, giọng thơ của chị thủ thỉ tâm tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng trào” – Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ (em chồng nhà thơ Xuân Quỳnh).
- “Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng. Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học vấn còn chưa cao, nhưng hồn thơ ở người con gái đất La Khê – Hà Đông ấy đã luôn dồi dào và dạt dào sức sống” – T.S Chu Văn Sơn.
Đất nước (Trích trường ca mặt đường khát vọng) – Nguyễn Khoa Điềm: Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Nếu như trong thơ Nguyễn Đình Thi, hình ảnh đất nước hào hoa, kiêu hãnh, lãng mạn và tràn đầy sức sống thì trong thơ Nguyễn Khoa Điềm hình ảnh đất nước lại giàu có về văn hóa, là sức mạnh của chân lý.” (Huy Văn)
- “Nguyễn Khoa Điềm đặc biệt thành công trong việc sử dụng chất liệu văn hóa, văn học dân gian. Chỉ chín câu thơ, nhưng dày đặc những hình ảnh, hình tượng thơ được khơi dậy, được vun đắp bằng văn hóa dân gian. Cảm hứng thơ bắt sâu vào cội rễ văn hóa dân tộc, để đất nước trở nên thân thuộc, gần gũi với mỗi người và để câu thơ giàu sức gợi, giàu sức liên tưởng.” (Báo Giáo dục thời đại)
- “… Điều may mắn với tôi là được sống trong những tháng năm hào hùng của dân tộc để hiểu nước, hiểu người và hiểu cả mình hơn…” (Nguyễn Khoa Điềm).
- “Đất nước với các nhà thơ khác là của những huyền thoại, của những anh hùng, nhưng với tôi là của những con người vô danh, của nhân dân.” (Nguyễn Khoa Điềm)
- Bàn về “Đất Nước” trích từ “Mặt đường khát vọng” của Nguyễn Khoa Điềm, có ý kiến cho rằng: “Tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại” là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương V của bản trường ca này”.
Ai đã đặt tên cho dòng sông (Hoàng Phủ Ngọc Tường): Nhận định hay về văn học lớp 12
- Nguyễn Trọng Tạo cũng nhấn mạnh: “Anh là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế, và đôi khi như một triết gia uyên thâm lãng tử”.
- Nhà văn Tô Hoài đã có đôi dòng so sánh những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường với Sơn Nam, với mình rồi rút ra nhận xét: “Hoàng Phủ Ngọc Tường thì thầm cả tâm hồn trong khuôn mặt cuộc đời cùng với đất trời, sông nước của Huế”.
- Nhà văn Nguyên Ngọc cũng nhận xét “Hoàng Phủ Ngọc Tường là người thường hay suy nghĩ về lịch sử. Và những mô tả của anh, cố gắng thật tỉnh táo, bao giờ cũng được “chống đỡ” bởi những suy nghiệm sâu xa và ẩn ngầm về lịch sử; chính vì vậy mà những mô tả ấy thật khách quan nhưng không hề hời hợt”
- Khi đọc những trang kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Mạnh đã nhận xét: “Trong nhiều vùng quê Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đến và viết, xứ Huế là nơi ông am hiểu hơn cả. Những trang văn của ông viết về Huế đã chứa đựng nhiều đặc sắc của văn phong. Trầm tĩnh lắng đọng trong giọng điệu, phong phú dầy dặn trong vốn liếng và kỹ lưỡng tự nhiên trong ngôn từ, ngữ pháp” .
- Hoàng Cát cũng khẳng định: “Hoàng Phủ Ngọc Tường luôn hiện lên là một nhà văn hoá hành văn vô cùng độc đáo, một cuốn từ điển sống về Huế” .
Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân: Nhận định hay về văn học lớp 12
- Chỉ những ai thích suy tư, đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không nên là một đề tài để người nông nổi có thể thưởng thức. (Vũ Ngọc Phan)
- Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng, khi thì xô bồ bừa bãi, như là vừa ném ra từ một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng bao giờ cũng rất đỗi tài hoa. (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Đây là nhà văn suốt đời đi tìm cái đẹp, cái thật. Là người sinh ra để tôn thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa. (Nguyễn Đình Thi)
- Nguyễn Tuân – một cây bút vốn luôn khao khát những cảm giác, cảm xúc mới lạ, nồng nàn, say đắm, … (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra con sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô giác mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính có tâm trạng hẳn hoi và khá phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả đã nói – “hung bạo – trữ tình”. (Nguyễn Đăng Mạnh)
- Trên bả vai người lái đò bầm lên một khoanh củ nâu. Cái đồng tiền tụ máu ấy là cái hình ảnh quý giá nhất của một thứ huân chương lao động siêu hạng tặng cho người lái đò sông Đà. (Nguyễn Tuân)
- Đọc sông Đà – thấy trữ lượng cái đẹp – chất vàng mười của đất nước và con người Việt Nam trong cuộc sống quả là nhiều vô kể. (Phan Thị Nhài)
- Làm cái nghề vận tải đường nước này thật vất vả, người cứ đứng lên mà luôn tay luôn chân luôn mắt luôn gân và luôn tim nữa. (Nguyễn Tuân)
Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài: Nhận định hay về văn học lớp 12
- Tô Hoài từng nói “…Nhưng điều kì diệu là dẫu trong cùng cực đến thế mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã, Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng mãnh liệt”.
- Nói về Mị, nhà văn Tô Hoài tâm huyết rằng: “Số phận của cô là sự hồi sinh mãnh liệt của con người cô. Sự hồi sinh của một con người là vô cùng quý giá.”
- Ông là cây đại thụ cuối cùng của lớp tác giả văn xuôi thời kì Cách Mạng. (Hà Minh Đức)
- Bản chất của văn chương Tô Hoài là phong cách, bút pháp đậm đà bản sắc dân tộc. Phẩm chất ấy là sự tích tụ của cả một đời gắn bó với đất nước và nhiều miền quê hương, trân trọng và yêu thương những con người lao động mang tâm hồn và tính cách của người Việt Nam (Hà Minh Đức)
- Đất nước và người miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều, không thể bao giờ quên… Hình ảnh Tây Bắc đau thương và dũng cảm lúc nào cũng thành nét, thành người, thành việc trong tâm trí tôi. (Tô Hoài)
- Tô Hoài là một nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại, người có 95 năm tuổi đời nhưng đã dành hơn 70 năm đóng góp cho văn học. Ông là nhà văn chuyên nghiệp, bền bỉ sáng tác và có khối lượng tác phẩm đồ sộ. (Phạm Xuân Nguyên – Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội)
- Muốn viết văn, điều quan trọng nhất là chi tiết. Mà chi tiết thì không thể phịa ra được. Phải chịu khó quan sát, ghi chép, đọc và tiếp xúc càng nhiều càng tốt”. (Tô Hoài)
Vợ nhặt – Kim Lân: Nhận định hay về văn học lớp 12
- Với “Vợ nhặt”, Kim Lân từng tâm sự: “Khi viết về nạn đói người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn sống, sống cho ra con người”.
- “Nhà văn dùng Vợ Nhặt là cái đòn bẩy để nâng con người lên tình nhân ái. Câu chuyện Vợ Nhặt đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. (Trần Đồng Minh)
- Kim Lân chọn bối cảnh ấy (nạn đói năm 1945) cho truyện Vợ nhặt không nhiều dòng miêu tả trực tiếp nhưng là những dòng rất hiếm trong văn chương từ đó đến nay. Cái nghèo ở Ngô Tất Tố, cái đói ở Nam Cao khiến ta thương cảm muốn rơi nước mắt. Cái đói và cái chết ở Kim Lân khiến ta khiếp sợ, rụng rời. (Trần Đồng Minh).
- Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết nên những trang sách bất hủ (Nguyễn Khải)
- Cái đói là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước đó. Con người phạm tội và làm đủ mọi chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. (Kim Lân)
Chiếc thuyền ngoài xa – Nguyễn Minh Châu: Nhận định hay về văn học lớp 12
- Mỗi con người đều chứa đựng trong lòng những nét đẹp đẽ kì diệu đến nỗi cả một đời người cũng chưa đủ để nhận thức khám phá tất cả những cái đó. (Nguyễn Minh Châu)
- Cuộc đời vốn dĩ là nơi sản sinh ra cái đẹp của nghệ thuật nhưng không phải bao giờ cuộc đời cũng là nghệ thuật, và rằng con người ta cần có một khoảng cách để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nghệ thuật nhưng nếu muốn khám phá những bí ẩn bên trong thân phận con người và cuộc đời thì phải tiếp cận với cuộc đời, đi vào bên trong cuộc đời và sống cùng cuộc đời (Lê Ngọc Chương – “Chiếc thuyền ngoài xa”, một ẩn dụ của Nguyễn Minh Châu)
- Nhân quyền “giống như món trang sức đắt tiền trong tủ kính mà những đôi bàn tay lam lũ không thể chạm vào”. (Trích bài viết “Chiếc thuyền ngoài xa: sự xa xỉ quyền của con người)
- Nguyễn Minh Châu là người kế tục xuất sắc những bậc thầy của nền văn xuôi Việt Nam và cũng là người mở đường rực rỡ cho những cây bút trẻ tài năng sau này. (Nhà văn Nguyễn Khải)
- Những cái tưởng như bình thường, lặt vặt trong cuộc sống hàng ngày, dưới con mắt và ngòi bút Nguyễn Minh Châu đều trở thành những gợi ý đáng suy nghĩ và có tầm triết lí. (Nhà văn Tô Hoài)
Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành: Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Nguyên Ngọc là một trong những nhà văn tài năng và tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại giai đoạn 1945 – 1975.” (Nguyễn Đăng Mạnh)
- “Nguyên Ngọc là người có lòng yêu nước nồng nàn, cương trực, có những suy nghĩ sâu sắc nhằm đóng góp cho đất nước” (Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình).
- “Văn nguyên ngọc Ngọc là thứ văn trong, sánh như mật ong, lại đượm ướp một làn hương rất đặc biệt. Đọc cứ bàng hoàng váng vất mãi. Nguyên Ngọc hơn người ở tài văn. Không có thực tài, không thể viết được thế” (Trần Đăng Khoa)
- “Ông đi nhiều nhưng không chỉ để ngao du sơn thủy, không đi chỉ để thưởng thức phong cảnh, không lang bang phiêu bạt chỉ để nhìn ngó nghe ngóng lớt phớt, mà đi như vậy là cách ông nhập thân vào với thực trạng đất nước và dân tình để có thể không ngừng suy nghĩ và viết, thực thi nghĩa vụ nhà văn theo đúng với tín niệm nhân sinh và văn chương của ông” (Nhà văn Bảo Ninh)
Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ): Nhận định hay về văn học lớp 12
- “Không ai bằng Vũ trong biệt tài làm nên cái muôn thuở trong cái đời thường, biến cổ tích, huyền thoại thành truyện thời sự, dùng cái hư để nói cái thực, dùng cái thô lỗ để khẳng định cái cao quý” (Giáo sư Phan Ngọc)
- “Kịch bản của Lưu Quang Vũ nồng đượm hơi thở của đời sống với những vấn đề thời sự được phát hiện tươi rói”. (Nhà phê bình Nguyễn Thị Minh Thái)
- “Hạt giống gieo vào mảnh đất tốt gặp thời tiết thuận hoà, lại có một nội lực khoẻ đã nhanh chóng phát triển. Và bóng rợp của tài năng Lưu Quang Vũ trùm lên che mát cả một cùng sân khấu rộng lớn và trải dài đất nước trong một thập niên.” (Ngô Thảo)
- “Cuộc sống thật đáng quý những không phải sống thế nào cũng được. Sống vay mượn, chắp vá, không có sự hài hoà giữa hồn và xác chỉ đem lại bi kịch cho con người. Cuộc sống chỉ có giá trị khi con người được sống đúng là mình, được sống trong một thể thống nhất.” (PGS. TS Lưu Khánh Thơ – em gái nhà viết kịch Lưu Quang Vũ nhận xét về triết lí sâu sắc về sự vay mượn thân xác của hồn Trương Ba)
- “Lưu Quang Vũ trước hết và cuối cùng vẫn là một nhà thơ. Tôi tin, không có thơ thì Lưu Quang Vũ chắc chắn không có kịch và không thể trở thành một nhà viết kịch bật sáng đến thế trong thời kỳ đổi mới văn nghệ”. (Nguyễn Thị Minh Thái)
lediem.net
Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 12
Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12
- Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ Văn 12
- Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng … đau dứt từng mảnh thịt” Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên … Nhưng Mị vẫn băng đi” Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, … tu sửa lại căn nhà.”
- Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
- Phân tích nhân vật mị: “lần lần mấy năm qua … đến bao giờ chết thì thôi”.
- Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
- Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý (Vợ nhặt, Kim Lân) – Ngữ Văn 12
- Nhận định hay về văn học lớp 12
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra)
- Đọc hiểu văn bản “Ta đi tới” Tố Hữu
- Đọc hiểu văn bản “Em kể chuyện này” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Cây bão táp Đảo Nam Yết” Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu văn bản “Hoài Thanh toàn tập”
- Đọc hiểu văn bản “Gió và tình yêu thổi trên đất nước tôi” Lưu Quang Vũ
- Đọc hiểu văn bản “Khi người ta còn trẻ” Lan Tử Viên
- Đọc hiểu văn bản “Sự lựa chọn của bạn” Steve Goodier
- Đọc hiểu văn bản “Thế giới của người lớn bạn cần biết 4 sự thật”
- Đọc hiểu văn bản Cuba – Tố Hữu – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu văn bản Tổ quốc ở Trường Sa – Nguyễn Việt Chiến Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Rễ hoa Chế Lan Viên Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu văn bản Gió lào cát trắng Xuân Quỳnh Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Chỉ một tấm lòng Lê Minh Quốc Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nói chuyện với trẻ thơ Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Áo cũ Lưu Quang Vũ – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Đêm đọc sách (Trần Minh Hiền) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Người lính đảo (Nguyễn Lan Hương) – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Mảnh hồn làng (Thanh Hoa)
- Đọc hiểu Chiếc lá lìa cành (Đỗ Anh Thư)
- Đọc hiểu Đừng lựa chọn an nhàn khi còn trẻ (Cảnh Thiên)
- Đọc hiểu Sông Hồng (Lưu Quang Vũ)
- Đọc hiểu chúng con chiến đấu cho người sống mãi (Hà Nam) – Ngữ Văn 11,12
- Đọc hiểu Nhớ Hồng Nguyên – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu Bão Nguyễn Trung Bình
- Đọc hiểu Tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu (Rosie Nguyễn)
- Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu triết gia Aristotle
- Đọc hiểu Những căn nhà ấy
- Đọc hiểu Tài khoản tương lai – Vi Thùy Linh
- Đọc hiểu Lính đảo hát tình ca trên đảo – Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu Lính đảo hát tình ca trên đảo – Trần Đăng Khoa
- Đọc hiểu The Dream Chaser
- Đọc hiểu Mỗi bình minh (Hoàng Cát)
- Đọc hiểu Hàm Rồng (Xuân Sách)
- Đọc hiểu Đến cỏ dại còn đàng hoàng mà sống (Phạm Sỹ Thanh)
- Đọc hiểu Ngôi nhà của mẹ (Hữu Thỉnh) – Ngữ Văn 11, 12
- Đọc hiểu hạt giống tâm hồn tập 1 phần 1
- Đọc hiểu Chính mẹ đẻ anh hùng và truyền thuyết
- Đọc hiểu tuổi trẻ đáng giá bao nhiêu trang 245-246
- Đọc hiểu Những ngư dân yêu nước rất thường dân
- Đọc hiểu Một ngày sống chậm (Donna Mai Hồng Thu)
- Đọc hiểu thời gian qua kẽ tay (Văn Cao)
Một số bài viết liên quan Đọc hiểu văn bản (Đề kiểm tra) Ngữ Văn 10