lediem.netgiới thiệu đến các bạn bài viết Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý. Có thể nói, nhân vật thị, người vợ nhặt trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân không phải là nhân vật trung tâm. Tuy nhiên, ở nhân vật này đã thể hiện rất thành công giá trị tư tưởng, chủ đề của tác phẩm. Việc đọc qua bài viết này, giúp các bạn nắm được các luận điểm chính về thị. Để từ đó, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về bài Vợ Nhặt và có thể giúp các bạn trả lời thành công vế hai, câu hỏi nâng cao trong đề văn nghị luận văn học. Sau đây mời bạn đọc tham khảo bài viết Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Đề: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Phân tích nhân vật thị (vợ Tràng) trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân.

Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý
Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Mở bài:Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Nhân vật thị (vợ Tràng) trong truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân

– Trích đoạn ngữ liệu (nếu có)

Thân bài: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Khái quát về tác giả, tác phẩm: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Tác giả: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Kim Lân là cây bút chuyên viết về truyện ngắn, tuy không nhiều, nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.

Đề tài quen thuộc của ông là người nông dân và cuộc sống nông thôn.

Tác phẩm: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Tiền thân của truyện là tiểu thuyết “xóm ngụ cư” được viết sau Cách mạng tháng 8 nhưng ông bị lạc mất bản thảo. Hòa bình lập lại sau năm 1954, ông dựa trên một phần cốt truyện cũ, viết thành truyện ngắn vợ nhặt.

Truyện ngắn vợ nhặt in trong tập “con chó xấu xí”.

Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý
Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Khái quát về nhân vật: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Tác phẩm Vợ nhặt xoay quanh câu chuyện của ba người trong một gia đình ở xóm ngụ cư. Điều lạ là một người làm nên chính cái tên truyện là người không có tên, không  biết tuổi. Đó chính là vợ Tràng. Người phụ nữ ấy chỉ là một trong số hàng ngàn, hàng vạn thân phận phụ nữ cùng thời. Do đó, người ấy rất dễ bị lãng quên, ít ai chú ý tới nhưng với nhà văn đó là một số phận không thể bỏ qua, một số phận gây nhức nhối và trăn trở.

Sự hấp dẫn ở nhân vật này phải chăng là từ một người trong cõi mù mịt, không đâu vào đâu trở thành một nàng dâu hiền thục của bà cụ Tứ, một người vợ đảm đang của anh Tràng.

Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý
Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Phân tích nhân vật thị – người vợ nhặt: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

a. Lai lịch, ngoại hình: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Vợ Tràng là người đàn bà không rõ lai lịch, không có gia đình, không có nhà cửa.

+ Thị không có tên và khi xuất hiện lúc được gọi là “thị”, là “cô ả”, lúc là “người đàn bà”.

+ Chỉ có bà cụ Tứ xem vợ Tràng là nàng dâu, con dâu là con được Tràng gọi là “nhà tôi” mà thôi.

+ Trước khi về nhà bà cụ Tứ, cô ta cùng mấy chị con gái ngồi vêu ra ở cửa nhà kho thóc Liên đoàn chờ nhặt hạt rơi, hạt vãi, hay ai có công việc gì thì gọi đến thì làm.

+ Trong nạn đói hồi ấy, thân phận con người thật là rẻ rúng. Đâu phải vợ Tràng mới là người không tên, không tuổi, mà còn có rất nhiều con gái như thế.

Vợ Tràng xuất hiện với một chân dung rất thảm thương.

+ Lần đầu tiên Tràng trông thấy, thị mới chỉ gầy yếu xanh xao “ngồi vêu trước cửa kho thóc”, nhưng gặp lần hai, anh ta không nhận ra nữa.

+ Vì đói rách mà chỉ vài hôm sau, áo quần của thi “rách tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi, trên khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt trúng hoáy”, đến nỗi anh Tràng lúc đầu, cũng nhận không ra.  

b.Tích cách: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Khi mới gặp Tràng: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

+ Thị là người đanh đá, táo bạo tới mức trở nên trơ trẽn. Nghe anh Tràng kéo xe bò, hò một câu tầm phơ tầm phào cho đỡ nhọc: “Muốn ăn cơm trắng mấy giò/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”, thì ngay lập tức thị đã cong cớn, bám lấy rồi ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.

+ Gặp lần thứ hai, khi Tràng vừa trả hàng xong, thị ở đâu sầm sập chạy đến. Thị đứng trước mặt Tràng mà sưng sỉa nói: “Điêu! Người thế mà điêu!” Khi thấy anh Tràng có vẻ dễ chịu, thị lại tiếp tục cong cớn, không khách sáo.

+ Thấy có miếng ăn, hai con mắt trũng hoáy của thị tức thì sáng lên rồi thị ngồi sà xuống, ăn thật.

+ Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì. Ăn xong, thị cầm dọc đôi đũa quệt ngang miệng mà thở: “hà, ngon!”.

+ Thị chấp nhận theo Tràng về, sau câu nói nửa đùa nửa thật của Tràng: “Này nói đùa chứ, có muốn về với tới thì ra khuân hàng lên xe rồi cùng về”. Thị thật là táo bạo. Hành động này quá liều lĩnh. Chấp nhận theo Tràng, chỉ có hai lần gặp gỡ, cho ăn bốn bát bánh đúc và mấy câu nói tầm phơ tầm phào.   

+ Phải chăng đây chính là tính cách vốn có của người đàn bà này? Không! Từ đầu đến lúc theo Tràng về nhà, người phụ nữ ấy hành động hoàn toàn theo bản năng của mình. Thị làm tất cả chỉ được … ăn.

Khi đã chấp nhận làm vợ Tràng: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

+ Trên con đường trở về nhà của Tràng, thị đã thay đổi hẳn. Trong khi Tràng mặt có vẻ gì phớn phở khác thường, hay tủm tỉm cười một mình, và hai mắt sáng lên lấp lánh, thì thị lại đi sau hắn chừng ba bốn bước, cắp một cái thúng con, cái nón lá tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt.

♦ Thị có vẻ rón rén, e thẹn. Rõ ràng so với người đàn bà ban trưa, bây giờ thị đã là người khác hẳn. Vừa mới ngoài chợ, thị sổ sang, cong cớn, thô lỗ để được ăn, vòi ăn, còn bây giờ thị đang về nhà chồng, vẻ e thẹn, mắc cỡ, ngại ngùng.

♦ Thị ý thức được về thân phận mình, là người vợ theo không, nên thị đành chấp nhận số phận.

+ Song, dù thế nào đi chăng nữa, thị vẫn là người có ý thức về giá trị bản thân. Trên đường về nhà chồng, khi anh Tràng lấy làm thích thú trước cảnh lũ trẻ con chọc ghẹo, thì thị có vẻ khó chịu lắm, đôi lông mày nhíu lại, đưa tay lên xóc xóc lại tà áo. Trẻ con nghịch ngợm chọc ghẹo còn được, đằng này đến người lớn cũng tò mò, thị lại còn càng ngượng nghịu, chân nó bước díu cả vào chân kia. Anh Tràng đến là vô tư, thấy vợ như vậy lại càng thích thú.

+ Về đến nhà của Tràng, thị lại càng khác hơn. Người đàn bà ấy có cái tò mò của một nàng dâu mới.

♦  Thị đảo mắt nhìn chung quanh. Quả là nghèo quá. Thị nén tiếng thở dài. Anh Tràng muốn vợ mình được tự nhiên, cứ giục ngồi, nhưng thị chỉ dám ngồi móm xuống mép giường.

♦ Khi bà cụ Tứ về, người đàn bà ấy chủ động chào bằng u. Trước mặt người mẹ chồng thị càng rụt rè, vẫn đứng nguyên chỗ cũ, khẽ nhúc nhích. Chính cái thái độ ấy cùng hoàn cảnh của thị đã khiến bà cụ Tứ lại càng thương xót hơn. Bà nhanh chống chấp nhận thị là dâu dù chỉ mấy trước đó cả hai đều hoàn toàn xa lạ.

+ Sáng hôm sau, thị đã trở thành người vợ đảm đang. Cùng với bà cụ Tứ, thị thức dậy sớm, lo dọn dẹp nhà cửa, quét tước sân vườn sạch sẽ. Người vô tâm như Tràng vẫn nhận ra sự thay đổi kì lạ ở thị: “Tràng nom thị hôm nay khác lắm, rõ ràng là người đàn bà hiền hậu đúng mực không vẻ gì chao chát chỏng lỏn như mấy lần gặp ngoài tỉnh.

♦  Không những thế, thị còn tỏ vẻ ra là người biết tu chí làm ăn. Khi hỏi bà cụ Tứ về tiếng trống ồn ã ngoài đình và biết đó là tiếng trống thúc thuế, thị đã khẽ thở dài.

Chính thị là người đầu tiên kể cho cả nhà nghe chuyện trên mạn Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không chịu đóng thuế nữa mà đi phá kho thóc Nhật, chia cho người đói.

+ Câu chuyện ấy khiến Tràng ân hận và tiếc rẻ khi nhớ lại mình đã từng có dịp làm thế mà chẳng làm.

♦ Bữa cơm ngày đói, nghèo vào buổi sáng hôm sau, thị cũng như bà cụ Tứ và anh Tràng đều thấy một nỗi tủi hờn len lỏi vào tâm trí khi mà phải cố gắng nuốt những miếng cám đắng chát và nghẹn bứ trong cổ.

♦ Thị cũng như hai mẹ Tràng, đều cố tránh nhìn mặt nhau, đều không muốn làm người khác phải buồn đau hơn.

♦ Phải là một người ý nhị và tinh tế lắm, thị mới có thể ứng xử đầy tính nhăn văn như thế.

Vậy cái đanh đá, trơ trẽn trước kia ở người đàn bà Tràng lấy làm vợ chẳng qua do đói khát mà ra. Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống đúng với bản chất tốt đẹp của mình, một người phụ nữ Việt Nam.

Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý
Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

c. Số phận: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

– Vợ Tràng tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945: nghèo đói, bị rẻ rúng.

– Khi người đàn bà ấy may mắn được sống trong tình thương, trong mái ấn gia đình mặc dù cuộc sống còn nhiều đe dọa của sự đói khát, thì những nhân phẩm tốt đẹp đã sống lại.

Nghệ thuật: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

– Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật người phụ nữ – người vợ nhặt. Nhà văn không tập trung miêu tả tâm lí nhân vật nhiều ở thị, chủ yếu qua hành động, lời nói để nói lên tính cách của mình.

– Ngôn ngữ kể chuyện mộc mạc, gần gũi, đậm chất nông thôn.

– Cách kể chuyện tinh tế, hấp dẫn, nhiều chi tiết nhỏ có ý nghĩa sâu sắc, góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm.

– Xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo: thị theo Tràng về trong hoàn cảnh nạn đói.

Đánh giá: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Nhà văn Kim Lân từng nói: “Khi viết về nạn đói, người ta thường viết về sự khốn cùng và bi thảm. Khi viết về con người năm đói, người ta hay nghĩ đến những con người chỉ nghĩ đến cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn với ý khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, dù cận kề bên cái chết nhưng những con người ấy không nghĩ đến cái chết mà vẫn hướng tới sự sống, vẫn hi vọng, tin tưởng ở tương lai. Họ vẫn muốn sống, sống cho ra con người.” Quả thật vậy, trong tác phẩm Vợ nhặt, mặc dù cận kề bên cái chết, ở sự tận cùng của đói nghèo thậm chí ranh giới giữa sống và chết rất gần, vậy mà ở thị vẫn muốn được sống, sống một cuộc sống đáng sống. Khi có được một gia đình, thị thay đổi, sửa sang nhà cửa, tu chí làm ăn để cuộc đời sẽ đổi khác đi. Qua nhân vật thị, người vợ nhặt đã thể hiện rất thành công giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của nhà văn Kim Lân. Đồng thời còn làm toát lên tư tưởng chủ đề tư tưởng của tác phẩm. 

Kết bài: Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý

Xây dựng nhân vật vợ Tràng, nhà văn đã thành công khi mà gián tiếp tố cáo một xã hội đã đẩy con người đến sự bần cùng, rẻ rúng và bị tha hóa về nhân phẩm vì nạn đói, miếng ăn. Thế nhưng, trong cảnh ngộ bi đátcủa mình, con người vẫn luôn vươn tới sự sống, hướng tới tương lai và ở một hoàn cảnh nhân đạo hơn, phẩm giá con người đã sống dậy.

Ba nhân vật chính trong vợ nhặt đã được nhà văn xây dựng theo cách thức khác nhau. Chính sự khác biệt đó, tạo nên giá trị độc đáo của tác phẩm. Ba nhân vật, ba mảnh đời tối tăm, ba nạn nhân của nạn đói nhưng đồng thời đều ánh lên tia sáng của giá trị nhân đạo cao cả.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 12

  1. Vai trò của thái độ sống đối với sự thành công của mỗi người
  2. 2 cách mở bài nghị luận xã hội

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12 

  1. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ Văn 12
  2. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ Văn 12
  3. Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  4. Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  5. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng … đau dứt từng mảnh thịt” Ngữ Văn 12
  6. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên … Nhưng Mị vẫn băng đi” Ngữ Văn 12
  7. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, … tu sửa lại căn nhà.”
  8. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  9. Phân tích nhân vật mị: “lần lần mấy năm qua … đến bao giờ chết thì thôi”.
  10. Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân 
  11. Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý (Vợ nhặt, Kim Lân) – Ngữ Văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *