lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Phân tích người lái đò sông Đà. Có thể nói, hình tượng người lái đò sông Đà trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là một trong hai hình tượng rất quan trọng của tác phẩm và thể hiện phong cách sáng tác của tác giả cũng như chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Vậy nên, để các bạn có thể hiểu rõ hơn vềhình tượng ông lái đò, lediem.net sẽ hướng dẫn các bạn lập dàn ý và hướng dẫn cách viết hoàn chỉnh Phân tích người lái đò sông Đà. Sau đây mời bạn đọc tham khảo bài viết Phân tích người lái đò sông Đà.
Phân tích người lái đò sông Đà
Đề: Phân tích hình tượng người lái đò sông Đà trong tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân.
Lập dàn ý: Phân tích người lái đò sông Đà
Mở bài: Phân tích người lái đò sông Đà
Nêu được vấn đề nghị luận: hình tượng con sông Đà
Trích ngữ liệu: (nếu có)
Thân bài: Phân tích người lái đò sông Đà
Khái quát tác giả, tác phẩm: Phân tích người lái đò sông Đà
Tác giả Nguyễn Tuân: Phân tích người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
Tác phẩm: Phân tích người lái đò sông Đà
Người lái đò sông Đà là một áng văn trong tập tùy bút Sông Đà (1960) – là thành quả nghệ thuật đẹp đẽ của Nguyễn Tuân trong chuyến đi gian khổ và hào hùng tới miền Tây Bắc rộng lớn của Tổ Quốc. Sông Đà gồm có 15 tùy bút.
Mục đích chính của chuyến đi tới Tây Bắc của nhà văn là cảm hứng chủ đạo của cả tập bút kí là tìm kiếm chất vàng của thiên nhiên Tây Bắc và nhất là chất vàng mười – “thứ vàng mười đã qua thử lửa” ở tâm hồn những con người lao động, chiến đấu trên miền núi sông hùng vĩ và thơ mộng.
Khái quát về con sông Đà: Phân tích người lái đò sông Đà
+ “cái tuổi bảy mươi”,
+ “đầu tóc bạc trắng”,
+ “thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch”
+ Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “tay ông lêu nghêu như cái sào”
+ “chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một xuống lái tưởng tượng”
+ Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường sông Đà”
Phân tích: Phân tích người lái đò sông Đà
* Sự thông minh, tài trí, quả cảm (để chế ngự, chiến thắng dòng sông hung bạo): Phân tích người lái đò sông Đà
Cuộc vượt thác của ông lái đò như một trận thuỷ chiến giữa người và nước:
– Dòng sông với sức mạnh của tự nhiên, khôn ngoan mà hiểm ác (đá bày thạch trận, mai phục dưới lòng sông, dụ và lừa con thuyền đi vào cửa tử, sóng nước như thế quân liều mạng..).
– Ông lái đò bằng sự thông minh, tài trí, quả cảm đã chiến thắng dòng sông hung bạo (cố nén vết thương, hai chân kẹp chặt cuống lái, vượt qua nhiều vòng vây thạch trận, tránh cửa tử, tìm hướng cửa sinh, túm lấy bờm sóng, cưỡi lên dòng thác hum beo…).
* Sự tài hoa, điêu luyện: Phân tích người lái đò sông Đà
– Ông lái đò hiểu rõ dòng sông, nắm chắc “binh pháp của thần sông, thần đá”, “nắm được cái quy luật tất yếu của dòng nước Sông Đà”.
– Tài điều khiển con đò, tài vượt thác tới mức thiện nghệ; nghề lái đò được đẩy lên tới mức xuất chúng, siêu việt, như một thứ nghệ thuật “tay lái ra hoa”.
Ý nghĩa của hình tượng người lái đò ấn: Phân tích người lái đò sông Đà
– Thể hiện lòng yêu nước của tác giả: yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp thông minh, dũng cảm và rất mực tài hoa của con người Việt Nam.
– Quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng:
Anh hùng có ở những con người bình dị, có trong cuộc sống lao động sản xuất hằng ngày (Một ông lão đã bảy mươi tuổi có những hành động phi thường, sau hàng trăm lần chở hàng chiến thắng dòng sông “hung bạo” lập nên những kì tích, lại trở về với cuộc sống đời thường mà không hề nghĩ mình đã có những hành động anh hùng). Ông lái đò là hình tượng đẹp về người lao động mới.
– Góp phần thể hiện phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân:
+ Nguyễn Tuân hay hướng tới cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt, tải phải tới mức siêu phàm. Với Người lái đò Sông Đà, tài của ông đò trong nghề sông nước đã đạt tới mức siêu phàm.
+ Nhà văn thường tìm hiểu, miêu tả vẻ đẹp con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ (khái niệm tài hoa nghệ sĩ hiểu theo nghĩa rộng: làm bất cứ nghề gì cũng đẩy tới mức xuất chúng, siêu việt). Trong nghề lái đò, ông đò như người nghệ sĩ của sông nước.
Nghệ thuật: Phân tích hình tượng con sông Đà
– Sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, liên tưởng tưởng tượng phong phú.
– Kết hợp nhiều yếu tố tri thức điện ảnh, quân sự, lịch sử, địa lí, võ thuật, hội họa, điêu khắc, âm nhạc…
– Nét tài hoa thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác.
– Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu : lúc hối hả, gân guốc, khi chậm rãi, trữ tình.
Đánh giá: Phân tích hình tượng con sông Đà
Tác phẩm ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên, vẻ đẹp con người lao động trên miền núi Tây Bắc trong thời kì xây dựng cuộc sống mới.
Qua đó, thể hiện cái tôi tài hoa, độc đáo tác giả Nguyễn Tuân.
Kết bài: Phân tích hình tượng con sông Đà
Đúc kết giá trị nội dung và nghệ thuật
Hướng dẫn viết bài văn hoàn chỉnh: Phân tích người lái đò sông Đà
Mở bài: Phân tích người lái đò sông Đà
“Yêu biết mấy những dòng sông bát ngát
Giữa đôi bờ dào dạt lúa ngô non
Yêu biết mấy những con người ca hát
Qua công trường mới dựng mái nhà son”
(Mùa thu mới – Tố Hữu)
Từ xưa hình ảnh con đò, người lái đò được đưa vào văn học qua các bài thơ của các nhà thơ rất nhiều. Và thêm một lần nữa, những hình ảnh ấy lại được khắc họa đậm nét qua tác phẩm Tuỳ bút “người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân. Đây là bút kí đặc sắc, là một thành quả nghệ thuật đẹp đẽ mà tác giả thu hoạch được trong chuyến đi tới vùng Tây Bắc Tổ Quốc xa xôi, rộng lớn. Ông tìm được cái chất vàng của thiên nhiên cùng thứ vàng mười đã qua thử lửa được thể hiện trong thiên tuỳ bút “Người lái đò sông Đà”. Đó là vẻ đẹp của hình tượng nhân vật ông lái đò sông Đà.
Khái quát tác giả, tác phẩm: Phân tích người lái đò sông Đà
Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. Ông có một vị trí quan trọng và đóng góp không nhỏ đối với văn học Việt Nam hiện đại là thúc đẩy thể tùy bút, bút kí văn học đạt tới trình độ nghệ thuật cao; làm phong phú thêm ngôn ngữ văn học dân tộc; đem đến cho nền văn xuôi hiện đại một phong cách tài hoa và độc đáo.
Tuỳ bút “Người lái đò sông Đà” (1958) là tác phẩm xuất sắc nhất trong tập Tuỳ bút Sông Đà (1960). Nó để lại dấu ấn sâu sắc về một con sống vùng Tây Bắc “hung bạo, trữ tình”, nhưng trước hết, điều ám ảnh nhất vẫn là hình tượng người lái đò “một tay lái ra hoa”, một chiến binh đẹp như truyền thuyết trên thác dữ.
Nguyễn Tuân trong một chuyến đi thực tế tại vùng sông Đà Tây Bắc, khi diện kiến một người lái đò người Thái (Tây Bắc) và cuộc mưu sinh của ông lái đò đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng ông. Và từ đây, Nguyễn Tuân đã xây dựng rất thành công hình tượng người lái đò sông Đà ẩn chứa tính cách dữ dội của một chiến binh chinh phục thiên nhiên hùng tợn, vừa là con người cực kì tài hoa mang cốt cách nghệ sĩ.
Khái quát ông lái đò: Phân tích người lái đò sông Đà
Dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân, người lái đò hùng dũng, oai phong như chạm khắc trên nền hình ảnh sông Đà réo sóng hùng dữ bạo ngược. Mỗi một chi tiết miêu tả ông lái đò đều gợi sự liên tưởng về cái phi thường hiện ra sừng sững đầy thuyết phục. Bước vào “cái tuổi bảy mươi”, “đầu tóc bạc trắng”, “thân hình ông lái đò vẫn đẹp như một pho tượng tạc bằng đá cẩm thạch”. Nước da ánh lên chất sừng, chất mun. Cánh tay rắn chắc trẻ tráng “tay ông lêu nghêu như cái sào, chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh như kẹp lấy một xuống lái tưởng tượng”. Cặp mắt tinh anh, nhãn lực nhìn xa vời vợi. Trên ngực của ông nổi lên một số “củ nâu” thương tích trên “chiến trường sông Đà” như một thứ “Huân chương lao động siêu hạng”. Rõ ràng với những đặc điểm về ngoại hình của ông cho thấy nghề chèo đò vượt thác đã thấm trong máu thịt của ông và thể hiện ra trong từng động tác ngay khi cuộc sống đang diễn ra bình thường.
Phân tích: Phân tích người lái đò sông Đà
Sau hơn mười năm chèo đò và chỉ huy một con thuyền có sáu mái chèo đã ngược xuôi sông Đà trăm chuyến, chở da trâu, xương hổ, chè, cánh kiến về xuôi, ông nằm mà vững từng con thức, cái ghềnh. Chính quãng thời gian, thử thách đối mặt với thiên nhiên, và sinh tử ấy đã tạo thành tri thức và tính cách trong ông lão “trí nhớ ông được rèn luyện cao độ bằng cách lấy nước mắt mà nhớ tỉ mỉ như đóng đanh vào lòng tất cả những luồng nước của tất cả những con thác hiểm trở. Sông Đà, đối với ông lái đò ấy, như một trường thiên anh hùng ca mà ông đã thuộc đến cả những cái chấm than, chấm câu và cả những đoạn xuống dòng”. Nhờ có tri thức ấy mà ông lão đã chiến thắng sự hung bạo của sông Đà. Trong âm vang của “chiến trận” ấy, người lái đò trở thành vị tướng đối mặt với hung dữ và chiến thắng nó bằng những mẹo rất “nhà binh”, “ông lái đã nắm chắc được binh pháp của thân sông, tháng đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá”. Sự rèn luyện lao khổ và vượt gian nan đã biến người lái đò thành con người có kĩ năng, kĩ xảo lao động tuyệt hảo tới mức mà tác giả ca ngợi như một người nghệ sĩ điêu luyện “tay lái ra hoa” đã từng vượt qua bài trùng cây thạch trận. Những dòng văn của Nguyễn Tuân đã khắc họa thật sinh động hình ảnh một con người gắn bó với lao động, yêu nghề sống nước, từng trải và giàu kinh nghiệm.
Ở trùng cây thạch trận thứ nhất, bọn đá sông mở ra năm cửa trận hòng đánh lừa con thuyền, có bốn cửa tử và một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn. Ông lái đò cũng trận với khí thế nghênh chiến quyết thắng: “Thạch trận dàn bày vừa xong thì cái thuyền vụt tới”. Cảnh hỗn chiến ác liệt diễn ra. Những hòn đá “bệ vệ oai phong lẫm liệt” được nước thác “réo hò làm thanh viện” chúng liều mạng xông vào mà “đá trái” mà “thúc gối vào bụng và hông thuyền…Có lúc chúng đội cả thuyền lên”. Lúc này ông lái đò ở tư thế bị động, đối mặt với thiên nhiên. Tuy bị động nhưng rất hiên ngang như một tướng soái. Nguy hiểm là vậy nhưng ông lái đò vẫn bị hà tĩnh “hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng”. Ngay cả lúc bị ốm thủy quái này đánh miếng đòn hiểm độc nhất “bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò”. Đối phương từng ra liên tiếp những binh chủng nước, mặt sóng sôi sùng sục như có lửa châm vào đầu sóng. Ông đò cố nén vết thương “hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái” dù mặt méo bệnh đi vì đau đớn nhưng tiếng chỉ huy của ông vẫn sắc lạnh, tình táo, đưa con thuyền thoát khỏi nguy hiểm và tiến nhanh vào vòng vây thứ hai. Ở vòng vây thứ nhất, một con thuyền rất mong manh trước một đối phương đông đảo, ranh ma. Tuy bị động nhưng ông đò đã chiến thắng bằng sự bình tĩnh, khôn ngoan và mưu trí.
Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, ông lái đò đã phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Bọn đá sông mở ra thêm nhiều cửa trận vô cùng hiểm trở, bố trí nhiều cửa tử hơn và chỉ có một cửa sinh nhưng nằm lập lờ phía hữu ngạn con sông: “Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá”. Trên sông đá sông Đà đã thay đổi chiến thuật, không phải là tư thế của đô vật nữa mà là tư thế của hùm beo vồ mồi, một tư thế hiểm độc của thú dữ. Ông lái đò bắt đầu cuộc tấn công bằng cách “nắm chặt được cái bờm sóng đúng luồng rồi” ông cho con thuyền “phóng nhanh vào cửa sinh mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy”. Ông đò đã chuyển tư thế từ bị động sang chủ động tấn công. Nếu dòng thác là hùm beo thì ông lái đò đã có được tư thế của “Võ Tòng đả hổ” “ông cưỡi lên thác sông Đà phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ”. Đây là một tư thế đứng trên đầu kẻ thù. Vẫn chưa chịu thua, “bọn thủy quân nơi cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định lôi con thuyền vào tập đoàn cửa tử”. Ông đò nhớ mặt từng bọn này nên đứa thì “ông tránh mà rảo bơi chèo lên”, đứa thì bị ông “đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến”. Cuối cùng ông thắng, còn bọn đá tướng thất bại thảm hại đưa cái mặt “tiu nghỉu, xanh lè thất vọng”. Một dãy dài những động từ và tính từ được Nguyễn Tuân sử dụng để tả tư thế chiến thắng của ông đò: “rảo bơi chèo”, “đè sấn lên”, “chặt đôi ra”, … Những từ ngữ ấy đã thể hiện được phẩm chất chiến sĩ của người lái đò trên chiến trường sông Đà. Ở vòng vây thứ hai, ông đò đã chiến thắng bằng sự mưu trí, dũng cảm, sự am hiểu tường tận về con sông.
Trùng vây thứ ba là một không gian của trận địa để nhằm tiêu diệt đối phương: bên phải, bên trái đều là “luồng chết cả”, cái luồng sống nằm ở giữa ngay con thác. Bên cạnh đó là cách thức bố trí, phòng thủ, tấn công như trong chiến trận: “bọn đá hậu vệ” cánh cửa hình “bắt chết” cái thuyền. Trên cái phông nền chiến trận cẩn mật và đầy thách thức ấy, ông lái đò hiện lên như một vị tướng cầm quân với chiến thuật tài ba. Ông mưu trí “phóng thẳng con thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền bút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, bút, cửa ngoài, cửa trong lại cửa trong cùng”. Chiếc thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước. Dường như tác giả đặc tập trung cao độ, bút lực vào đoạn văn này. Những ẩn dụ, so sánh, nhân hoá được tác giả sử dụng sáng tạo gợi lên cảm giác mãnh liệt đầy ấn tượng. Lối ngắt nhịp gãy vụn ra đã diễn tả tình thể gay go, quyết liệt và khẩn trương. Để tả tốc độ thuyền lao đi, tác giả không dùng từ “vươn” mà dùng từ “vút”, lặp lại nhiều lần, kết hợp với hình ảnh so sánh: “thuyền như một mũi tên trẻ” để diễn tả tốc độ cực lớn của chiếc thuyền. Từ “tự động”, đã biểu đạt khá chính xác sức phản ứng linh hoạt, nhạy bén, điêu luyện của ông đò. Nguyễn Tuân đã tung ra một đội quân ngôn ngữ thật hùng hậu, đa dạng, biến ảo thần kì với liên tục những phép tu từ vô cùng sinh động: so sánh ngầm, nhân hóa, cường điệu,… Câu chữ tuôn chảy ào ạt, điệp điệp trùng trùng tạo ra một bức tranh chiến trận hoành tráng về không gian, ấn tượng về hình ảnh hiểm nguy, gay cấn về tình huống… Kết hợp với phong cách sử dụng nhiều loại hình nghệ thuật, trong đoạn viết này Nguyễn Tuân đã cho ta thấy cách viết của ông như kịch bản phim và qua bàn tay đạo diễn, nó tạo ra sự sống động hồi hộp âu lo, thán phục… với biết bao cảm xúc nảy nở trong lòng người đọc. Ở vòng vây này, ông đò đã chiến thắng không chỉ bằng sự mưu trí, dũng cảm mà hơn thế bằng tay lái điêu luyện thành thục “tay lái ra hoa”. Con thuyền lướt nhanh trên đầu sóng, sóng của Sông Đà và sóng của ngôn ngữ Nguyễn Tuân. Cảnh vượt thác là bài ca chiến trận hào hùng, hình ảnh bừng sáng: ông lái đò oai phong lẫm liệt như một vị danh tướng, trí dũng song toàn, quyết liệt và quyết đoán, uyển chuyển linh hoạt như một nghệ sĩ xử lý tình huống với trái tim khát khao chinh phục… đã lập thành hào quang chiến thắng.
Đối với người lái đò, hiểm nguy trên dòng sông cũng chính là một phần trong cuộc sống thường nhật của ông, được ông chấp nhận như một tất yếu; tác giả đã làm cho hình ảnh người lái đò lấp lánh hơn, giàu chất nghệ sĩ hơn từ công việc đối mặt với hiểm nguy đã trở thành bình thường. Khi vượt qua gian nguy, “sóng nước lại tan xèo xèo trong trí nhớ sông nước lại thanh bình. Đêm ấy nhà đò đốt lửa trong hang đá, nướng ống cơm lam, và toàn bàn về cả anh vũ cá dầm xanh,… Cũng chẳng thấy ai bàn thêm một lời nào về cuộc chiến thắng vừa qua.” Giọng văn thanh thoát, nhẹ nhàng ta lại thấm thía thêm vẻ đẹp nữa của người lái đò Sông Đà. Họ anh hùng biết bao trong lao động nhưng cũng thật khiêm nhường, bình dị biết bao trong cuộc sống đời thường. Chất trữ tình bên lửa cháy và có cả những câu chuyện đời thường ở quá khứ ở phía trước nhưng tuyệt nhiên không có hồi ức về hiểm nguy mà tất cả đều lãng mạn ngọt ngào. Điều ấy như một thứ khí chất, một tính cách cấu thành con người ông lái đò. Nó khác biệt với người bình thường mỗi khi đối mặt nguy hiểm vẫn phải toan tính âu lo; và khi vượt qua rồi vẫn cảm thấy bất an vẫn hồi hộp mỗi khi nhớ về. Cái phi thường trở thành cái bình thường, chất chiến sĩ hòa quyện với phong thái tài tử nghệ sĩ. Từ đó mà tôn cao thêm tầm vóc của người lao động. Và tụ lại trong con người ông lái đò một phẩm chất kép: phong thái nghệ sĩ và tính cách người anh hùng sông nước. Con người mà trái tim nghệ sĩ đập thầm lặng nhưng mạnh mẽ trong cơ thể thép, ý chí thép.
Văn chương phản ánh cuộc bằng hình tượng. Đặc điểm cơ bản của hình tượng văn chương là sự thống nhất giữa tính cá biệt, cụ thể và khái quát. Và vì điển hình là khái niệm xác định chất lượng hình tượng, cho nên một hình tượng văn chương có tính khái quát cụ thể đến mức độc đáo thì hình tượng trong đó trở thành điển hình. Soi chiếu vào thực tiễn qua “Người lái đò Sông Đà” người đọc có thể đánh giá Nguyễn Tuân đã xây dựng thành công một hình tượng điển hình.
Người lái đò trước hết đã thể hiện cái “cá biệt” rất rõ nét, đó là một con người cụ thể làm nghề lái đò chuyên vượt thác Sông Đà ở Lai Châu. Hoạt động của nhân vật trong không gian, thời gian xác định với những hành động suy nghĩ rất riêng không trộn lẫn.
Ý nghĩa hình tượng ông lái đò: Phân tích người lái đò sông Đà
Có thể nói, qua hình tượng ông lái đò, đã thể hiện thành công lòng yêu nước của ông. Đó là tình yêu mến, tự hào trước vẻ đẹp thông minh, dũng cảm và rất mực tài hoa của con người Việt Nam. Qua người lái đò, Nguyễn Tuân gửi gắm một quan niệm mới về chủ nghĩa anh hùng. Người anh hùng có ở những con người bình dị, có trong cuộc sống lao động sản xuất hằng ngày. Cụ thể trong tác phẩm Người lái đò sông Đà là một ông lão đã bảy mươi tuổi nhưng có những hành động phi thường, sau hàng trăm lần chở hàng chiến thắng dòng sông “hung bạo” lập nên những kì tích, lại trở về với cuộc sống đời thường mà không hề nghĩ mình đã có những hành động anh hùng. Ông lái đò là hình tượng đẹp về người lao động mới. Chèo đò hàng ngày trên sông nhiều năm liền, đóng góp công sức trong công cuộc xây dựng đất nước. Hình ảnh ông lái đò hiện lên qua trang văn Nguyễn Tuân càng đáng trân trọng hơn!
Hơn thế nữa, qua hình tượng ông lái đò, đã một lần nữa khẳng định và thể hiện thành công phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân là nhà văn hay hướng tới cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt, tải phải tới mức siêu phàm. Với Người lái đò Sông Đà, tài của ông đò trong nghề sông nước đã đạt tới mức siêu phàm. Ông thường tìm hiểu và miêu tả vẻ đẹp con người từ phương diện tài hoa nghệ sĩ. Và rõ ràng, trong tác phẩm, ông lái đò như một người nghệ sĩ tài hoa trên sông đất. Mà quan niệm về nghệ sĩ được hiểu theo nghĩa là làm bất cứ nghề gì, thì làm việc điêu luyện tới mức xuất chúng, siêu việt. Trong nghề lái đò, cho nên, ông đò như người nghệ sĩ của sông nước.
Đánh giá: Phân tích người lái đò sông Đà
Tuy nhiên, bối cảnh viết truyện vào năm 1958, xu thế văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa giai đoạn này đang tập trung vào chủ đề xây dựng cuộc sống mới và con người mới. Ngòi bút văn chương của Nguyễn Tuân đã rất tinh tế khi xây dựng được một điển hình về con người mới âm thầm lao động, đóng góp trong quá trình xây dựng đất nước. Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân là con người vô danh, nhưng ông thực sự đáng tôn vinh, vì có những phẩm chất của con người lao động chân chính. Và vẻ đẹp của con người lao động, con người vô danh được coi là khám phá của Nguyễn Tuân khi viết về sống mới, con người mới. Qua hình tượng nhân vật trong tác phẩm có thể hình dung trên các miền đất thiên nhiên hung dữ có hàng nghìn hàng vạn những con người quả cảm và nghệ sĩ như người lái đò dòng sông cuối trời Tây Bắc, họ có mặt sống và chiến đấu trên khắp mọi vùng đất Tổ quốc Việt Nam. Với văn học nước ngoài, Người lái đò Sông Đà có những nét tương đồng với nhân vật ông già đánh cá trong “Ông già và biển cả” của Hemingway và hàng loạt những nhân vật đấu tranh sinh tồn trong các truyện ngắn của Jắc-Lân-đâu.
Nghệ thuật: Phân tích người lái đò sông Đà
“Người lái đò sông Đà” được Nguyễn Tuân sử dụng nhiều phép so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, liên tưởng tưởng tượng phong phú cho nên việc chèo đò, vượt thác, vận chuyển hàng hóa của nhà đò làm người đọc liên tưởng đến cuộc chiến không khoan nhượng giữa con người và thiên nhiên, giữa ông lái đò và con sông Đà. Để cuộc chiến trở nên hấp dẫn và chân thực hơn, ông đã kết hợp nhiều yếu tố tri thức điện ảnh, quân sự, lịch sử, địa lí, võ thuật, hội họa, điêu khắc, âm nhạc… và miêu tả. Nét tài hoa uyên bác của Nguyễn Tuân còn được thể hiện qua ngôn ngữ, hình ảnh, câu văn sáng tạo mới mẻ, vốn từ vựng phong phú, ngôn ngữ chính xác. Câu văn đa dạng, nhiều tầng, giàu nhịp điệu : lúc hối hả, gân guốc, khi chậm rãi, trữ tình.
Kết bài: Phân tích người lái đò sông Đà
Sáng tạo hình tượng người lái đò, Nguyễn Tuân đã thể hiện thái độ yêu mến, tự hào và cảm phục trước những con người lao động bình dị nhưng tiềm ẩn “chất vàng mười” quý giá của Tổ quốc và vùng Tây Bắc. Cũng bằng hình tượng nhân vật người lái đò, Nguyễn Tuân đã mang đến thông điệp: chủ nghĩa anh hùng đâu phải tìm kiếm đâu xa, nó có ngay trong cuộc sống đời thường ở những vùng khuất lấp. Và những người bình dị có trí dũng tài ba họ có thể tạo hình tạc mẫu cho nghệ thuật văn chương.
lediem.net
Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 12
Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12
- Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ Văn 12
- Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng … đau dứt từng mảnh thịt” Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên … Nhưng Mị vẫn băng đi” Ngữ Văn 12
- Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, … tu sửa lại căn nhà.”
- Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
- Phân tích nhân vật mị: “lần lần mấy năm qua … đến bao giờ chết thì thôi”.
- Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân
- Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý (Vợ nhặt, Kim Lân) – Ngữ Văn 12
- Nhận định hay về văn học lớp 12
- Phân tích hình tượng con sông Đà
- Phân tích người lái đò sông Đà