lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi. Ở đây, lediem.net sẽ gợi ý các bạn lập dàn ý và hướng dẫn các bạn viết một bài văn hoàn chỉnh về việc phân tích đánh giá bài đất nước của Nguyễn Đình Thi, một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất. Mời các bạn tham khảo bài viết Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi.
Đề: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
ĐẤT NƯỚC
NGUYỄN ĐÌNH THI
Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới
Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy
Mùa thu nay khác rồi
Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
Gió thổi rừng tre phấp phới
Trời thu thay áo mới
Trong biếc nói cười thiết tha
Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa
Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về
Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều
Những đêm dài hành quân nung nấu
Bỗng bồn chồn nhớ mắt người yêu
Từ những năm đau thương chiến đấu
Đã ngời lên nét mặt quê hương
Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
Đã bật lên những tiếng căm hờn
Bát cơm chan đầy nước mắt
Bay còn giằng khỏi miệng ta
Thằng giặc Tây thằng chúa đất
Đứa đè cổ đứa lột da
Xiềng xích chúng bay không khoá được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà
Khói nhà máy cuộn trong sương núi
Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
Ôm đất nước những người áo vải
Đã đứng lên thành những anh hùng
Ngày nắng đốt theo đêm mưa giội
Mỗi bước đường mỗi bước hi sinh
Trán cháy rực nghĩ trời đất mới
Lòng ta bát ngát ánh bình minh
Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.
1948-1955
(Thơ, NXB Văn học, Hà Nội, 2001)
Gợi ý lập dàn ý: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Mở bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Giới thiệu tác giả, tác phẩm: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
+ Tác giả Nguyễn Đình Thi
+ Bài thơ “Đất nước” được trích trong tập “Thơ”, nhà xuất bản văn học , Hà Nội 2001.
Giới thiệu khái quát về bài thơ và những ấn tượng chung về vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của bài thơ.
Thân bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Nêu khái quát: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Nội dung: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
– Hình ảnh người ra đi trong hoài niềm.
– Bức tranh mùa thu của đất nước độc lập tự do.
– Hình ảnh đất nước, đau thương, mất mát, quật cường, anh dũng.
Nghệ thuật: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Thể thơ tự do
Ngôn ngữ thơ
Hình ảnh thơ
Giọng thơ, nhịp thơ
Các biện pháp tu từ
Cảm nhận suy nghĩ: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Kết bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Nêu cảm nghĩ ấn tượng về bài thơ.
Hướng dẫn viết bài văn hoàn chỉnh: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Mở bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính phải là sự phát minh, khám phá và sáng tạo về nội dung lẫn hình thức. Bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi là một tác phẩm như thế. Qua bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã xây dựng rất thành công những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, cụ thể được thể hiện qua đoạn thơ sau:
” Sáng mát trong như sáng năm xưa
…..
Rũ bùn đứng dậy sáng loà.”
Thân bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Khái quát và phân, tích đánh giá về nội dung: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Bài thơ “Đất nước” là tác phẩm xuất sắc của Nguyễn Đình Thi thể hiện rõ tâm tư và tình cảm của tác giả về quê hương, Tổ quốc. Bài thơ được trích trong tập “Thơ”, nhà xuất bản văn học , Hà Nội 2001. Trước hết, tác giả thể hiện cảm xúc dâng trào trước những đổi thay của mùa thu đất nước:
“Sáng mát trong như sáng năm xưa
Gió thổi mùa thu hương cốm mới”
Mở đầu bài thơ, tác giả đã gợi lên cho người đọc không khí mùa thu tươi đẹp của đất nước. Đó là một mùa thu đầy ánh sáng với hương cốm phảng phất, là một đặc trưng của Thủ đô Hà Nội. Chỉ với vài nét chấm phá, cả không gian lẫn thời gian đều được khắc họa một cách rõ nét. Chính cái không khí ấy đã làm cho tác giả gợi nhớ đến mùa thu trước kia của đất nước. Đó là một mùa thu “chớm lạnh với gió heo may” thổi đầy trên “phố dài”. Đó là hình ảnh người chiến sĩ dứt áo “ra đi đầu không ngoảnh lại”, quyết tâm chiến đấu vì hòa bình và hạnh phúc. Nếu thuở Lưu Trọng Lư, hình ảnh người ra đi đượm buồn thì ở đây, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa lên hình ảnh những người chiến sĩ ra đi dứt khoát, vì lý tưởng cao đẹp.
“Tôi nhớ những ngày thu đã xa
Sáng chớm lạnh trong lòng Hà Nội
Những phố dài xao xác hơi may
Người ra đi đầu không ngoảnh lại
Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy.”
Ẩn sâu từng lời thơ là hình ảnh Thủ đô Hà Nội 1000 năm văn hiến. Mùa thu Hà Nội hiện lên đẹp đẽ, đặc trưng, xen kẽ không gian man mác, đậm chất thơ là hình ảnh con người với những khát vọng rất đáng trân trọng.
Tiếp theo đó, tác giả đi từ quá khứ đến hiện tại. Mùa thu của đất nước đầy vui tươi, hòa ca cùng niềm vui chiến thắng, độc lập mà biết bao con người đã cùng nhau chiến đấu mới giành được. Mùa thu nay đã khác, con người đã có thể hiện ngang đứng “giữa núi đồi” để ngân vang bài ca chiến thắng. Tiếng “nói cười”, tiếng hát, như hòa cùng núi sông “xanh biếc”. Và mùa thu của hôm đi dường như đã khác mùa thu ngày hôm qua. Nó như mở ra tương lai của đất nước tươi đẹp, hứa hẹn những đột phá ở phía trước.
“Trời xanh đây là của chúng ta
Núi rừng đây là của chúng ta
Những cánh đồng thơm mát
Những ngả đường bát ngát
Những dòng sông đỏ nặng phù sa”
Với điệp từ “đây”, “chúng ta”, “những”,… Nguyễn Đình Thi như đã khắc họa được lời ca tiếng hát của biết bao nhiêu con người trong ngày chiến thắng. Giờ đây, bầu trời, núi xanh, những cánh đồng, ngả đường hay là cả những con sông đều đã là của “chúng ta”. Đó như lời ngân vang tràn đầy hạnh phúc và tự hào của nhân dân bởi những nỗ lực và chiến đấu không ngừng đã giành được sự độc lập và hòa bình cho đất nước. Chỉ với vài vần thơ, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa được tâm thế và những xúc cảm của cả một thế hệ.
Sau những xúc cảm về mùa thu của đất nước, tác giả hồi tưởng lại quãng thời gian đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp oanh liệt, hào hùng. Đó là đất nước với những con người bất khuất, dũng cảm, chiến đấu hết mình vì độc lập, tự do của dân tộc:
“Nước chúng ta
Nước những người chưa bao giờ khuất
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
Những buổi ngày xưa vọng nói về!”
Đất nước dường như có sức sống vô cùng bền bỉ. Đó là đất nước của những con người sống mãi với thời gian bởi họ đã dành cả tuổi thanh xuân của mình vì lý tưởng chung. Đó là một truyền thống nghìn đời của dân tộc. Và sự hào hùng, bất khuất ấy dường như in sâu vào lớp trầm tích ngàn năm với những tiếng “rì rầm” “vọng nói về”, để rồi tiếp thêm sức mạnh cho ngày hôm nay.
Qua ngòi bút của Nguyễn Đình Thi, đất nước hiện lên đau thương nhưng cũng rất đỗi anh hùng:
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
Những nỗi đau trong quá khứ, những mất mát mà cuộc chiến tranh mang lại sẽ không bao giờ có thể quên. Biết bao con người đã ngã xuống, biết bao cánh đồng xanh mướt một màu đỏ của máu và khói lửa. Đến cả những con vật vô tri, “những gốc lúa bờ tre hồn hậu” “cũng bật lên những tiếng căm hờn” bởi tội ác dã man mà quân giặc tạo ra. Thế nhưng dù quân giặc của tàn ác đến đâu, dân tộc Việt Nam vẫn luôn luôn dũng cảm, lạc quan, sẵn sàng chiến đấu:
“Xiềng xích chúng bay không khóa được
Trời đầy chim và đất đầy hoa
Súng đạn chúng bay không bắn được
Lòng dân ta yêu nước thương nhà!”
Lời thơ như khẳng định dù có phải chịu biết bao nhiêu đè nén, tàn ác của thực dân thì đất nước Việt Nam vẫn luôn là mình, hồn hậu, tươi đẹp với “chim”, “hoa”. Và hơn cả là “tấm lòng yêu nước thương nhà” của nhân dân đoàn kết.
Vượt qua tất cả những điều tàn ác, ách đô hộ của kẻ thù, đất nước đã “đứng lên”, “bật lên” để rồi tạo nên kỳ tích mà bình và cho đến tận bây giờ, mỗi khi nhắc lại, bất cứ kẻ thù nào cũng đều phải run sợ:
“Súng nổ rung trời giận dữ
Người lên như nước vỡ bờ
Nước Việt Nam từ máu lửa
Rũ bùn đứng dậy sáng lòa”
Chỉ với bốn câu thơ lục ngôn, Nguyễn Đình Thi đã khép lại bài thơ bằng giọng điệu đanh thép, kiên cường, tự hào. Khẳng định rằng, mỗi khi đất nước lâm nguy, nhân dân Việt Nam sẽ đứng lên, “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Đó là một sức mạnh cộng đồng rất đáng trân trọng của nhân dân. Và đó cũng là định nghĩa về đất nước rất thơ của Nguyễn Đình Thi. Đó là một đất nước nhỏ bé, lam lũ, suốt chiều dài của lịch sử. Thế nhưng vượt lên trên tất cả, đất nước ấy luôn đứng dậy, kiên cường, mạnh mẽ, viết nên những trang sử hào hùng của dân tộc.
Nghệ thuật: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Có thể nói, tác phẩm Đất nước của nhà thơ Nguyễn Đình Thi về hình thức có nhiều đặc sắc, độc đáo và đầy sáng tạo. Trong tác phẩm, tác giả sử dụng thành công thể thơ tự do, nhịp thơ và giọng điệu biến hóa linh hoạt lúc trầm, lúc bổng, nhẹ nhàng, thiết tha đã diễn tả rất thành công những suy nghĩ, cảm nhận của ông đối với Đất nước. Ngôn ngữ thơ mộc mạc, giản dị nhưng lại giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao. Cùng với đó là sự sáng tạo trong việc sử dụng các biện pháp tu từ (điệp từ, nhân hóa, ẩn dụ, …). Thiết nghĩ, đó là sự thành công tác giả Nguyễn Đình Thi trong bài thơ Đất nước về mặt hình thức nghệ thuật. Bài thơ “Đất nước” của Nguyễn Thi với giọng điệu trữ tình, những hình ảnh quen thuộc đậm chất gợi hình, gợi tả, Nguyễn Đình Thi đã khắc họa quá khứ hào hùng của dân tộc và một niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước. Bài thơ cùng với biết bao tác phẩm khác đã khắc họa nên một đất nước Việt Nam tươi đẹp, có bề dày lịch sử, văn hoá rất đáng tự hào.
Cảm nhận, suy nghĩ: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Qua bài thơ Đất nước của Nguyễn Đình Thi, thế hệ trẻ chúng ta nhận thấy lòng yêu nước, sự tự hào về một đất nước tuy có nhiều đau thương, mất mát trong chiến tranh, nhưng lại anh dũng, kiên cường, bất khuất. Đó là tình cảm rất đáng quý và được trân trọng. Thế hệ trẻ chúng ta, cần phát huy hơn nữa truyền thống yêu nước vẻ vang của dân tộc, kế thừa và phát triển đất nước, xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ đi trước.
Kết bài: Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Lê Ngọc Trà từng nói “nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giải bày và gửi gắm tâm tư”. Thật vậy, mỗi một tác phẩm văn học là tiếng nói tâm tư, tình cảm và sự giải bày của chính tác giả về con người, về cuộc sống. Và tác phẩm Đất nước của Nguyễn Thi cũng như thế. Thông qua bài thơ Đất nước, nhà thơ Nguyễn Đình Thi đã giải bày và gửi gắm về mặt nội dung là sự tự hào về quá khứ anh dũng, hào hùng của dân tộc ta, đồng thời còn là niềm tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc. Có thể nói, tình cảm của tác giả đối với Đất nước vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc.
lediem.net
Một số bài viết liên quan bài Đọc Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Soạn bài Thực hành Tiếng Việt – Bài 6 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đọc Bình Ngô Đại Cáo – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Thư lại dụ Vương Thông – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Bảo Kính Cảnh Giới – Bài 7 – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo
- Đất rừng phương Nam Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Giang Bảo Ninh Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Xuân về Bài 8 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Buổi học cuối cùng Bài 8 Chân trời sáng tạo
- Thực hành tiếng việt bài 8 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
- Hịch Tướng Sĩ Bài 9 Chân trời sáng tạo – Ngữ Văn 10
- Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
- Nam quốc sơn hà Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Đất Nước Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Tôi có một giấc mơ Bài 9 Chân trời sáng tạo Ngữ Văn 10
- Thực hành tiếng việt bài 9 ngữ văn 10 chân trời sáng tạo
Một số bài viết liên quan bài Viết văn – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Phân tích đánh giá bài thơ Nắng mới Lưu Trọng Lư – Ngữ Văn 10
- Phân tích đánh giá bài thơ Tỏ lòng Phạm Ngũ Lão – Ngữ Văn 10
- Phân tích đánh giá bài đi trong hương tràm
- Phân tích đánh giá bài tương tư
- Phân tích đánh giá bài Đất nước Nguyễn Đình Thi
Một số bài viết liên quan bài Đọc hiểu (kiểm tra) – Ngữ Văn 10 – Chân trời sáng tạo:
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 1 – Chân trời sáng tạo
- Đề kiểm tra Ngữ Văn 10 – Đề 2 – Chân trời sáng tạo
- Đọc hiểu Đi trong hương tràm – Hoài Vũ
- Trắc nghiệm bài thơ Thương vợ
- Trắc nghiệm bài thơ Mùa hoa mận
- Tự đánh giá trang 87 SGK Ngữ văn 10, tập 2, Cánh diều