lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Có thể nói, Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân trong tác phẩm Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân là trong những vấn đề quan trọng của bài. Vậy nên, để các bạn có thể hiểu rõ hơn, lediem.net sẽ hướng dẫn, gợi ý các bạn các đặc điểm trong Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân và một bài viết hoàn chỉnh Phân tích nét đặc sắc nghệ thuật trong tác phẩm Người lái đò sông Đà. Sau đây mời bạn đọc tham khảo bài viết Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. 

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đặc điểm 1: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác:  Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Tài hoa trong sử dụng từ ngữ, hình ảnh, câu văn:

+ Từ ngữ: Tác giả sáng tạo từ mới lạ, độc đáo, chính xác và tinh tế: áng tóc trữ tình, mặt mèo bệch, đám tảng đảm hòn, nước ặc ặc lên, đòi ăn chết cái thuyền…

+ Hình ảnh: Tác giả sáng tạo hình ảnh mới lạ, độc đáo: so sánh dòng sông như “áng tóc trữ tình”, tiếng thác nước sông Đà như tiếng một ngàn con trâu mộng da bùng bùng cháy, đang lồng lộn giữa rừng vầu, rừng tre nứa nỗ lửa…

+ Câu văn biến hoá linh hoạt, khi tầng tầng lớp lớp, khi ngắn gọn đột ngột. Lúc cần thiết, nhà văn phá vỡ những quy tắc ngữ pháp thông thường để thể hiện cảm xúc, diễn tả đối tượng.

Uyên bác:

+ Nguyễn Tuân thường vận dụng tri thức của nhiều ngành văn hoá, nghệ thuật khác nhau để tiếp cận và miêu tả đối tượng (tri thức về địa lí, lịch sử, văn hoá, điện ảnh để miêu tả sông Đà; tri thức về võ thuật, quân sự để miêu tả cuộc vượt thác của người lái đò như một trận thuỷ chiến).

+ Tác phẩm của Nguyễn Tuân không những có giá trị văn học mà còn có giá trị văn hoá.

Đặc điểm 2: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Hay hướng tới cải khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt: đẹp phải tới mức tuyệt mĩ, dữ dội phải tới mức khủng khiếp (hình tượng sông Đà), tài phải tới mức siêu phàm (hình tượng người lái đò): 

Đặc điểm 3: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Thường tìm hiểu, miêu tả vẻ đẹp con người từ phương diện tài hoa, nghệ sĩ (hình tượng người lái đò)

Đặc điểm 4: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Sở trường ở thể tuỳ bút

– Phong cách tài hoa, uyên bác, độc đáo của Nguyễn Tuân đưa tác giả tới thể tuỳ bút như một điều tất nhiên. Vì ở thể tuỳ bút, tác giả có thể tự do, thoải mái bộc lộ hết cái tôi của mình.

– Tuỳ bút pha bút kí không chỉ “hướng nội” để thể hiện cảm xúc, suy tư, diễn tả thế giới nội tâm của tác giả mà còn “hướng ngoại” để phản ánh hiện thực cuộc sống, ghi chép thành tích xây dựng, chiến đấu của nhân dân ta.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

 

Bài viết: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đề: Nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân được thể hiện như thế nào qua tùy bút người lái đò Sông Đà?

Bài viết phân tích: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Đọc Nguyễn Tuân có người đã gọi nghệ thuật là người đi tìm cái đẹp, không chỉ vậy, còn là người “dẫn đường đến xử xử cái đẹp”. Chính những áng văn của Nguyễn Tuân đã thể hiện sự phong phú về từ ngữ, sự khó tính của nhà văn khi tìm ra những câu văn, những từ ngữ thật hay, thật đất. Đọc tùy bút người lái đò Sông Đà ta thấy hết những nét tài hoa của Nguyễn Tuân khi tả hình tượng người lái đò Sông Đà. Chúng ta đã bắt gặp hình tượng con người lao động mới, không chỉ thông minh, sáng tạo, cần cù mà còn tài hoa, nghệ sĩ, Qua ăng tùy bút tuyệt vời ấy, ta còn thấy ngời lên vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Nam. Đó chính là tấm lòng của Nguyễn Tuân trước vẻ đẹp con người và đất nước Việt Nam. Tất cả đã kết tinh tạo thành nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân tài hoa, độc đáo.

Tài năng của Nguyễn Tuân được thể hiện rõ nét qua hình tượng con Sông Đà và hình tượng người lái đò Sông Đà. Đây là hai hình tượng trung tâm, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, con Sông Đà và người lái đò đã trở thành hai nhân vật với hai tính cách vừa đối lập vừa bổ sung cho nhau.

Con sông Đà mang trong nó một vẻ đẹp vừa hung bạo, vừa trữ tình. Không bằng lòng với những gì chung chung, đại khái, Nguyễn Tuân đã dành nhiều công sức để tìm hiểu con Sông Đà Dưới cái nhìn của ông, dòng sông được nhìn từ mọi khía cạnh địa lí, lịch sử,… Con sông trở nên dữ dội, hung bạo “nước xô đã, đã xô gió, cuốn cuộn luồng gió gian ghẻ suốt năm. Nó như một con thủy quái khổng lồ, sẵn sàng nuốt tất cả mọi thứ vào trong lòng nó. Con thủy quái ấy cử như chỉ chờ có thuyền nào qua là nhổm dậy về lấy mà nuốt chửng cho hả cơn giận dữa Nhưng bên cạnh nét hung bạo đó, con sông lại mang một vẻ đẹp trữ tỉnh, “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một ông tộc trữ tình, đầu tóc, chân tóc ẩn hiện trong mây trời Tây Bắc bùng nổ hoa ban, hoa gạo tháng hai…”. Màu sắc nước của Sông Đà cũng biến đổi theo các mùa trong năm, mỗi mùa là một sắc riêng. Mùa xuân nước “xanh ngọc bích”, còn mùa thu nước Sông Đà lại “lừ lừ chín đỏ”, Sông Đà còn mang vẻ đẹp mộng mơ “như một nỗi niềm cổ tích ngày xưa và Nguyễn Tuân đã vô cùng yêu quý con Sông Đà với một nỗi niềm thầm kín, thiết tha khi ông coi nó như một người bạn cố trị, lâu ngày không gặp thì thấy nhớ. Phải có một tâm hồn yêu thiên nhiên, đất nước sâu sắc và mãnh liệt thì Nguyễn Tuân mới có thể lột tả hết được vẻ đẹp vừa hung dữ nhưng cũng đậm chất trữ tình, thơ mộng của con Sông Đà như thế.

Song song với hình tượng con Sông Đà là hình tượng người lái đò Sông Đà. Dưới con mắt tài hoa nghệ sĩ của Nguyên Tuân, ông nhìn người lao động như một người nghệ sĩ tài hoa trên sông nước. Ông lái đò là một “tay lái ra hoa”, bởi người lái đò đã đưa con thuyền vượt qua dòng sông đầy dữ dội ấy là cả một nghệ thuật. Bằng trí tưởng tượng phong phú, Nguyễn Tuân miêu tả cuộc vượt thác của ông đò như là một viên tướng thời xưa lao vào một “trận đồ bát quái” đã được bày sẵn với nhiều cạm bẫy và nguy hiểm bủa vây. Ở từng trùng vây thạch trận, ông lái đò đều có cách ứng phó riêng bởi ông đã nắm chắc “binh pháp của thần Sông Đà”. Và không có ai hiểu con sông ấy hơn ông. Ông nắm vững cái quy luật tất yếu của dòng Sông Đà nên ông có quyền tự do tung hoành ngang dọc trên con sông ấy mà không hề sợ hiểm nguy. Con Sông Đà đã bị ông khuất phục. Ở trùng vây thứ nhất, con thuyền và sóng thác giằng co dữ dội, ông lái đò hai tay giữ mái chèo khỏi bị hất lên khỏi sóng trận địa, phóng thẳng vào mình. Nhưng ông không chỉ là người lái đò dũng cảm mà còn là người lãnh đạo tài ba. Ông chỉ huy con thuyền với sáu bơi chèo vượt qua con thác dữ dội và hung bạo ấy. Giữa những hiểm nguy đang chực chờ, “vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy gọn ngắn, tỉnh táo của người cầm lái…”. Ở trùng vậy thứ hai, con thác leo xuống với bọt trắng xóa, che phủ bao nhiêu mũi đá ngầm nguy hiểm, chỉ duy nhất phía trái dòng sông là có thể vượt qua, con mắt của ông nhìn rõ từng luồng sinh, luồng tử ông “ghì cương lái, cử bám chắc lấy luồng nước tung sóng mà phóng mạnh vào cửa sinh”, ở trùng vây thứ ba, bên phải, bên trái đều là luồng chết, chỉ có duy nhất luồng giữa ông nhanh nhạy chớp thời cơ “đưa con thuyền phóng thẳng, chọc thủng cửa giữa”. Khi đưa con thuyền an toàn vượt thác, ông lại trở về với con người của đời sống thường ngày, lại ung dung đưa thuyền xuôi dòng.

Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân
Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân

Qua hình tượng người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân đưa ra một cái nhìn mới về chủ nghĩa anh hùng. Nó không chỉ có ở nơi chiến trường, trong chiến tranh gian khổ, ác liệt mà nó ở ngay trong cuộc sống hàng ngày. Sự mưu trí, dũng cảm và tài hoa ấy ẩn chứa ngay trong những con người lao động hiền lành, bình dị. Qua bài tùy bút người lái đò sông Đà cụ thể là qua hai hình tượng: con Sông Đà và người lái đò sông Đà, đã thể hiện những nét độc đáo trong phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Tuân.

Trước hết, ông thường tô đậm cái khác thường, cái phi thường để gây ấn tượng và cảm xúc mãnh liệt. Đối với ông, cái đẹp phải là cái đẹp tuyệt mĩ, cái đẹp siêu phàm, còn dữ dội phải đến mức khủng khiếp. Và con sông Đà đã bị chi phối bởi nét nghệ thuật này, không có con sông nào có thể dữ dội, hung bạo hơn dòng chảy của con Sông Đà và cũng hiếm có con sông nào lại thơ mộng và trữ tình đến thế. Hai tính cách tưởng như trái ngược nhau lại là hài hòa làm nên nét riêng của con sông Đà. Cái mạnh mẽ và cái yếu đuối luôn song hành, thu hút nhà văn Nguyễn Tuân, ở dòng sông này, Nguyễn Tuân đã thể hiện tài năng chủ nghĩa, ông đua tài chủ nghĩa với tạo hóa. Đó cũng chính là cái “ngông” của Nguyễn Tuân. Thứ hai, nhà văn a phản ấn thường tiếp cận và phản ánh đối tượng từ phương diện văn hóa, mĩ thuật. Con người dưới ngòi bút của Nguyễn Tuân tỏa sáng lấp lánh vẻ đẹp của tài hoa, trí tuệ. Người lái đò sông Đà được Nguyễn Tuân miêu tả như một nghệ sĩ trên sông nước. Và cuối cùng, phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân là phong cách tài hoa, uyên bác. Nó thể hiện ở những từ ngữ, hình tượng nghệ thuật trong văn của ông. Ngôn ngữ của Nguyễn Tuân có đầy đủ cả màu sắc, âm thanh và hình tượng. Ông tả “Sông Đà tuôn dài, tuôn dài như một áng tóc trữ tình”. Từ “áng” chỉ dùng cho văn thơ đẹp, nay con sông như một áng thơ trữ tình. Những từ ngữ mạnh, dữ dội khi miêu tå sự dữ dội của con sông: ặc ặc, lồng lộn, … chỉ đọc lên cũng hình dung ra sự dữ dội của con sông. Không có ai như Nguyễn Tuân khi lấy chính những cái đối lập, tương phản với nhau để làm nền, làm nổi bật nó lên. Khi tả nước ông đã miêu tả lửa. Còn tả sông, ông lại tả rừng đối lập với nó. Đó cũng chính là cái ngông của ông. Chính thế nên câu văn của Nguyễn Tuân luôn biến hóa, gây bất ngờ và hứng thú cho người đọc. Đọc văn Nguyễn Tuân, ta còn biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa, điện ảnh, địa lí…

Đọc bài tùy bút người lái đò sông Đà ta thấy cái tài và cái tình của Nguyễn Tuân. Cái tài của ông được thể hiện ở câu chữ, hình ảnh của con sông Đà và hình tượng của người lái đò sông Đà. Cái tình là tình cảm của ông đối với thiên nhiên, con người lao động Việt Nam. Văn của ông không chỉ là lâu đài chủ nghĩa mà còn là bề sâu tâm hồn.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận xã hội – Ngữ Văn 12

  1. Vai trò của thái độ sống đối với sự thành công của mỗi người
  2. 2 cách mở bài nghị luận xã hội

 

Một số bài viết liên quan Nghị luận văn học – Ngữ Văn 12 

  1. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm mùa đông – Ngữ Văn 12
  2. Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm tình mùa xuân – Ngữ Văn 12
  3. Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  4. Phân tích nhân vật Bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ nhặt Kim Lân – Ngữ Văn 12
  5. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Trong bóng tối, Mị đứng yên lặng … đau dứt từng mảnh thịt” Ngữ Văn 12
  6. Phân tích nhân vật Mị trong đoạn trích: “Lúc ấy đã khuya. Trong nhà đã ngủ yên … Nhưng Mị vẫn băng đi” Ngữ Văn 12
  7. Phân tích nhân vật Tràng trong đoạn trích: “Sáng hôm sau, mặt trời lên bằng con sào, … tu sửa lại căn nhà.”
  8. Mở bài kết bài chung cho nghị luận văn học Ngữ Văn 10,11,12
  9. Phân tích nhân vật mị: “lần lần mấy năm qua … đến bao giờ chết thì thôi”.
  10. Phân tích diễn biến tâm trạng mị trong đêm tình mùa xuân 
  11. Nhân vật thị trong vợ nhặt dàn ý (Vợ nhặt, Kim Lân) – Ngữ Văn 12
  12. Nhận định hay về văn học lớp 12
  13. Phân tích hình tượng con sông Đà
  14. Phân tích người lái đò sông Đà
  15. Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân – Ngữ Văn 12

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *