lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Đi tìm đồng đội. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Đi tìm đồng đội một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Theo tiếp dấu chân đi tìm đồng đội
Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say
Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay
Tìm hoài, mầy ở đâu? Sao chưa thấy!

Mày nằm xuống chiến trường đang sôi sục
Bom đạn thù còn pháo chụp quanh đây
Tiếng thét trẻ thơ, tiếng kèn thúc giục
Hãy vùng lên ta chiến thắng quân thù

Người mẹ già chờ con tựa cửa
Hòa bình – con vẫn biền biệt nơi xa
Đôi mắt mẹ mờ, lòng mẹ bao la
Mấy mươi năm mẹ còn chờ còn đợi

Theo tiếp dấu chân đi tìm đồn đội
Ơi người bạn nằm xuống ở chốn này

(Đi tìm đồng đội, Nguyễn Nguy Anh, Một thoáng hương xưa, NXB Đồng Nai, 1996)
Đọc hiểu Đi tìm đồng đội
Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Câu 1: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội (Nguyễn Nguy Anh)

Xác định thể thơ.

Câu 2: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 3: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 4: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Theo văn bản, hình ảnh người mẹ được tái hiện qua những chi tiết nào?

Câu 5: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn sau:

“Ngày xưa lên rừng ngan ngát hương say

Ngày nay lên rừng nước mắt cay cay

Tìm hoài, mày ở đâu? Sao chưa thấy?”

Câu 6: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Anh/chị suy nghĩ gì về việc đi tìm đồng đội của những người lính được đề cập trong văn.

Câu 7: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Trình bày suy nghĩ của anh/ chị về trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Đọc hiểu Đi tìm đồng đội
Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Câu 1: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Thể thơ: thơ tự do.

Câu 2: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 4: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Theo văn bản, hình ảnh người mẹ được miêu tả qua các chi tiết: 

+ người mẹ già chờ con tựa cửa

+ đôi mắt mẹ mờ

+ lòng mẹ bao la

+ mấy mươi năm mẹ còn chờ còn đợi

Câu 5: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

– Biện pháp tu từ được sử dụng:

+ điệp ngữ: lên rừng

+ điệp cấu trúc: “ngày … lên rừng”

+ tương phản: ngan ngát hương say ><  nước mắt cay cay

+ câu hỏi tu từ: Mày ở đâu?

– Tác dụng

+ Nhấn mạnh tâm trạng đau đáu của những người lính trong hành trình trở lại chiến trường xưa đi tìm đồng đội

+ Làm tăng đoạn thơ trở nên gợi hình, gợi cảm;nhịp điệu thơ da diết.

+ Thể hiện tình yêu, sự trân trọng, cảm phục của tác giả đối với những người lính đã ngã xuống và cả những người lính hôm nay đang đi tìm đồng đội

Câu 6: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Việc đi tìm đồng đội là một việc làm đầy ý nghĩa thể hiện nghĩa tình với những đồng đội từng kề vai sát cánh, cùng chung chiến hào đánh đuổi quân thù, giải phóng đất nước mà còn là trách nhiệm của những người còn sống với người đã hi sinh và cả những người thân của họ. Dù gian khổ, khó khăn, những người lính vẫn không từ bỏ việc tìm lại đồng đội đã nằm xuống.

Điều này thật đáng cảm phục.

Đọc hiểu Đi tìm đồng đội
Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Câu 7: Đọc hiểu Đi tìm đồng đội

Giải thích: 

– Cuộc sống hòa bình hôm nay là thành quả chiến đấu, hi sinh của bao thế hệ đi trước. Vì thế, là một người trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước, mỗi chúng ta cần ý thức sâu sắc trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trách nhiệm của bản thân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: 

+ Bồi dưỡng lòng yêu nước. 

+ Luôn có lòng tự hào về con người, quê nhà, quốc gia, anh hùng hào kiệt, danh nhân văn hóa,…;

+ Luôn có tình thương yêu đối với đồng bào, giống nòi, dân tộc, phải cảm thông sâu sắc nỗi đau của đồng bào, dân tộc, mong muốn đồng bào mình được sống ấm no, hạnh phúc; 

+ Cần cù và phát minh sáng tạo trong lao động để kiến thiết  xây dựng quốc gia ngày càng giàu đẹp. 

+ Nhận thức sâu sắc về vai trò của bản thân và ý nghĩa của việc xây dựng bảo vệ Tổ quốc

+ Chăm chỉ, sáng tạo trong học tập lao động; tích cực rèn luyện đạo đức, tác phong, sống trong sáng, lành mạnh, tránh các tệ nạn xã hội; 

+ Tích cực tham gia việc góp phần xây dựng quê hương bằng những việc làm thiết thực, phù hợp với khả năng;

+  Biết phê phán, đấu tranh với những hành vi đi ngược lại lợi ích quốc gia, dân tộc.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *