Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập 

Kết cấu chặt chẽ, lập luận đanh thép, lí lẽ sắc bén, bằng chứng thuyết phục: Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập (Hồ Chí Minh)

a. Kết cấu chặt chẽ: Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

– Phần mở đầu nêu chân lí, lẽ phải không thể chối cãi về quyền con người để suy rộng ra quyền dân tộc, làm cơ sở cho lập luận ở phần tiếp theo. 

– Phần thứ hai, trên cơ sở chân lí, lễ phải đã nêu ở phần mở đầu, soi vào thực tiễn để tố cáo tội ác thực dân Pháp, từ đó phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt Nam. 

Cũng trên cơ sở chân lí, lẽ phải, soi vào thực tiễn tác giả khẳng định sự nghiệp chính nghĩa của nhân dân Việt Nam. 

– Phần cuối của bản Tuyên ngôn, tác giả tuyên bố thành lập chính phủ lâm thời, khẳng định quyết tâm sắt đá bảo vệ quyền độc lập dân tộc.

b. Lập luận đanh thép, lí lẽ sắc bén, bằng chứng thuyết phục: Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

– Lập luận luôn hướng đến mục đích của tác phẩm:

+ Để khẳng định độc lập dân tộc

+ Phủ nhận quyền của Pháp đối với Việt Nam.

+ Vạc trần bản chất của Pháp: Tố cáo tội ác thực dân Pháp trên đất nước Việt Nam. 

– Luôn có sự kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn, bằng chứng từ thực tiễn để tăng sức thuyết phục: tố cáo tội ác thực dân Pháp, tác giả nếu chứng cứ tội ác về chính trị, về kinh tế….

Giọng văn linh hoạt, phù hợp với đối tượng và nội dung truyền đạt: Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

– Nói với công luận quốc tế, lời văn uyên bác, giàu chất trí tuệ.

– Nói với đồng bào trong nước, lời văn tình cảm, chân thành, tha thiết.

– Giọng văn dõng dạc, trang trọng khi khẳng định quyền độc lập dân tộc.

– Giọng văn xót xa, căm giận khi tố cáo tội ác giặc

+ “Sau 13 chữ quyền, là 14 câu, câu nào cũng có chữ chúng mở đầu nặng như búa tạ… Và mỗi chữ chủng ấy, mỗi tội ác của chúng ấy, như trút xuống chữ ta làm xúc động lòng người: “Chúng tuyệt đối không cho dân ta chút quyền tự do dân chủ nào… Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tuỷ, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều” (Chế Lan Viên)). 

+ Giọng văn hùng hồn, đanh thép khi nói về tinh thần đấu tranh anh dũng của dân tộc Việt Nam: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!”. 

Ở đoạn văn này “Hai lần nhấn mạnh chữ gan góc, bốn lần nhấn mạnh chữ dân tộc, rồi hai câu lặp lại như những nhát dao mỗi lúc chém xuống mạnh hơn: “dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập!” Đọc lên nghe sảng khoái biết chừng nào” (Chế Lan Viên).

Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập
Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

Ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật vừa súc tích, chính xác, vừa giàu sức biểu cảm: Nghệ thuật Tuyên ngôn độc lập

– Từ ngữ vừa chính xác, vừa gợi cảm.

Chỉ một câu văn ngắn gọn gồm chín chữ: “Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị”, tác giả đã tổng kết được một thời kì lịch sử hào hùng của đất nước. Khi tác giả viết: “…bọn thực dân Pháp quỳ gối đầu hàng, mở cửa nước ta rước Nhật” thì hai chữ “quỳ gối”  và từ “rước” đã vẽ nên tư thế nô lệ, hèn nhát của thực dân Pháp.

Thay vì, tác giả viết: “Chúng đàn áp các cuộc khởi nghĩa của ta rất dã man” mà Hồ Chí Minh lại viết: “Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”. Ở đây, hành động đàn áp đã được thay bằng hình tượng tắm, mức độ của sự dã man đã được thay bằng hình tượng bể máu. Cách viết hình tượng này vừa gợi lên được tình cảnh người dân mất nước như đang quằn quại trong bể máu đau thương, vừa phóng tả bộ mặt quỷ sứ của kẻ thù xâm lược.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *