Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Bức tranh của tôi của Nguyễn Duy. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Bức tranh của tôi của Nguyễn Duy. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Bức tranh của tôi.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Bức tranh của tôi (Nguyễn Duy)
Tường nhà tôi thường treo nhiều tranh
Đẹp nhất vẫn là bức tranh màu xanh
Cửa sổ
Khói trắng dăng dăng ngang tầm thành phố
Dãy núi lam sương, cánh đồng biếc mạ…
Và rung rinh vài nhánh cây, chùm quả
Cùng với những gì gọi là cuộc đời
Tất cả dẵm trên nền vĩnh cửu: bầu trời
Bức tranh màu xanh tôi thường say ngắm nhất
Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên
Rồi một sáng tôi nghe lời bức tranh đằm thắm:
“Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”
(Nguyễn Duy, Cát trắng, NXB Quân đội nhân dân, 1973)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Câu 1: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Xác định thể thơ.
Câu 2: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 3: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Xác định phong cách ngôn ngữ.
Câu 4: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Nêu nội dung chính của bài thơ.
Câu 5:
Bức tranh đẹp nhất đã được vẽ nên bằng những hình ảnh nào? Vì sao tác giả lựa chọn những hình ảnh đó?
Câu 6:
Nêu hiệu quả của một biện pháp tu từ được nhà thơ sử dụng trong khổ thơ sau:
“Mỗi tia sáng làm đổi thay màu sắc
Mỗi hạt mưa, làn sương, cánh chim
Đã khảm vào tôi từ thuở biết nhìn
Và phác trong tôi bao đường nét bình yên “
Câu 7:
Nhận xét về quan niệm sống được Nguyễn Duy gửi gắm trong hai dòng thơ cuối:
“Anh không thể chỉ đắm say đứng ngắm
Anh phải là một nét vẽ dẫu đơn sơ”.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Câu 1: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Thể thơ: thơ tự do.
Câu 2: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Nội dung chính của bài thơ:
– Tác giả cảm nhận vẻ đẹp của cuộc sống qua ô cửa sổ như một bức tranh với cái nhìn yêu đời, lạc quan.
– Từ bức tranh của cuộc sống vừa bình dị vừa thơ mộng, vừa gần gũi, vừa lớn lao, nhà thơ suy ngẫm về trách nhiệm của bản thân của mỗi cá nhân: phải trở thành “một nét vẽ dẫu đơn sơ”, góp phần làm cho bức tranh thêm đẹp.
Câu 5: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Bức tranh đẹp nhất đã được vẽ bằng các hình ảnh:
+ khói trắng
+ núi làm sương
+ cánh đồng biếc mạ
+ nhánh cây
+ chùm quả…
– Tác giả lựa chọn những hình ảnh đó vì chúng đều toát lên vẻ đẹp vừa bình dị, gần gũi, êm đềm, thơ mộng vừa lớn lao … của cuộc đời.
Câu 6: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
Biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ trên:
– điệp từ: “mỗi”
– liệt kê: tia sáng, hạt mưa, làn sương, cánh chim
Tác dụng:
+ Nhấn mạnh vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cuộc sống.
+ Làm cho câu thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.
+ Tác giả thể hiện niềm yêu thương, gắn bó, tình cảm nâng niu, trân trọng từng vẻ đẹp của cuộc đời bình dị, thân thuộc của mình.
Câu 7: Đọc hiểu Bức tranh của tôi
– Quan niệm sống được nhà thơ gửi gắm trong hai dòng thơ cuối: mỗi con người không thể chỉ biết ngắm nhìn, hưởng thụ mà cần phải biết cống hiến, đóng góp, dù chỉ là một phần bé nhỏ, để làm nên vẻ đẹp của bức tranh cuộc sống.
– Đó là một quan niệm đúng đắn và sâu sắc.
– Bởi vì: phải có sự chung tay, góp sức của nhiều người, mới có thể tạo lập, gìn giữ một cuộc sống tốt đẹp. Không chỉ thế, sự cống hiến còn mang đến cho con người niềm vui, hạnh phúc, niềm tự hào…