lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố (Nguyễn Duy). Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố (Nguyễn Duy) một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Ăn tết rừng xong, từ giã chú tắc kè

chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ

các binh đoàn tràn vào thành phố

đang mùa thay lá những hàng me

Lá me vàng lăn tăn trải thảm phố hè 

chồi xanh lăn tăn nơi đầu cành run rẩy

cơn gió thoảng chút hương rừng đâu đấy

hạt mưa đầu mùa trong suốt giữa lòng tay

Người bạn tôi không về tới nơi này

anh gục ngã bên kia cầu xa lộ 

anh nằm lại trước cửa vào thành phố 

giây phút cuối cùng chấm dứt cuộc chiến tranh 

Đồng đội, bao người không “về tới” như anh nằm lại Cầu Bông, Đồng Dù, và xa nữa… 

tất cả họ, suốt một thời máu lửa 

đều ước ao thật giản dị: 

sắp về!

Qua hai mùa thay là những hàng me 

cái tết hoà bình thứ ba đã tới 

chao ôi nhớ tết rừng không hương khói

 đốt nhang lên

 chợt hiện tiếng tắc kè

(Trích Tiếng tắc kè kêu trong thành phố, tập thơ Ánh trăng, Nguyễn Duy, NXB Tác phẩm mới, 1984)

Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố
Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Câu 1: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Xác định thể thơ.

Câu 2: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 3: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 4: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Hãy giải thích ý nghĩa của cụm từ “không về tới” trong dòng thơ: “Đồng đội, bao người không “về tới” như anh”.

Câu 5: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Qua cảm nhận của những người lính, tiếng kêu “tắc kè” vang lên như tiếng reo vui “sắp về”. Liên tưởng ấy đã thể hiện những cảm xúc và khát vọng nào ở họ?

Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố
Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Câu 6: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Theo anh/ chị, có những thông điệp nào được gửi gắm trong khổ thơ cuối:

“Qua hai mùa thay là những hàng me 

cái tết hoà bình thứ  ba đã tới 

chao ôi nhớ tết rừng không hương khói

 đốt nhang lên

 chợt hiện tiếng tắc kè”

Câu 7: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Nhận xét của anh/ chị về “điều ước ao thật giản dị sắp về” của những người lính trong chiến tranh.

Câu 8: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Chỉ ra 2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích. 

Câu 9: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Hình ảnh người lính hiện lên như thế nào qua đoạn thơ?

Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố
Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Gợi ý trả lời:

Câu 1: 

Thể thơ: thơ tự do.

Câu 2: 

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 3: 

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 4: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Ý nghĩa của cụm từ “không về tới”, sự hi sinh trong chiến tranh; không được trở về với gia đình, quê hương, với cuộc sống hoà bình…

Câu 5: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Liên tưởng giàu tiếng khi tắc kè” với niềm vui sắp về” đã thể hiện:

+ khát vọng chấm dứt chiến tranh.

+ khát vọng hòa bình.

+ niềm mong ước được trở về với gia đình, quê hương.

+ niềm tin vào ngày chiến thắng.

Câu 6: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Những thông điệp được gửi gắm trong khổ cuối bài thơ là:

– Nỗi nhớ, niềm tiếc thương những đồng đội đã không được trở về…

– Lòng biết ơn, niềm tự hào khi nhớ về những người chiến sĩ đã ngã xuống vì nhân dân, đất nướng 

– Lời nhắn gửi: đừng bao giờ lãng quên những con người đã hi sinh cho cuộc sống hoà bình…

Câu 7: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Nhận xét về “điều ước ao thật giản dị sắp về” của những người lính trong chiến tranh” 

– Giải thích: 

“Điều ước ao giản dị” của những người lính là: chiến tranh kết thúc, họ được trở về đoàn tụ với gia đình; về với cuộc sống bình yên. 

– Nhận xét

+ Mong ước ấy thể hiện những vẻ đẹp tiềm ẩn trong tâm hồn họ: niềm yêu thương, gắn bó với gia đình, quê hương; khát vọng hoà bình, tinh thần lạc quan…

+ Đó cũng là ước mong, khát vọng và niềm tin của cả dân tộc sau bao năm tháng chiến tranh gian khổ, khốc liệt…

Câu 8: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

2 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích: 

+ so sánh: 

Biểu hiện: “ Chúng tôi xuôi – ào ào cơn lũ đổ”

Tác dụng: Nhấn mạnh quân dội ta, hùng dũng, mạnh mẽ, khí thế sôi nổi trong ngày chiến thắng. 

+ Nói giảm, nói tránh: 

Biểu hiện: “anh gục ngã”

Tác dụng: Nhấn mạnh sự hi sinh của các anh chiến sĩ. 

Câu 9: Đọc hiểu Tiếng tắc kè kêu trong thành phố

Hình ảnh người lính hiện lên qua đoạn thơ là: Họ là những người lính khao khát chiến đấu, lập công. Dũng cảm, hiên ngang, kiên cường bất khuất chiến đấu đến cùng để giành độc lập, tự do cho dân tộc, đất nước. Chấp nhận dấn thân, gian khổ, hi sinh vì Đất nước. Đó những người lính rất đáng khâm phục và là niềm tự hào của dân tộc. 

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *