Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Việt Nam quê hương ta của Nguyễn Đình Thi. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta.
Đề:Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Đọc văn bản sau:
Việt Nam đất nước ta ơi,
Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn
Cánh cò bay lả dập dờn
Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều
Quê hương biết mấy thân yêu
Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau
Mặt người vất vả in sâu
Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.
Đất nghèo nuôi những anh hùng
Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên
Đạp quân thù xuống đất đen
Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa
Việt Nam đất nắng chan hoà
Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh
Mắt đen cô gái long lanh
Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.
(Trích Việt Nam quê hương ta – Nguyễn Đình Thi, Dẫn theo Trần Đăng Khoa, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên, 1999)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Câu 1: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Xác định thể thơ.
Câu 2: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Xác định phương thức biểu đạt chính.
Câu 3: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Xác định phong cách ngôn ngữ.
Câu 4: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Trong bốn dòng thơ đầu, tác giả đã chọn những hình ảnh nào để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam? Anh/ chị có đồng tình với sự lựa chọn này của tác giả không? Vì sao?
Câu 5: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Đoạn thơ đã thể hiện những tình cảm gì của tác giả với quê hương, đất nước?
Câu 6: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Đọc đoạn thơ, anh/ chị cảm nhận được những vẻ đẹp nào của nhân dân, của đất nước Việt Nam?
Câu 7: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Trình bày suy nghĩ của anh chị về vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Câu 1: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Thể thơ: thơ lục bát.
Câu 2: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 3: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật
Câu 4: Đọc hiểu Việt Nam quê hương ta
Hình ảnh để tái hiện khung cảnh đất nước Việt Nam: và
+ đồng lúa mênh mông với cánh cò “bay lả dập dờn” là một hình ảnh êm đềm, hiền hoà, thân thuộc
+ dãy Trường Sơn là hình ảnh hùng vĩ, hiên ngang…
Hai hình ảnh đó gợi liên tưởng về những vẻ đẹp đơn sơ, giản dị, thân thương, mộc mạc của một quốc gia với nền nông nghiệp lúa nước nhưng cũng không kém phần hùng vĩ, tráng lệ, mênh mông, rộng lớn của đất nước, dân tộc Việt Nam.
Câu 5:
Tình cảm của tác giả đối với quê hương đất nước là:
+ yêu thương, gắn bó;
+ lòng tự hào, kiêu hãnh… về nhân dân, đất nước.
Câu 6:
Vẻ đẹp của thiên nhiên, con người đất Việt:
– Thiên nhiên vừa gần gũi, thơ mộng, êm đềm; vừa hùng vĩ, trù phú, tràn trề sức sống.
– Con người vừa hiền hoà, bình dị; vừa bất khuất, hiên ngang; dẫu nếm trải bao nhiêu vất vả, gian nan, đau thương, mất mát mà tâm hồn vẫn sáng trong, nhân hậu, thuỷ chung…
Câu 7:
Vẻ đẹp của dân tộc Việt Nam:
– Trên hành trình mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam luôn phải đương đầu với những thử thách nghiệt ngã; đã phải nếm trải nhiều gian khổ, mất mát, hi sinh…
– Dân tộc Việt Nam đã lên mọi gian nan, thử thách, mất mát, đau thương bằng sức mạnh của tinh thần bất khuất, sức sống mãnh liệt và tâm hồn nhân ái, bao dung, tình nghĩa…
– Dân tộc Việt Nam mang vẻ đẹp hiền hậu, chất phác trong cuộc sống đời thường.