lediem.net giới thiệu các bạn bài viết Phân tích những đường Việt Bắc của ta. Bài viết dưới đây giúp các bạn định hướng Phân tích những đường Việt Bắc của ta. Hướng dẫn các bạn cách viết các ý trong bài văn nghị luận về Việt Bắc. Sau đây xin mời các bạn cùng tham khảo bài viết Phân tích những đường Việt Bắc của ta.

Đề: Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

“Những đường Việt Bắc của ta 

Đêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng 

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay 

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Phân tích những đường Việt Bắc của ta
Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Bài làm: Phân tích những đường Việt Bắc của ta (Tố Hữu)

Mở bài: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói rằng: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung.” Quả thật vậy một tác phẩm văn học chân chính là một sự sáng tạo, khám phá phát hiện về nội dung lẫn về hình thức. Một trong những tác phẩm nổi bật cả về nội dung và độc đáo cả về hình thức nghệ thuật phải kể đến là bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Bài thơ Việt Bắc là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của tập thơ Việt Bắc. Bên cạnh những đoạn thơ trữ tình ngọt ngào, ta lại gặp những khúc anh hùng ca tràn đầy khí thế chiến thắng của quân dân ta, mà tiêu biểu là bức tranh Việt Bắc ra quân, được thể hiện qua đoạn thơ sau:

“Những đường Việt Bắc của ta 

… …. …

Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Phân tích những đường Việt Bắc của ta
Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Thân bài: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Khái quát tác giả, tác phẩm:  Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc Việt Nam.

Bài thơ Việt Bắc là một trong những đỉnh cao của thơ Tố Hữu và của thơ ca kháng chiến chống Pháp. Việt Bắc không chỉ là khúc ca ân tình có tính chất tưởng tượng của kẻ ở người đi đầy lưu luyến vấn vương thương nhớ mà còn là bản tổng kết bằng thơ mười lăm năm cách mạng. Bài thơ được viết vào tháng 10 – 1954, khi Trung ương Đảng và Chính phủ, Bác Hồ và cán bộ kháng chiến từ giã “Thủ đô lồng lộng gió ngàn” về với “Thủ đô hoa vàng nắng Ba Đình”.

Bài thơ có tiêu đề là Việt Bắc. Việt Bắc được xem là quê hương của cách mạng, ở đây có Bắc Pó, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi Người trở về nước (tháng 2 – 1941), ở đây, diễn ra Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám, thành lập Mặt trận Việt Minh. Việt Bắc lại có mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào – nơi họp Quốc dân đại hội ngày (16 – 8 – 1945) bầu ra Ủy ban dân tộc Giải phóng toàn quốc và cũng là nơi xuất phát của đội quân cách mạng tiến về giải phóng Thái Nguyên. Trong kháng chiến chống Pháp, Việt Bắc là một chiến khu vững chãi, nơi chỉ đạo các cơ quan của Đảng và Nhà nước. Việt Bắc cũng là nơi chứng kiến biết bao nhiêu chiến công oanh liệt, thể hiện khí thế hào hùng của quân và dân ta trong chín năm kháng chiến.

Cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta là một cuộc kháng chiến toàn dân. Các tầng lớp nhân dân bất phân biệt già trẻ, gái trai, lớn bé đều tham gia kháng chiến. Trong đó, nổi bật nhất là hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ. Người lính thời chống Pháp đã trải qua biết bao nhiêu hi sinh gian khổ nhưng rất hùng tráng và đầy lạc quan.

Phân tích những đường Việt Bắc của ta
Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Phân tích nội dung: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Ngay ở câu thơ đầu tiên mở đầu đoạn thơ tác giả đã nêu lên cái nhìn khái quát chung cuộc kháng chiến của ta là một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc. Đây là một cuộc chiến tranh sáng ngời chính nghĩa hợp với ý trời lòng dân. Cho nên lực lượng của ta ngày càng trưởng thành lớn mạnh không ngừng. Từ một đội quân trên dưới ba mươi người xuất phát từ cây đa Tân Trào hôm nào, dưới sự chỉ huy của đồng chí Võ Nguyên Giáp, hôm nay chúng ta đã có một đội quân hùng mạnh liên tiếp gặt hái được những chiến công chói lọi: Thu Đông, Sông Lô, Biên Giới… Giờ đây, chúng ta đang chuẩn bị tổng phản công bằng một chiến dịch lịch sử. Chúng ta hoàn toàn làm chủ chiến trường Việt Bắc cả về thế lẫn lực. Cho nên đoàn quân ra trận hôm nay xuất phát từ mọi ngả đường Việt Bắc như những gọng kìm nhằm bao vây quân giặc đang co cụm ở những cứ điểm cuối cùng: 

“Những đường Việt Bắc của ta

Đêm đêm rầm rập như là đất rung” 

Câu thơ đã mở ra không gian của cuộc hành quân kháng chiến. Những con đường Việt Bắc đều như in dấu bước chân của người lính. Nhà thơ sử dụng tiếng “ta” tạo nên cảm giác gần gũi thân thương. Nếu trong toàn bài, kết cấu “mình – ta” dùng để đối đáp thể hiện tình cảm thủy chung keo sơn như anh em một nhà thì ở đây chữ “ta” chỉ sự sở hữu – không chỉ của riêng người 

Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Việt Bắc mà của đất nước dân tộc. Có lẽ bởi vậy con đường kháng chiến ấy đã tái hiện không khí đấu tranh, lòng quyết tâm của cả dân tộc nói chung: “Những đường” chứ không phải “một đường” và Việt Bắc là “của ta”. Câu thơ bình dị mà chất chứa biết bao niềm tự hào về quang cảnh ra trận và khí thế của ta trên chiến thắng. 

Câu thơ thứ hai mở ra một bối cảnh khác tái hiện dòng chảy thời gian. Hai tiếng “đêm đêm đã đưa ta về cả một chặng đường dài lịch sử, những đêm nối đuôi nhau phủ lên núi rừng Việt Bắc. Từ láy mạnh “rầm rập” tạo nên sự hiệu ứng âm thanh và hình ảnh. Từ láy “rầm rập” là một từ tượng thanh rất gợi cảm. Nó diễn tả bước chân đi đầy khí thế hăng say và sức mạnh áp đảo của một tập thể người đông đảo có đội ngũ chỉnh tề. Câu thơ như làm sống lại những đoàn người bước đi mạnh mẽ, dứt khoát. Thủ pháp so sánh gây ấn tượng cho người đọc về nhịp độ khẩn trương, không khí sôi sục của con người đi chiến đấu. Thời gian đêm tối không khắc họa sự vắng lặng mà tạc sâu hơn những khó khăn gian khổ của đoàn quân. Song khó khăn không làm chùn bước con người kháng chiến, đó là ngày kháng chiến chống Pháp, máy bay địch chủ yếu hoạt động ban ngày. Do đó ta phải hành quân đêm “xưa là rừng núi là đêm” (Tố Hữu). Trên các nẻo đường Việt Bắc đêm nối đêm cứ “rầm rập” tiến quân ra trận. Với từ “rầm rập” đặc sắc ấy, cuộc ra trận của quân ta bỗng trở thành một cuộc duyệt binh, diễu binh hùng tráng.

“Xuân hãy xem cuộc diễn binh hùng vĩ

Ba mươi mốt triệu nhân dân

Tất cả hành quân

Tất cả thành chiến sĩ”

Vì thế mà bước chân của đoàn quân ấy đêm đêm như làm rung chuyển cả mặt đất. Hình ảnh thơ mang đậm màu sắc thần thoại. Những bước chân rầm rập thể hiện sự cố gắng, quyết tâm, niềm tin và hy vọng sắt đá:

“Quân đi điệp điệp trùng trùng 

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”

Cặp lục bát này ghi dấu ấn hình ảnh của đoàn quân ở góc nhìn xa, cao rộng hơn. Từ cái nhìn chung ở câu một và hai đến đây, tác giả đi vào cái nhìn cụ thể. Nếu câu trên, tác giả tả khí thế ra trận của quân ta qua ấn tượng thính giác, thì các câu sau, tác giả tả bằng thị giác: “Quân đi điệp điệp trùng trùng”. Từ láy “điệp điệp trùng trùng” thật giàu ý nghĩa diễn tả. Nó gợi lên trong ta những đoàn quân ra trận nối dài vô tận và rất hùng vĩ như những dãy núi kế tiếp nhau vậy. Sau này nhà thơ Phạm Tiến Duật cũng đã viết:

“Từ nơi em gửi tới nơi anh

Những đoàn quân trùng trùng ra trận

Như tình yêu nối trời vô tận”

(Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây)

Ở đây ta lại bắt gặp một hình ảnh thơ được viết với bút pháp cường điệu mang đậm màu sắc anh hùng ca. Vì vậy sức mạnh khí thế của đoàn quân ra trận đã được nâng ngang tầm với sức mạnh của thiên nhiên sông núi. “Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan”. Câu thơ vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa khái quát tượng trưng. Trước hết nó diễn tả đoàn quân đi trong đêm, đầu súng lấp lánh ánh sao trời. Nhưng đó cũng là lấp lánh ánh sao lý tưởng. Hình ảnh này làm ta nhớ tới hình ảnh ánh sao trong bài “Núi đôi”:

“Anh đi bộ đội sao trên mũ

Mãi mãi là sao sáng dẫn đường” (Núi đôi – Vũ Cao)

Hình ảnh tươi sáng ấy kết hợp với hình ảnh chiếc mũ nan giản dị trang bị còn thiếu thốn của anh bộ đội, tạo cho anh một vẻ đẹp bình dị mà cao cả, bình thường mà vĩ đại. Người đọc có cảm giác những đoàn quân ấy nối dài như không bao giờ đứt quãng. Câu thơ thứ hai gợi lên hình ảnh rất đẹp. Quân đi giữa rừng núi đêm khuya làm bạn cùng trăng sao. Hình ảnh ánh sao treo đầu mũi súng mang đến vẻ đẹp lãng mạn thơ mộng, gợi ta nhớ tới câu thơ của Chính Hữu “Đầu súng trăng treo” (“Đồng chí”). Khoảng cách giữa con người và thiên nhiên như xích lại gần nhau. Nếu “súng” biểu tượng cho sức mạnh thì “sao” biểu tượng cái đẹp. Nếu “súng” là biểu tượng cho chiến tranh thì “sao” là ánh đèn dẫn đường. Hình ảnh đa tầng nghĩa giàu sức biểu tượng ấy đã bước ra từ tâm hồn nghệ sĩ lãng mạn tài hoa. Dù được viết trên thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc song âm hưởng sử thi hào hùng, lãng mạn vẫn cất cánh từ hồn thơ giản dị:

“Dân công đỏ đuốc từng đoàn 

Bước chân nát đá muốn tàn lửa bay”

Ánh sáng của những ngọn đuốc đã thắp sáng núi rừng Việt Bắc, thắp sáng không khí quyết tâm của người lính. Hình ảnh “Bước chân nát đá muốn tàn lửa bay” gợi nhắc về những hình ảnh trong thần thoại sử thi. Mỗi bước tiến của con người, núi đá và thiên nhiên đất trời như phải nhún nhường khuất phục. Cuộc kháng chiến của ta là cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện. Cho nên trong cuộc tổng phản công hôm nay có đủ mọi binh chủng, tầng lớp ra trận. Tiếp theo những binh đoàn bộ đội, là dân công tiếp tế lương thực, đạn dược. Cũng như những người chiến sĩ rầm rập lên đường, những nam nữ dân công cũng vào trận đầy khí thế và sức mạnh. “Nát đá” được viết theo phép đảo ngữ, từ dùng rất bạo khỏe vừa gợi lên được những gánh hàng rất nặng vừa nói lên bước chân đầy sức mạnh tiến công của họ. Ngày nào dân ta mơ ước “Trông trời trông đất trông mây… Trông cho chân cứng đá mềm” thì giờ đây niềm mơ ước ấy đã trở thành hiện thực kì diệu ở chiến trường Điện Biên. “Muôn tàn lửa bay” – một hình ảnh rất đẹp. Đoàn dân công đi dưới ánh đuốc, có “muốn tàn lửa bay”. Đó là lửa của đuốc đang bay, hay có cả ánh sáng từ trái tim của người anh, chị dân công hỏa tuyến? Ở hai câu thơ này, tác giả sử dụng được nhiều hình ảnh giàu màu sắc tạo hình vừa chân thực, vừa bay bổng. Đoàn dân công đi vào chiến dịch mà như thể đi trong đêm hội hoa đăng. Thật đẹp đẽ biết bao mà cũng tự hào biết bao về khí thế và niềm vui ra trận của quân ta. Đúng thật là “Cách mạng là ngày hội của quần chúng” (Các.Mác).

Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Hai câu thơ cuối cùng của đoạn thơ cho ta thấy được khí thế khẩn trương của cuộc kháng chiến:

“Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

 Đèn pha bật sáng như ngày mai lên”

Tiếp theo đoàn dân công là những đoàn xe chở vũ khí đạn dược ra chiến trường. Xe nối đuôi nhau, đèn pha bật sáng trưng như ánh sáng ban ngày. Chỉ bằng một hình ảnh ấy, Tố Hữu đã diễn tả được cái đông đảo hùng mạnh của lực lượng cơ giới quân ta. Hai tiếng “nghìn đêm” khái quát dòng chảy thời gian. Hai tiếng “thăm thẳm” ghi lại chiều sâu không gian hun hút với bao khó khăn gian khổ. Những tháng ngày đã đi qua là điểm tựa cho tương lai độc lập tươi sáng. Câu thơ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của tác giả khi sử dụng hình ảnh so sánh: ánh đèn pha hay chính là ánh sáng của ngày mai, của hy vọng và niềm tin chiến thắng. Nhà thơ đã khám phá thấy sức sống tâm hồn dạt dào, phong phú trẻ trung của những người lính. Nếu ai đã một lần bước trên con đường hành quân đều một lần bước trên con đường của niềm tin vào cách mạng và chiến thắng. Hai câu thơ có hai hình ảnh đối lập: “Nghìn đêm thăm thẳm sương dày” với “Đèn pha bật sáng như ngày mai lên” đã làm nổi rõ được sự trưởng thành vượt bậc của quân ta và niềm tin tất thắng của những người ra trận. Mới hôm nào, chúng ta phải mai phục, nương náu nơi rừng sâu, núi thẳm hàng ngàn đêm tăm tối gian khổ “thăm thẳm sương dày” thì ngày hôm nay đây chúng ta đã có giờ phút bừng sáng quật khởi đầy niềm tin chói lọi này, thật đúng là: 

“Nước Việt Nam từ máu lửa

Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” 

(Đất nước – Nguyễn Đình Thi). 

Không chỉ gặt hái được những chiến công trên núi rừng Việt Bắc, quân và dân ta còn làm nên niềm vui chiến thắng khắp trăm miền. Đoạn trích đã đi suốt chặng đường dài của cuộc kháng chiến chống Pháp, kết thúc bởi chiến thắng Điện Biên lịch sử. Khắp từ Bắc chí Nam, từ miền xuôi lên miền ngược, hạnh phúc chiến thắng lan truyền như tràng pháo mở ra không gian, thời gian mới cho dân tộc. Và từ đây dân tộc ta sẽ sang một trang sử mới: 

“Xã tắc từ đây vững bền

Giang sơn từ đây đổi mới” 

(“Bình Ngô đại cáo” – Nguyễn Trãi)

Chỉ bằng tám câu thơ, Tố Hữu đã khắc họa được một bức tranh cả dân tộc ra trận bằng cuộc chiến tranh nhân dân thật hùng tráng. Bức tranh không chỉ làm sống dậy một thời kỳ hào hùng của dân tộc ở căn cứ địa Việt Bắc đang chuẩn bị cho một chiến công “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” mà còn đem lại cho ta niềm tin yêu quê hương cách mạng anh hùng. Nó xứng đáng là một trong những đoạn thơ hay nhất của Việt Bắc. 

Phân tích những đường Việt Bắc của ta
Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Đặc sắc nghệ thuật: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Cả đoạn thơ mang ý nghĩa tổng kết những nét lớn trong quá trình diễn biến của cuộc kháng chiến chín năm trên đất nước ta. Đó là cuộc kháng chiến đầy hi sinh gian khổ, nhưng rất hùng tráng, lạc quan và nay thắng lợi vẻ vang. Với lối thơ lục bát ngọt ngào mang đậm tính dân tộc, dùng những hình tượng quen thuộc trong ca dao, những từ ngữ có sức gợi cảm, sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ, và giọng thơ sôi nổi hào hùng mang chất sử thi. Tố Hữu đã gây một ấn tượng mạnh trong lòng người đọc về quê hương đất nước và con người Việt Nam dưới ánh sáng của cách mạng.

Đánh giá: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Đặng Thai Mai từng nhận xét về thơ của Tố Hữu: “Với Tố Hữu, thơ là vũ khí đấu tranh cách mạng. Ðó chính là đặc sắc và cũng là bí quyết độc đáo của Tố Hữu trong thơ“. Có thể nói, Tố Hữu đã rất thành công, khi sử dụng thơ văn làm vũ khí đặc biệt để chống lại thực dân Pháp. Nhưng có điều rất đặc biệt là thơ văn của tuy viết về chính trị, nhưng vẫn rất ngọt ngào, trữ tình, da diết. Vì thế, mà người ta gọi ông là nhà thơ “trữ tình chính trị“. Nhà thơ Xuân Diệu cũng từng nói “Việt Bắc là đỉnh thơ cao nhất mà Tố Hữu đã bước lên”. Việt Bắc còn là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của thơ ca Việt Nam chống Pháp lúc bấy giờ.

Kết bài: Phân tích những đường Việt Bắc của ta

Lê Ngọc Trà từng nói rằng “Nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói của tình cảm con người, là sự tự giãi bày và gửi gắm tâm tư.” Quả thật vậy, mỗi tác phẩm văn học nghệ thuật bao giờ cũng là tiếng nói tình cảm, tâm tư, phản ánh tâm hồn của nhà thơ. Bài thơ Việt Bắc là tiếng nói tình cảm của Tố Hữu nói riêng, và của toàn thể các cán bộ về xuôi nói chung đối với nhân dân Việt Bắc và núi rừng Việt Bắc. Đó là tình cảm thủy chung, son sắt, trước sau như một, là lời tri ân sâu sắc của người đi dành cho người ở. Đồng thời, bài thơ Việt Bắc còn phản ánh niềm tự hào sâu sắc của Tố Hữu, của tất cả mọi người về một dân tộc kiên cường, bất khuất trong cuộc chiến. Dân tộc đó nhất định phải chiến thắng!.   

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

lediem.net

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *