lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Bước ra thế giới. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Bước ra thế giới một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Trong thế giới thay đổi nhanh chóng này, mọi người đều cần có kỹ năng học tập suốt đời. Tuy nhiên, kỹ năng này yêu cầu tính tự giác kỷ luật và kiên trì vì mỗi người phải chịu trách nhiệm cho việc học của mình.

Cũng như tập thể dục giúp cho cơ bắp phát triển mạnh mẽ, việc học liên tục làm cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo. Trái lại, có những người tin rằng việc học dừng lại sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Có những người có tính tò mò với ham muốn tìm ra mọi thứ. Họ không chấp nhận điều họ được nói cho biết, mà tự nghiên cứu cho đến khi họ hiểu đầy đủ. Họ tin rằng học từ người khác là hời hợt, còn tự tìm hiểu thì tốt hơn. Họ tích cực làm theo cách riêng của mình để học được nhiều hơn, cho đến khi họ hiểu mọi thứ. Họ đặt ra các câu hỏi giúp họ đưa tri thức mới vào bối cảnh rộng lớn hơn. Họ muốn phát triển các quy tắc và công thức trong tâm trí họ về cách mọi thứ khớp nối với nhau. Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.

(Trích Bước ra thế giới, Giáo sư John Vu, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2019, tr 97)

Đọc hiểu Bước ra thế giới
Đọc hiểu Bước ra thế giới

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Câu 1: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Xác định thao tác lập luận?

Câu 3: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Xác định phong cách ngôn ngữ?

Câu 4: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu điều gì ở mỗi người?

Câu 5: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Theo tác giả, việc học liên tục tác động như thế nào đến trí não của con người?

Đọc hiểu Bước ra thế giới
Đọc hiểu Bước ra thế giới

Câu 6: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Chỉ ra điểm khác biệt giữa người học tập suốt đời với những người không học tập suốt đời là gì khi ở tuổi trung niên và lớn tuổi.

Câu 7: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu: “Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”

Câu 8: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Anh/ chị suy nghĩ gì về việc người học tự “đặt ra câu hỏi” để khám phá ra tri thức mới.

Câu 9: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Những bài học về lẽ sống anh/chị rút ra sau khi đọc đoạn trích?

Câu 10: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Suy nghĩ của anh/chị về vai trò của việc học tập suốt đời.  

Đọc hiểu Bước ra thế giới
Đọc hiểu Bước ra thế giới

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Câu 1: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận

Câu 2: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Thao tác lập luận: Phân tích, bình luận

Câu 3: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Phong cách ngôn ngữ: Chính luận

Câu 4: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Theo tác giả, kỹ năng học tập suốt đời yêu cầu ở mỗi người: tính tự giác kỷ luật và kiên trì.

Câu 5: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Theo tác giả, việc học liên tục tác động đến trí não của con người:

+ làm cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn.

+ Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo.

Câu 6: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Điểm khác biệt giữa người học tập suốt đời với những người không học tập suốt đời là gì khi ở tuổi trung niên và lớn tuổi:

+ việc học liên tục làm cho trí não trở nên tích cực, năng động hơn. Với họ, học tập suốt đời là quá trình trưởng thành, thay đổi và thích nghi; thậm chí khi đã lớn tuổi, trí não của họ vẫn còn tỉnh táo.

+ những người dừng lại việc học sau khi họ rời khỏi ghế nhà trường. Họ không thích thay đổi, chỉ ưa thích làm theo thói quen, làm cùng một điều mà không suy nghĩ nhiều. Đến tuổi trung niên, họ đã có triệu chứng lãng quên hay dấu hiệu sớm của bệnh Alzheimer.

Câu 7: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Biện pháp tu từ: so sánh

Biểu hiện: học tập suốt đời – quá trình thám hiểm

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: Tác dụng, ý nghĩa, vai trò của việc học tập suốt đời. Việc học sẽ giống như đi thám hiểm, mang lại nhiều hiểu biết mới lạ cho con người. Tri thức thì mênh mông. Cần con người khám phá, tìm tòi để hoàn thiện bản thân.

+ Làm cho câu văn trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.

+ Tác giả đề cao việc học liên tục, suốt đời. Mong muốn mọi người không ngừng học tập để mở mang sự hiểu biết.

Câu 8: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Việc người học tự “đặt ra câu hỏi” để khám phá ra tri thức mới là một điều cần thiết trong cuộc sống của mỗi người.

+ Việc học đòi hỏi người học phải tự giác, đặt ra vấn đề, đặt ra câu hỏi cho mình, để khám phá trả lời, nâng cao sự hiểu biết về cuộc sống, xã hội.

+ Việc tự học mang lại nhiều ý nghĩa cho người học. Tất yếu, học sẽ thành công hơn trong tương lai.

Câu 9: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Thông điệp rút ra từ văn bản là: “Với họ, học tập suốt đời là quá trình thám hiểm để thỏa mãn nhu cầu hiểu biết của họ.”

Bởi vì: Tri thức nhân loại là vô cùng, vô tận. Con người không ngừng nỗ lực học tập, phấn đấu, trau dồi tri thức, hoàn thiện mình mỗi ngày là một điều cần thiết. Lê nin từng nói: “Học, học nữa và học mãi”. Việc học chưa bao giờ là đủ. Việc học giúp cho chúng ta bản lĩnh, vững vàng hơn trước những thử thách, khó khăn và cám dỗ của cuộc đời. Không ai có thể dạy hết cho chúng ta biết hết được tri thức của nhân loại. Vì vậy đòi hỏi mỗi người phải tự thám hiểm, khám phá và sáng tạo.

Đọc hiểu Bước ra thế giới
Đọc hiểu Bước ra thế giới

Câu 10: Đọc hiểu Bước ra thế giới

Vai trò của việc học tập suốt đời.  

Giải thích: 

“Việc học tập suốt đời”: là việc mỗi cá nhân tự mình cố gắng, nỗ lực tiếp thu kiến thức, trau dồi bản thân và hình thành kĩ năng sống để hoàn thiện mình, khiến bản thân mình trở nên tốt hơn. Học hỏi để tiến bộ là một quá trình dài xuyên suốt cuộc đời con người.

Vai trò, ý nghĩa của việc học tập suốt đời:

+ Giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống.

+ Giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác.

+ Giúp con người có ý thức cao, chủ động trong cuộc sống của chính mình, những người này sẽ đi nhanh đến thành công hơn.

+ Giúp mỗi cá nhân phát huy tốt nhất năng lực bản thân, sống hạnh phúc hơn và thăng tiến hơn.

Bên cạnh những tấm gương tốt về tinh thần học tập suốt đời, chúng ta cần phê phán những tư tưởng sai lệch. Đó là những người không thấy được tầm quan trọng của việc học dẫn đến không có tinh thần chủ động học hỏi, trau dồi kiến thức. Luôn ỷ lại, lười nhác, không có ý chí, nghị lực, học tới đâu hay tới đó.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *