Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình của Xuân Quỳnh. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Cơn mưa không phải của mình của Xuân Quỳnh. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình (Xuân Quỳnh).

Đọc văn bản sau: Cơn mưa không phải của mình (Xuân Quỳnh)

Con đường dưới chân tôi rạn nứt
Con đường tôi đi từ những bước đầu tiên
Con đường đi đến tuổi thanh niên
Cùng đồng chí, bạn bè thân thuộc
Và cây lúa nuôi tôi từ trứng nước
Biết bao năm đội đất nảy mầm
Giờ úa vàng không kịp trổ bông
Dứa dại bao đời chắn bão dông
Cho cuộc sống đảo này yên ổn
Giờ bàng gai nhìn tôi trách móc
Rặng phi lao chẳng còn reo hát
(Hàng cây mà anh đi dạo cùng em)
Cây giận rồi gió cũng lặng im

Biết chạy đâu chạy đâu cho yên
Giữa mảnh đất của mình sinh đẻ
Tôi chợt nghĩ đến bàn tay và xấu hổ
Đã lâu rồi tôi quên có bàn tay!

Chúng tôi đào, đào suốt đêm ngày
Moi đất đá để tìm ra nước
Đào bằng nỗi đau của con đường rạn nứt
Bằng sự trả ơn cây lúa nuôi mình
Bằng màu xanh đời được hồi sinh
Bằng lời trách cây dứa gai thiếu nước
Bằng nỗi giận hàng phi lao không hát
Chúng tôi đào bằng nỗi khát lòng tin

Nước đây rồi ơi bạn bè anh em!
Chúng tôi vục trăm gầu nước mát
Trận mưa này mưa từ lòng đất
Trận mưa này, mưa của chúng tôi

25-11-1970

(Trích Cơn mưa không phải của mình, Xuân Quỳnh – thơ và đời, NXB Văn hoá thông tin, 2004, tr.38)

Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình
Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Câu 1: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 4: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Sự khô cằn và thiếu nước của vùng đất nơi tác giả sống được gợi ra qua những hình ảnh nào?

Câu 5: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Nêu hiệu quả của phép nhân hoá được sử dụng trong đoạn trích sau:

“Đào bằng nỗi đau của con đường rạn nứt
Bằng sự trả ơn cây lúa nuôi mình
Bằng màu xanh đời được hồi sinh
Bằng lời trách cây dứa gai thiếu nước
Bằng nỗi giận hàng phi lao không hát
Chúng tôi đào bằng nỗi khát lòng tin”

Câu 6: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Anh chị rút ra bài học gì cho bản thân từ nội dung hai câu thơ sau?

“Trận mưa này mưa từ lòng đất

Trận mưa này, mưa của chúng tôi “

Câu 7: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Trình bày suy nghĩ của anh, chị về ý nghĩa của việc vượt lên nghịch cảnh trong cuộc sống.

Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình
Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Câu 1: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 3: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Thể thơ tự do

Câu 4: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Sự khô cằn và thiếu nước của vùng đất nơi tác giả sống được gợi ra qua những hình ảnh:

+ Con đường dưới chân tôi rạn nứt

+ Cây lúa – úa vàng không kịp trổ bông

+ bàng gai

+ Rặng phi lao

+ Dứa dại

Câu 5: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

“Đào bằng nỗi đau của con đường rạn nứt
Bằng sự trả ơn cây lúa nuôi mình
Bằng màu xanh đời được hồi sinh
Bằng lời trách cây dứa gai thiếu nước
Bằng nỗi giận hàng phi lao không hát
Chúng tôi đào bằng nỗi khát lòng tin”

Biện pháp tu từ nhân hóa.

Biểu hiện:

+ nỗi đau – con đường rạn nứt

+ cây lúa – nuôi mình

+ cây dứa gai – trách

+ hàng phi lao – giận, không hát

Tác dụng:

+ Nhấn mạnh: Sự ảnh hưởng nghiêm trọng của việc thiếu nước ở quê hương đến từng sự vật, hiện tượng thân thương, quen thuộc. Tác giả hăng say lao động, đào đường nước vì tất cả những gì thân thương nhất của quê hương, cứu sống, làm hồi sinh con đường, hàng cây, lúa, dứa gai, hàng phi lao, ….

+ Làm đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn

+ Ca ngợi vẻ đẹp của lao động, lao động có thể cải thiện được mọi vấn đề của cuộc sống. Đồng thời, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả.

Câu 6: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

“Trận mưa này mưa từ lòng đất

Trận mưa này, mưa của chúng tôi “

– Nội dung hai câu thơ:

+ “Mưa từ lòng đất” và “mưa của chúng tôi” là thành quả đào đường nước của tác giả và mọi người.

+ Nội dung hai câu thơ, nhấn mạnh niềm vui trong lao động, khi đạt được thành quả mình mong muốn.

Bài học cho bản thân: 

+ Cuộc sống sẽ luôn gặp nhiều khó khăn, vì vậy con người chúng ta cần dũng cảm đối mặt. Khi đó, chính lao động sẽ giúp chúng ta vượt qua được khó khăn thử thách. Làm cho cuộc sống của ta trở nên tốt đẹp hơn.

Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình
Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Câu 7: Đọc hiểu Cơn mưa không phải của mình

Ý nghĩa của việc vượt lên nghịch cảnh trong cuộc sống:

Giải thích: 

+ “Nghịch cảnh”: là hoàn cảnh trớ trêu, éo le, những nghịch lí cản trở cuộc sống của con người; là những rủi ro con người không mong muốn trong cuộc sống.

Phân tích, bàn luận về ý nghĩa của việc vượt lên nghịch cảnh trong cuộc sống:

+ Giúp chúng ta chứng tỏ được tầm vóc của trí tuệ và bản lĩnh của mình.

+ Giúp con người sẽ khẳng định được sức mạnh của ý chí, nghị lực.

+ Giúp con người trở nên mạnh mẽ và bản lĩnh hơn trong cuộc sống.

+ Nghịch cảnh đôi khi chính là cơ hội. Cơ hội để ta thành công trong cuộc sống.

+ Đối diện nghịch cảnh, dù thất bại vẫn mang lại cho nhiều bài học, kinh nghiệm để ta có thể hoàn thiện mình hơn mỗi ngày.

Phê phán những người không dám đương đầu với nghịch cảnh. Gặp khó khăn đã nản lòng.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *