Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương của Lê Anh Xuân. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Nhớ cơn mưa quê hương của Lê Anh Xuân. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương (Lê Anh Xuân).

Đọc văn bản sau:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương (Lê Anh Xuân)

“Ôi cơn mưa quê hương
Đã ru hát hồn ta thuở bé,
Đã thấm nặng lòng ta những tình yêu chớm hé.
Nghe tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa,
Thấy mặt trời lên khi tạnh những cơn mưa.
Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người – biết mấy yêu thương.
Ôi tuổi thơ, ta dầm mưa ta tắm.
Ta lội tung tăng trên mặt nước mặt sông
Ta lặn xuống, nghe vang xa tiếng sấm
Nghe mưa rơi, tiếng ấm tiếng trong.”

(Nhớ mưa quê hương – Lê Anh Xuân)

Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương
Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Câu 1: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 4:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Chỉ những hình ảnh nào thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả?

Câu 5:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Nêu nội dung chính của văn bản.

Câu 6:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Ta yêu quá như lần đầu mới biết
Ta yêu mưa như yêu gì thân thiết
Như tre, dừa, như làng xóm quê hương.
Như những con người – biết mấy yêu thương.”

Câu 7:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Anh (chị) hiểu như thế nào về nội dung hai câu thơ sau :

“Ơi cơn mưa quê hương

Đã ru hát tâm hồn ta từ thưở bé”

Câu 8:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Suy nghĩ của mình về trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương đất nước?

Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương
Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Câu 1: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 3: Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Thể thơ tự do

Câu 4:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Những hình ảnh thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng với quê hương của tác giả:

+ tiếng mưa rơi trên tàu chuối, bẹ dừa

+ tre

+ làng xóm

+ những con người nơi quê hương

+ mặt nước, mặt sông

Câu 5:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Nội dung chính của văn bản:

+ Đoạn thơ là kỉ niệm về những cơn mưa ở quê hương.

+ Qua đoạn thơ trên, thể hiện sự gắn bó nghĩa tình, sâu nặng của tác giả đối với quê hương, đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Câu 6:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Biện pháp tu từ: So sánh

Biểu hiện:

Ta yêu mưa như: yêu gì thân thiết; Như tre, dừa; như làng xóm quê hương; Như những con người;

Tác dụng: 

+ Nhấn mạnh: Tình yêu của tác giả đối với cơn mưa ở quê hương. Đó là tình cảm chân thật, giản dị, gần gũi, thân thương nhưng những gì quen thuộc ở quê hương.

+ Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

+ Qua đó thể hiện sự gắn bó sâu sắc của tác giả đối với quê hương và tình cảm của tác giả đối với quê hương, đất nước.

Câu 7:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Nội dung hai câu thơ:

+ “ru hồn ta từ thuở bé” gợi sự gắn bó thân quen, sâu sắc của tác giả đối với cơn mưa quê hương từ lúc còn rất nhỏ.

Nội dung hai câu thơ: Nhấn mạnh về nỗi nhớ những cơn mưa quê hương. Đó là những cơn mưa đã gắn bó sâu sắc với chính tác giả từ lúc bé nhỏ. Vậy nên, qua câu thơ còn thể hiện tình cảm của tác giả đối với cơn mưa quê hương và tình yêu quê hương, đất nước của tác giả.

Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương
Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Câu 8:Đọc hiểu Nhớ cơn mưa quê hương

Trách nhiệm của tuổi trẻ với quê hương đất nước

Giải thích:

“Trách nhiệm của tuổi trẻ đối với quê hương, đất nước” là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng nước nhà ngày càng vững mạnh.

Phân tích, bàn luận:

+ Chúng ta khi sinh ra được sống trong nền hòa bình đã là một sự may mắn. Nhờ sự ngã xuống, hi sinh của thế hệ cha ông. Vì vậy, chúng ta cần phải có trách nhiệm giữ gìn và phát triển đất nước.

+ cống hiến hết mình để góp phần xây dựng và phát triển đất nước.

+ cố gắng học tập, trau dồi kiến thức, lao động, tạo lập cho mình một cuộc sống tốt đẹp, có ích cũng chính là một biểu hiện của yêu nước, xây dựng và phát triển đất nước.

+ Biết yêu thương, giúp đỡ đồng bào gặp khó khăn, hoàn nạn, đoàn kết thể hiện sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, tinh thần tương thân, tương ái của dân tộc ta.

Phê phán: một bộ phận tuổi trẻ ngày nay, sống không có chí hướng, không lí tưởng; sống ích kỉ, cá nhân. Đó là biểu hiện sai lệch. Biến cuộc cống của mình trở nên vô nghĩa. Như Bác hồ từng nói:

“Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó.

Có tài mà không có đức là người vô dụng”.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *