Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Dòng thương xanh của Vũ Từ Sơn. Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Đọc hiểu Dòng thương xanh (Vũ Từ Sơn). Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Dòng thương xanh.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Dòng thương xanh

DÒNG THƯƠNG XANH
(1) Sông Thương đó, chảy tới Lục Đầu Giang
Có Bình Than xưa, hội nghị Diên Hồng
Sông Thương đấy, đôi bờ dâu xanh ngắt
Qua thành đây, Xương Giang chống quân thù
 
(2) Đây có phải, nghĩa quân Đề Thám
Xuôi chèo đánh Pháp những đêm trăng
Ôi bát ngát, con sông vào huyền thoại
Gái Bắc Giang ngày ấy phá đường
 
(3) Quê em đó, sông Thương, ơi sông Thương
Nơi chúng mình hò hẹn
Nơi xưa Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền
Nơi mẹ vá áo cho con, người chiến sĩ
 
(4) Quê em đấy ngày đêm không nghỉ
Dòng Thương xanh, núi Quảng Phúc soi mình
Ơi dòng Thương, dòng Thương mến yêu ơi!
 
(Vũ Từ Sơn, Trường đời, NXB Hội nhà văn, 2019, tr.38)
Đọc hiểu Dòng thương xanh
Đọc hiểu Dòng thương xanh

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Câu 1: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 4: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Những sự kiện lịch sử nào được gợi nhắc trong bài thơ?

Câu 5: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về con người và mảnh đất Sông Thương?
“Quê em đó, sông Thương, ơi sông Thương
Nơi chúng mình hò hẹn
Nơi xưa Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền
Nơi mẹ vá áo cho con, người chiến sĩ”

Câu 6: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Anh/Chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả thể hiện trong bài thơ.

Câu 7: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Trình bày suy nghĩ của bản thân về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nguồn cội, quê hương mình.

Đọc hiểu Dòng thương xanh
Đọc hiểu Dòng thương xanh

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Câu 1: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 3: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Thể thơ tự do.

Câu 4: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Những sự kiện lịch sử được gợi nhắc trong bài thơ:

+ hội nghị Diên Hồng

+ Xương Giang chống quân thù

+ nghĩa quân Đề Thám – chống Pháp

+ Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền

+ Gái Bắc Giang ngày ấy phá đường

Câu 5: Đọc hiểu Dòng thương xanh

+ “Nơi chúng mình hò hẹn”: gắn liền với kỉ niệm tình yêu đôi lứa.
+ “xưa Thân Nhân Trung đọc sách trên thuyền” gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc
+ “nơi mẹ vá áo cho con”: gắn liền với cuộc sống bình dị, mộc mạc
+ “người chiến sĩ”: nơi đã sinh ra những người con anh hùng, những chiến sĩ dũng cảm.
Qua các dòng thơ trên cho thấy:
+ Mảnh đất Sông Thương là nơi gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, là nơi sinh ra những người con anh hùng, những người chiến sĩ chiến đấu bảo vệ quê hương, nhưng cũng đồng thời là nơi gắn liền với cuộc sống giản dị, đời thường của người dân, với tình yêu đối lứa sâu sắc, mặn nồng.
+ Con người nơi mảnh đất sông Thương: sống yêu thương, nghĩa tình, chung thủy, giản dị, mộc mạc.

Câu 6: Đọc hiểu Dòng thương xanh

– Bài thơ trên thể hiện tình cảm của tác giả đối với mảnh đất và con người ở sông Thương. Là sự yêu quý, trân trọng, ca ngợi, tự hào về mảnh đất sông Thương và những con người chân chất, nghĩa tình nơi đây. Qua đó, còn thể hiện lòng yêu quê hương, đất nước của tác giả.

– Tình cảm đó của tác giả rất đáng trân trọng, ca ngợi, tự hào. Tự hào, yêu thương quê hương của mình. Chính vì những tình cảm đáng trân quý ấy, mà tác giả và những người con nơi mảnh đất sông Thương quyết tâm ra đi, chiến đấu và bảo vệ quê hương, đất nước. Vậy nên, tình cảm của tác giả thể hiện trong đoạn trích rất đáng trân trọng.

Đọc hiểu Dòng thương xanh
Đọc hiểu Dòng thương xanh

Câu 7: Đọc hiểu Dòng thương xanh

Về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nguồn cội, quê hương mình.

Giải thích: 

“Trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với cội nguồn, quê hương mình”: là trách nhiệm giữ gìn nền độc lập, tích cực xây dựng quê hương. Bên cạnh đó còn là ý thức học tập, rèn luyện bản thân, cống hiến, giúp ích cho quê hương, đất nước. 

Phân tích, bàn luận về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với nguồn cội, quê hương mình.

+ Tuổi trẻ cần ý thức được trách nhiệm của mình đối với cội nguồn, quê hương là một điều rất cần thiết và quan trọng. 

+ Ra sức học tập, rèn luyện bản thân, sống có ước mơ hoài bão, trở thành một công dân tốt. 

+ Ra sức đóng góp, cống hiến cho sự phát triển của quê hương, đất nước. 

+ Tham gia các hoạt động thiện nguyện, công ích, giúp đỡ quê hương, những người khó khăn.

Phê phán: một bộ phận tuổi trẻ, sống thờ ơ, vô cảm, không có hoài bão, lí tưởng, ước mơ. 

Ngày nay, vấn nạn “chảy máu chất xám”, việc những người con ở quê hương, ra ngoài học tập, phấn đấu, nỗ lực đến thành công thì lập nghiệp nơi xứ người. Vấn đề này, cần có giải pháp để khắc phục. Quê hương cần có những chính sách để thu hút nhân tài, những người con của quê hương được trở về để cống hiến.  

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *