Đọc hiểu Lời nói dối nhân ái
Đọc văn bản sau:
Gió nói với chiếc lá úa:
“Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;
Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp”
Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
“CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu
Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp”
Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng
làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.
Cô gái nói với ông già:
“Bố đẹp lão quá! Hồi con trai chắc bố có số đào hoa” Ông già – héo queo như cây kiểng còi – uống lời nói dối
cực kì khó tin của cô gái như uống
giọt nước thần có dược chất hồi xuân
Tiếc thay! Những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại
là những lời nói dối không nhân ái.
(Lời nói dối nhân ái, Trang Thế Hy, nguồn http://www.thivien.net)
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2. Trong bài thơ, gió nói dối chiếc lá điều gì? Thái độ của lá trước lời nói của gió?
Câu 3. Những dòng thơ sau cho anh/ chị hiểu gì về tâm trạng của ông già trước lời nói dối của cô gái:
Ông già – héo queo như cây kiểng còi – uống lời nói dối
cực kì khó tin của cô gái như uống
giọt nước thần có dược chất hồi xuân
Câu 4. Từ nội dung bài thơ trên, anh/ chị rút ra cho mình bài học gì?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm)
Từ nội dung văn bản trong phần Đọc hiểu, hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý nghĩa của lời nói dối nhân ái đối với con người trong cuộc sống?
1 Thể thơ: tự do 0,5
2 – Gió nói với chiếc lá: màu vàng của lá trong khoảnh khắc lìa cành là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc; cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp.
– Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió. 0,25
0,25
3 Tâm trạng của ông già trước lời nói dối của cô gái:
– Ông lão già nua, còm cõi, héo hon như được hồi xuân, ông thấy mình trẻ lại.
– Ông được tiếp thêm sức sống, niềm vui, tự tin hơn vào bản thân. 0,5
0,5
4 Rút ra một bài học phù hợp. Có thể rút ra bài học theo một trong các hướng
sau: 1,0
– Khéo léo, linh hoạt trong giao tiếp, ứng xử để tạo nên những mối quan hệ
tốt đẹp, đem lại niềm vui, hạnh phúc cho những người xung quanh.
– Cần thận trọng, cân nhắc để có những lời nói thích hợp với hoàn cảnh, tránh
làm tổn hại tinh thần và các mối quan hệ trong cuộc sống.
II. LÀM VĂN 7,0đ
1 Viết đoạn văn về ý nghĩa của lời nói dối nhân ái 2,0đ
a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn: Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo các cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích hoặc song hành… 0,25
b. Xác định vấn đề nghị luận: Ý nghĩa của lời nói dối nhân ái đối với con người trong cuộc sống 0,25
c. Triển khai vấn đề nghị luận
Thí sinh có thể sử dụng các thao tác lập luận để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng cần làm rõ ý nghĩa của lời nói dối nhân ái đối với con người trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau:
– Lời nói dối nhân ái là những lời nói không đúng sự thật nhưng xuất phát từ thiện chí, từ mong muốn những điều tốt đẹp đến với người nghe.
– Ý nghĩa:
+ Lời nói dối nhân ái là biểu hiện của sự thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương.
+ Lời nói dối nhân ái giúp người nghe không rơi vào trạng thái bi quan, buồn nản; tránh tâm lí buông xuôi, bất mãn; giảm bớt sự tổn thương, nỗi buồn đau, tuyệt vọng.
+ Lời nói dối nhân ái đem lại niềm vui, hạnh phúc, sự tự tin; thắp lên niềm tin tưởng, lạc quan, hi vọng vào những điều tốt đẹp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *