Giới thiệu đến các bạn văn bản Đọc hiểu Một nhành xuân (Tố Hữu). Ở đây, sẽ hướng dẫn các bạn trả lời câu hỏi một cách chi tiết nhất, cụ thể nhất về văn bản Đọc hiểu Một nhành xuân của Tố Hữu. Mời các bạn tham khảo bài viết Đọc hiểu Một nhành xuân (Tố Hữu).

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Một nhành xuân (Tố Hữu)

A! Cuộc sống thật là đáng sống
Đời yêu tôi. Tôi lại yêu đời
Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người
Chỉ là một. Nên cũng là vô số!
Dậy lên, hỡi đồng bào đau khổ!
Đất nước này phải thơm lúa thơm hoa
Dân tộc này sẽ là một bài ca
Của nhân nghĩa bốn nghìn năm toả rộng.
Tôi hát lớn. Và trái tim sôi nóng
Đẩy tôi đi cùng sóng người đi
Cờ đỏ bay cao. Sức mạnh thần kỳ
Qua lửa máu. Không thể gì ngăn nổi.
(Trích Một nhành xuân, Tố Hữu, Thơ Tố Hữu, NXB Văn học, 2017, tr.343)
 
Đọc hiểu Một nhành xuân
Đọc hiểu Một nhành xuân

Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Một nhành xuân

Câu 1: Đọc hiểu Một nhành xuân

Xác định phương thức biểu đạt chính.

Câu 2: Đọc hiểu Một nhành xuân

Xác định phong cách ngôn ngữ.

Câu 3: Đọc hiểu Một nhành xuân

Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?

Câu 4: Đọc hiểu Một nhành xuân

Chỉ ra các hình ảnh thơ ở trong đoạn trích diễn tả tinh thần đấu tranh cách mạng.

Câu 5: Đọc hiểu Một nhành xuân

Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể?
“Tất cả cùng tôi. Tôi với muôn người
Chỉ là một. Nên cũng là vô số!”

Câu 6: Đọc hiểu Một nhành xuân

Qua đoạn trích, anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với cuộc sống.

Câu 7: Đọc hiểu Một nhành xuân

Từ nội dung đoạn thơ trên, hãy trình bày suy nghĩ của mình về sức mạnh của lòng nhân nghĩa trong cuộc sống hôm nay.

Đọc hiểu Một nhành xuân
Đọc hiểu Một nhành xuân

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Một nhành xuân

Câu 1: Đọc hiểu Một nhành xuân

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm

Câu 2: Đọc hiểu Một nhành xuân

Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 3: Đọc hiểu Một nhành xuân

Thể thơ tự do.

Câu 4: Đọc hiểu Một nhành xuân

Các hình ảnh thơ ở trong đoạn trích diễn tả tinh thần đấu tranh cách mạng:

+ Cờ đỏ bay cao

+ sóng người đi

+ trái tim sôi nóng

+ Qua lửa máu

Câu 5: Đọc hiểu Một nhành xuân

+ “Tất cả cùng tôi” gợi sự ý thức của tác giả tự nguyện hòa mình vào tập thể, mọi người;
+ “Tôi với mọi người. Chỉ là một. Nên cũng là vô số.” gợi sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
+ Câu thơ trên gợi lên mối quan hệ giữa cá nhân với tập thể. Ý thức tự nguyện hòa mình với tất cả mọi người, tập thể là một điều cần thiết. Bởi vì, tất cả sẽ làm sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đó mới là động lực lớn, là nguyên nhân làm chúng ta chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Câu 6: Đọc hiểu Một nhành xuân

– Đoạn trích đã thể hiện thành công tình cảm của tác giả đối với cuộc sống, cuộc đời. Đó là một tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu quê hương, đất nước. Tác giả có niềm tin vào tương lai, sức mạnh khối đại đoàn kết dân tộc, sẽ mang lại chiến thắng và độc lập, tự do đất nước.

– Thiết nghĩ đó là tình cảm rất chân thành và rất đáng trân trọng và tự hào. Tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, ý thức được mối quan hệ riêng và chung, cá nhân và tập thể lúc bấy giờ trong hoàn cảnh nước mất nhà tan là một điều cần thiết và rất quan trọng, để chúng ta chiến đấu và giành thắng lợi.

Đọc hiểu Một nhành xuân
Đọc hiểu Một nhành xuân

Câu 7: Đọc hiểu Một nhành xuân

về sức mạnh của lòng nhân nghĩa.

Giải thích: 

+ “Nhân” là lòng thương người

+ “Nghĩa” là những điều được coi là hợp lẽ phải, phù hợ với chuẩn mực đạo đức và xã hội.

+ “Nhân nghĩa” là cách đối nhân xử thế phù hợp với lẽ phải, phù hợp với chuẩn mực đạo đức, xã hội.

Phân tích, bàn luận về sức mạnh của lòng nhân nghĩa.

+ Lòng nhân nghĩa thể hiện mối quan hệ giữa người tốt đẹp, xã hội tiến bộ, công bằng, dân chủ, văn minh.

+ Lòng nhân nghĩa giúp lan tỏa yêu thương, biết giúp đỡ người gặp khó khăn.

+ Lòng nhân nghĩa giúp con người biết đấu tranh cho cái đẹp, cái thiện chống lại ác và cái xấu trong xã hội.

+ Người sống có lòng nhân nghĩa, được mọi người yêu quý và tôn trọng.

Phê phán: Những người sống thờ ơ, vô cảm, ích kỉ.

Tuy nhiên, để nhận thức được đúng sai, phải trái, thiện ác, và đấu tranh cho lẽ phải công bằng, giúp đỡ người khó khăn đòi hỏi phải có tri thức, năng lực, bản lĩnh để nhận biết, phán xét và hành động đúng đắn hơn.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *