lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc. Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc (Huy Cận) một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc của Huy Cận.

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;

Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to

Như những mạch máu khổng lồ

Trên thân hình Trái Đất

Trong đó mỗi con người là một hạt hồng cầu đỏ chói

Có những ngã ba là nơi gặp gỡ của những dòng văn minh lớn, đông, tây, kim, cổ…

Tất cả những ngã ba trên con có thể học biết (trong sách địa dư, trên bản đồ)

Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…

Xong rồi con có thể quên…

Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc ”

(Trích Ngã ba Đồng LộcHuy Cận, NXB Chính trị quốc gia, 2009)

Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc
Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Câu hỏi tự luận: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Câu 1: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Theo anh (chị) hình ảnh xuyên suốt giữ vai trò kết nối các câu trong đoạn thơ là gì?

Câu 3: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Chỉ ra và nêu hiệu quả các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn thơ sau:

“Có những ngã ba nối những dòng sông lớn của một đại châu; sóng dựng trùng trùng;

Có những ngã ba nối những con đường dài chạy từ các thủ đô to

Như những mạch máu khổng lồ

Trên thân hình Trái Đất”

Câu 4: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Lời thơ trong câu thơ sau gợi anh/chị suy nghĩ gì?

“Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…

Xong rồi con có thể quên…

Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc ”

Câu 5: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lớp trẻ ngày hôm nay cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?

Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc
Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Câu 1: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích: Phương thức biểu cảm

Câu 2: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Hình ảnh xuyên suốt giữ vai trò kết nối các câu trong đoạn thơ là: “Những ngã ba đường”.

Câu 3: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Biện pháp tu từ:

+ Điệp ngữ “những ngã ba”

+ điệp cấu trúc câu “Có những ngã ba nối những…”

+ So sánh: “những ngã ba – những mạch máu khổng lồ”

Tác dụng:

– Nhấn mạnh vai trò, tầm quan trọng của những ngã ba đường đối với sự lưu thông, nối liền giữa các nước trên trái đất.

– Làm cho đoạn thơ trở nên sinh động, hấp dẫn.

– Qua đó, bộc lộ niềm tự hào của tác giả.

Câu 4: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

“Mai sau lớn lên con có thể đến thăm và chụp ảnh nữa…

Xong rồi con có thể quên…

Nhưng con ơi, chớ quên ngã ba Đồng Lộc ”

Lời thơ trong câu thơ trên gợi cho em nhiều suy nghĩ:

– Ghi nhớ, biết ơn công lao của những thế hệ đi trước đã chiến đấu, hi sinh vì dân tộc.

– Ý thức, trách nhiệm đối với đất nước.

– Tự hào về truyền thống lịch sử, tinh thần yêu nước của dân tộc.

– Lý tưởng sống của thế hệ thanh niên ngày nay.

Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc
Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Câu 5: Đọc hiểu Ngã ba Đồng Lộc

Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc lớp trẻ ngày hôm nay cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh?

Giải thích:

Tuổi trẻ ngày nay cần nhận thức được trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha ông.

Phân tích, bàn luận về việc lớp trẻ ngày hôm nay cần làm gì để xứng đáng với sự hi sinh của thế hệ cha anh:

– Nhận thức trách nhiệm của mình trong việc xây dựng và bảo vệ, phát triển đất nước.

– Cần cố gắng học tập, trau dồi kiến thức để góp phần phát triển đất nước.

– Cùng hòa nhập với thế giới nhưng không đánh mất bản sắc của dân tộc.

– Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Phê phán: Thế hệ trẻ ngày nay không ý thức được trách nhiệm của mình, sống không có lí tưởng, không mục tiêu phấn đấu vươn lên, chưa có đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

lediem.net

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *