lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam (Nguyễn Quốc Vương). Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam của Nguyễn Quốc Vương một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
“Nói là làm”, những hành động như “nhảy cầu tự tử”, “mang xăng đến đốt trường” hay tự mình công bố trên mạng internet những bức ảnh “nóng” của bản thân đã không còn là những chi tiết chỉ có trong tiểu thuyết.
Nó xảy ra ngay trong đời thực, trước mắt chúng ta và đó cũng chưa phải là những vụ cuối cùng.
Chúng ta, những người lớn nhìn vào đó cảm thấy bất an, lo âu. Ai dám chắc những chuyện như thế rồi sẽ không xảy ra với con cháu mình hay con cái những người mình thân thiết? Xa hơn nữa, đất nước của chúng ta, cộng đồng xã hội của chúng ta, những thứ có tồn tại và tiếp tục phát triển được hay không phải dựa vào tuổi trẻ, rồi đây 10, 20 năm nữa sẽ ra sao?
Những thanh thiếu niên, tuổi đời còn rất trẻ, chặng đường nhân sinh còn rất dài phía trước tại sao lại làm những hành động điên rồ như vậy?
Khi lí giải nguyên nhân tại sao thanh thiếu niên có những hành động bột phát và thiếu lí trí như trên, nhiều người dễ dàng “kết tội” rằng chính các trang mạng xã hội như Facebook và trào lưu “share, like” trên đó là thủ phạm.
Thoạt nhìn cách này có vẻ có lí khi hầu hết các hành động “điên rồ” kiểu “nói là làm” nói trên đều bắt đầu bằng những tuyên bố có tính thách đố trên mạng và nhận được sự quan tâm, theo dõi, cổ vũ của những người dùng mạng xã hội.
Tuy nhiên, ở đây, mạng xã hội hay Facebook chẳng có lỗi gì cả. Một con dao làm bếp bình thường cũng có thể trở thành hung khi giết người nếu nó rơi vào tay tội phạm. Thay vì kết tội con dao, hãy nhìn sâu vào bối cảnh xã hội nảy sinh các hiện tượng nói trên trong mối liên hệ với nhiều hiện tượng khác trong giới trẻ như bạo lực, ma túy và say mê thần tượng quá mức …
Mạng xã hội cũng chỉ là một công cụ sinh ra từ nhu cầu của con người và phục vụ đời sống của con người. Sử dụng nó để thưởng thức cuộc sống, tạo ra những điều tốt đẹp hay không là phụ thuộc vào môi trường thực, nơi những người dùng đang sống và nhận thức của họ về các quy tắc dùng không gian ảo.
(Đi tìm triết lí giáo dục Việt Nam, Nguyễn Quốc Vương, NXB Tri thức, 2017, tr. 219 – 220)
Câu hỏi tự luận: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Câu 1: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Chỉ ra những hành động bột phát và thiếu lí trí của giới trẻ được tác giả đề cập trong đoạn trích trên?
Câu 2: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Theo anh/ chị, vì sao tác giả nói rằng: mạng xã hội hay Facebook chẳng có lỗi gì cả khi nói về việc “Khi lí giải nguyên nhân tại sao thanh thiếu niên có những hành động bột phát và thiếu lí trí như trên, nhiều người dễ dàng kết tội rằng chính các trang mạng xã hội như Facebook và trào lưu “share, like” trên đó là thủ phạm”?
Câu 3: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Nêu hiệu quả diễn đạt của những câu hỏi trong đoạn trích sau: “Ai dám chắc những chuyện như thế rồi sẽ không xảy ra với con cháu mình hay con cái những người mình thân thiết? Xa hơn nữa, đất nước của chúng ta, cộng đồng xã hội của chúng ta, những thứ có tồn tại và tiếp tục phát triển được hay không phải dựa vào tuổi trẻ, rồi đây 10, 20 năm nữa sẽ ra sao? Những thanh thiếu niên, tuổi đời còn rất trẻ, chặng đường nhân sinh còn rất dài phía trước tại sao lại làm những hành động điên rồ như vậy?”
Câu 4: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Anh/ chị suy nghĩ như thế nào về những ảnh hưởng của “môi trường thực” và “nhận thức về các quy tắc dụng không gian ảo” đối với người dùng mạng xã hội?
Câu 5: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc hãy là người dùng mạng xã hội thông minh.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Câu 1: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Những hành động bột phát và thiếu lí trí của giới trẻ được tác giả đề cập trong đoạn trích: + “nhảy cầu tự tử”,
+ “mang xăng đến đốt trường”
+ hay tự mình công bố trên mạng internet những bức ảnh “nóng” của bản thân.
Câu 2: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Tác giả nói vậy vì:
– Thay vì kết tội Facebook thì hãy nhìn sâu vào bối cảnh xã hội nảy sinh các hiện tượng bột phát, thiếu lí trí của giới trẻ trong mối liên hệ với nhiều hiện tượng khác như bạo lực, ma túy và say mê thần tượng quá mức…
– Mạng xã hội cũng chỉ là một công cụ sinh ra từ nhu cầu của con người và phục vụ đời sống của con người. Do đó, con người mới là nhân tố quyết định tạo ra những điều tốt đẹp hay không khi sử dụng công cụ này.
Câu 3: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Biện pháp tu từ: Câu hỏi tu từ
Hiệu quả diễn đạt:
+ Những câu hỏi trong đoạn trích có tác dụng nhấn mạnh vào những vấn đề nóng của giới trẻ khi sử dụng mạng xã hội, bộc lộ sự lo lắng, trăn trở của tác giả, mong muốn tác động đến nhận thức của người đọc cùng tìm ra nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực xuất hiện ở giới trẻ.
+ tạo giọng điệu hấp dẫn, sinh động.
Câu 4: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Suy nghĩ của em về những ảnh hưởng của “môi trường thực” và “nhận thức về các quy tắc dụng không gian ảo” đối với người dùng mạng xã hội:
– Việc tạo nên những điều tốt đẹp hay không phụ thuộc rất nhiều đến “môi trường thực” và nhận thức của người dùng về những quy tắc dùng không gian ảo.
– Một “môi trường thực” tốt, lành mạnh sẽ có những ảnh hưởng tích cực tới con người.
– Khi tham gia mạng xã hội, con người cần hiểu những “quy tắc sử dụng không gian ảo”. Không gian của mạng xã hội là ảo nhưng nhưng những tác động của nó đem tới là khôn lường. Với độ phủ sóng lớn của mỗi một thông tin đăng tải trên mạng xã hội có ảnh hưởng và tác động không nhỏ tới cộng đồng, do đó người dùng mạng xã hội cần phải thể hiện được văn hóa của mình, hiểu được những tác động và những hậu quả mà thông tin mình đăng tải tới những người khác.
Câu 5: Đọc hiểu Đi tìm triết lý giáo dục việt nam
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về việc hãy là người dùng mạng xã hội thông minh.
Giải thích:
+ “Mạng xã hội” là tập hợp những con người liên hệ, giao tiếp với nhau trên internet.
+ “người dùng mạng xã hội thông minh” là người sử dụng công cụ mạng xã hội nhằm phục vụ cho nhu cầu của con người do đó cần nắm bắt được quy tắc sử dụng mạng xã hội để góp phần tạo nên không gian văn hóa, văn minh và tốt đẹp.
Phân tích bàn luận về việc hãy là người dùng mạng xã hội thông minh.
– Thấy được vì sao cần phải là người dùng mạng xã hội thông minh (Mạng xã hội là không gian ảo nhưng tác động đến con người là thật, lượng thông tin lớn nên cần phải biết nhận định và sàng lọc…).
– Hãy là người dùng biết tận dụng những lợi ích mạng xã hội đem lại để lan tỏa những điều tốt đẹp, để có thể làm giàu có và phong phú cho hiểu biết của bản thân.
Phê phán: Những người có hành vi sử dụng mạng xã hội để thực hiện các hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác, vi phạm pháp luật, tuyên truyền những điều xấu ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục nước ta, …
lediem.net