lediem.net giới thiệu đến các bạn bài viết Đọc hiểu Phận hoa bên lề (Chu Văn Sơn). Ở đây, tôi sẽ gợi ý, hướng dẫn các bạn trả lời các câu hỏi Đọc hiểu Phận hoa bên lề một cách chi tiết nhất. Mời các bạn tham khảo Đọc hiểu Phận hoa bên lề của Chu Văn Sơn.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Đó là loài hoa nở vào cuối năm.
Đó là loài hoa mọc nơi cuối đất.
Đó là loài hoa đợi ở cuối đời.
Khi hầu hết các loài hoa trong năm đã khoe sắc phô hương cả rồi, nó mới nở. Nếu xem mỗi niên hoa như một dãy dằng dặc, xếp hàng đợi đến lượt nở, thì nó đứng ở cuối hàng. Kiên nhẫn, nhún nhường, hay biết phận biết thân? Thật khó nói. Chỉ biết khi năm hầu tàn, mùa hầu cạn, chẳng còn loài hoa nào tranh chòi nữa, nó mới dâng hoa. Nó nở trong gió bấc mưa phùn, dưới màu mây xám bạc của ngày đông tận. Nhưng không ai đợi nó dịp tất niên. Càng không ai chờ nó cho tân niên. Nó là loài hoa không được chào đón.
…Là thứ hoa đạm bạc vào bậc nhất, lau mang trong mình một chút thiền ý. Thiền ý về cái lẽ sắc không của tồn sinh. Không màu mè, không hình nét. Có sắc mà vô sắc. Là hoa mà như không phải hoa. Có mà như không có. Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về sự chập chờn mong manh của phận người. Cũng là nhắc về cái bạc lý bạc nghĩa của sự tồn sinh. Có lẽ vì thế mà thiền nhân bao đời thường thấy nhân gian trong một thoáng hoa lau. Nhiều khi cứ ngắm mãi cái bông trắng hiu hắt bất định ấy, chính tôi cũng từng lâm vào nghi hoặc: nó là hoa hay không phải hoa? Nó là hoa lau hay chỉ là cái bóng nhòe mờ, phôi pha của một loài hoa nào khác?
Nhưng nó cũng nhắc ta về ý nghĩa bền bỉ của sinh tồn. Mỗi tồn sinh trên cõi này chỉ là một bóng hiu hắt, một thoáng chập chờn, thế thôi. Có nghĩa gì lắm đâu. Nhưng mà vẫn cố. Vẫn thản nhiên. Vẫn cứ mỉm bông lau. Nên lau đâu có giấu mình. Trái lại, luôn vươn mình. Mọi loài hoa đều sợ gió. Gió làm phai sắc, nhạt hương, rã cánh. Gió thành kẻ thù của hoa. Nhưng riêng lau thì không sợ gió. Lau chung tình cùng gió, nô giỡn, cợt cười cùng gió. Lau chờ gió để được tung bờm. Lau nương gió để cùng khiêu vũ. Đứng rủ bờm trong sương sớm, nhưng một khi nắng lên, gió dậy là nó lại tung những chỏm bờm ánh bạc, rung động, náo nức như muốn tung mình tề phi cùng gió. Chỉ mình nó nô giỡn với lãng quên, làm cho lãng quên đỡ phần cô tịch… Song, có lẽ phải trong canh khuya mới thấy hoa lau nhẫn nại thế nào. Nó gục đầu vào sương khuya. Nhưng sương khuya đâu phải là điểm tựa. Sương khuya lại từng giọt đậu lên đầu nó, dụi mình vào nó. Nó tìm nơi tựa, rốt cục lại phải làm chỗ tựa cho kẻ khác. Nó chỉ còn biết tựa vào chính mình. Đành tìm sự vững vàng trong thế chon von. Lấy cái chênh chao để làm sự cân bằng. Cứ thế, nó yên phận làm lau để an ủi mặt đất này.
(Trích “Phận hoa bên lề”, Tự tình cùng cái đẹp, Chu Văn Sơn, NXB Hội Nhà văn, 2019)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Câu 1: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên.
Câu 2: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Qua việc đọc hiểu văn bản, anh chị hãy cho biết cái “thiền ý” mà hoa lau mang đến cho con người là gì?
Câu 3: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Hình ảnh hoa lau trong câu: “Nó chỉ còn biết tựa vào chính mình. Đành tìm sự vững vàng trong thế chon von. Lấy cái chênh chao để làm sự cân bằng” gợi cho anh chị suy nghĩ như thế nào về cách sống của con người?
Câu 4: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Anh/chị tâm đắc với thông điệp nào nhất mà hình ảnh hoa lau trong văn bản trên mang lại? Vì sao?
Câu 5: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Ý nghĩa sự tồn tại của con người trong đời sống?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Câu 1: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nghệ thuật.
Câu 2: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Theo văn bản, cái “thiền ý” mà hoa lau mang đến cho con người đó là: “Thiền ý về cái lẽ sắc không của tồn sinh. Hoa lau nhắc ta nhiều nhất về sự chập chờn mong manh của phận người nhưng nó cũng nhắc ta về ý nghĩa bền bỉ của sinh tồn”.
Câu 3: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Hình ảnh hoa lau trong câu: “Nó chỉ còn biết tựa vào chính mình. Đành tìm sự vững vàng trong thế chon von. Lấy cái chênh chao để làm sự cân bằng” gợi cách sống của con người đó là: lối sống mạnh mẽ, tự tại, tin vào chính mình, không dễ dàng bỏ cuộc, gục ngã trước khó khăn.
Câu 4: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
– Các bạn trình bày một thông điệp được rút ra từ văn bản mà mình tâm đắc và lý giải phù hợp.
– Một số thông điệp được gửi gắm:
+ Cuộc sống thật ngắn ngủi, vô thường, cần biết trân trọng nó.
+ Sự sống của con người cũng rất bền bỉ, thiêng liêng.
+ Cần mạnh mẽ vượt qua những thử thách, khó khăn trong đời sống.
Câu 5: Đọc hiểu Phận hoa bên lề
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về vấn đề: Ý nghĩa sự tồn tại của con người trong đời sống?
Giải thích:
Nhấn mạnh, đề cao ý nghĩa sự tồn tại của con người trong đời sống.
Phân tích, bàn luận về vấn đề: Ý nghĩa sự tồn tại của con người trong đời sống?
Con người tồn tại trong đời sống với rất nhiều ý nghĩa lớn lao:
– Là kết tinh của tình yêu thương, là biểu tượng cho sức sống vĩ đại.
– Con người có thể dùng sức mạnh, trí tuệ của mình để làm thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở lên tốt đẹp hơn.
– Con người có thể trao đi những giá trị tốt đẹp, trao đi yêu thương để đời sống trở nên ấm áp hơn.
Phê phán: Những người sống không có lí tưởng, ước mơ, vô cảm… biến cuộc đời mình trở nên vô nghĩa, không có đóng góp cho xã hội.
Tham khảo
“Con người chỉ là một cây sậy yếu ớt, nhưng là một cây sậy biết suy nghĩ”, câu nói của Pascal đã cho ta thấy được ý nghĩa thiêng của sự tồn tại của con người trên trái đất. Hơn hết cả muôn loài, mỗi con người xuất hiện trên cuộc đời đều là kết tinh của tình yêu thương, là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của nhân loài. “Cây sậy biết suy nghĩ” ấy có thể dùng sức mạnh, trí tuệ của mình để làm thay đổi thế giới, làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn. Phát chiếc máy bay đầu tiên của anh em nhà Wright những tưởng là ý tưởng điên rồ đã kết nối con người cách xa nửa vòng trái đất đến với nhau… Họ đã bằng chính sự tìm tòi, khám phá của mình để chứng minh con người tồn tại trong đời sống có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Không chỉ thế, trong hành trình sống để đời sống trở nên ấm áp hơn. “Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho đến khi nhắm mắt xuôi tay không phải xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoài, sống phí”, câu nói của nhân vật Pa-ven trong Thép đã tôi thể đẩy một lần nữa nhắc với chúng ta về ý nghĩa sự tồn tại của con người và trách nhiệm của chúng ta trước vai trò thiêng liêng của mình trong đời sống.
lediem.net