Đề: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Cảm nhận vẻ đẹp của sông Hương qua đoạn văn:
“(…) Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất. Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng. Giữa lòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở. Nếu chỉ mải mê nhìn ngắm khuôn mặt kinh thành của nó, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua, không hiểu thấu phần tâm hồn sâu thẳm của nó mà dòng sông hình như không muốn bộc lộ, đã đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng.”
(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
MỞ BÀI: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm như thế. “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Một trong những dòng văn lai láng chất thơ chất họa về dòng sông ấy là đoạn trích sau: “Trong những dòng sông đẹp […] dưới chân núi Kim Phụng”.
THÂN BÀI: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Khái quát tác giả, tác phẩm: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp.
Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết ở Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài ký có ba phần. Sách giáo khoa trích học phần đầu. Với bút ký này, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy của nó từ Trường Sơn cho đến khi chảy qua thành phố Huế và xuôi về biển. Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: vẻ đẹp phong phú của sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn.
Sách giáo khoa Ngữ văn 12 từng nhận định: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Điều này rất đúng trong trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi đề tài sông nước là đề tài không hề mới trong văn học. Thế nhưng bằng sự tài hoa, bằng cách nói riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về sông nước bằng một lối viết độc đáo, hấp dẫn, trí tuệ, sáng tạo…Đoạn trích dẫn là một bằng chứng cho “tiếng nói riêng”, “hình sắc riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Triển khai nội dung phân tích: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Mở đầu đoạn trích tác giả khẳng định đầy tự hào: “Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến, hình như chỉ có Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”. Trong lời mở đầu nồng nàn ấy, nhà văn đã đặt vị trí của sông Hương ngang bằng với những “dòng sông đẹp” của thế giới. Hai chữ “hình như” mang hơi thở của một câu hỏi tu từ gợi ra những xao xuyến bâng khuâng. Nhà văn khẳng định rằng “chỉ Sông Hương là thuộc về một thành phố duy nhất”, khẳng định ấy là sự nhấn mạnh: sông Hương là báu vật của thiên nhiên xứ Huế, là dòng sông đã bồi đắp phù sa mà làm nên xứ Huế mộng mơ. Lời khẳng định ấy cũng chính là sự yêu quý, trân trọng, niềm tự hào, là tình yêu mãnh liệt của tác giả về dòng sông quê hương – dòng sông thi ca đất mẹ. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Ở những câu văn tiếp theo, Sông Hương ở thượng nguồn hiện lên phong phú đa dạng vừa mang vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ; vừa mang nét thơ mộng trữ tình. Sông Hương ở vùng thượng nguồn có mối quan hệ sâu sắc với dãy Trường Sơn. Với cấu trúc địa lý hiểm trở, Trường Sơn đã tạo ra một sông Hương hùng vĩ với dòng chảy hung hãn, bạo liệt: “Trước khi về đến vùng châu thổ êm đềm, nó đã là một bản trường ca của rừng già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn, và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi của hoa đỗ quyên rừng.” Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Cụm từ “Trước khi về với vùng châu thổ êm đềm” như một sự thông báo, rằng: để có được dòng sông êm đềm thì sông Hương đã phải trải qua một cuộc hành trình đầy gian lao nhọc nhằn với bao dốc thẳm, vực sâu, qua bao ghềnh thác mà ít ai ngờ được. Sau lời thông báo ấy là những miêu tả của nhà văn về dòng chảy của sông Hương ở thượng nguồn. Dòng chảy ấy được tác giả so sánh ví von như “bản trường ca” của rừng già. “Bản trường ca” là một liên tưởng độc đáo. Trường ca là một áng văn chương có dung lượng lớn thường viết với cảm hứng ngợi ca. Bản trường ca thường nhiều trường đoạn, nhiều tiết tấu, lúc bổng lúc trầm; lúc tha thiết bi ai, khi sử thi hùng tráng. Liên tưởng như vậy kết hợp với so sánh “như một cơn lốc” – nhà văn đã mang đến cho người đọc vẻ đẹp của một con sông với dòng chảy hùng vĩ, tráng lệ. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Tả hành trình gian lao ấy, tác giả đã dùng một câu văn dài, được chia làm nhiều vế, huy động một loạt tính từ, động từ, phép so sánh, nhân cách hóa, liên tưởng độc đáo: “bản trường ca”, “rầm rộ”, “mãnh liệt”, “cuộn xoáy”, “bí ẩn”... vừa để gợi dậy cái dư vang của trường ca, vừa tạo nên âm hưởng hùng tráng, mạnh mẽ của con sông giữa rừng già, làm dòng sông trở nên sinh động. Phép điệp cấu trúc: “rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn,/ mãnh liệt qua những ghềnh thác,/ cuộn xoáy như những cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn” làm nhịp điệu câu văn dồn dập tạo nên tiết tấu mạnh mẽ gợi ra hình ảnh dòng chảy cuồn cuộn, bạo liệt. Ta có thể hình dung âm thanh cuồng nộ, tiếng nước thác gào thét, hung hãn, băng băng, “rầm rộ” giữa rừng già Trường Sơn. Đến địa hình dốc cao, vực thẳm, sông Hương trở nên “mãnh liệt”, mạnh mẽ băng qua bao thác ghềnh. Có lúc nó dữ dội, xoáy trào, ào ạt, cuộn xoáy như lốc dữ vào những đáy vực bí ẩn. Đó là vẻ đẹp hùng vĩ, tráng lệ của dòng chảy thượng nguồn – nơi con sông sinh ra và lớn lên được người mẹ rừng già vun đắp và trao ban cho sức sống thiên nhiên hoang dại, tràn trề nhựa sống.
Trong cái nhìn của nhà văn, Sông Hương hiện lên như một “cô gái Di Gan phóng khoáng và man dại”. Cô gái Di gan là biểu tượng của vẻ đẹp phương Tây thường được nhắc đến với lối sống phóng khoáng yêu tự do, thích hát ca. Cách liên tưởng so sánh phóng túng từ Đông sang Tây cho thấy cái nhìn đa chiều của tác giả. Bởi vậy, dòng chảy ấy trong hình dung cũng giống như điệu múa của cô gái Di Gan, một vũ khúc giữa rừng già. Hai tính từ “phóng khoáng” và “man dại” gợi liên tưởng thú vị, độc đảo về cuộc sống tự do của cô thiếu nữ Bô-hê-miêng xinh đẹp – những cô gái Di-gan đang nhảy múa phô diễn vẻ đẹp quyến rũ toát ra từ thân hình bốc lửa, tràn trề nhựa sống. Sự liên tưởng ấy gợi ra dòng chảy hoang dại, mãnh liệt, mà dạt dào sức sống của sông Hương vùng thượng nguồn. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Bên cạnh vẻ đẹp hùng vĩ tráng lệ, sông Hương ở thượng nguồn còn ẩn chứa vẻ đẹp trữ tình, thơ mộng. Đang trong một cánh rừng ngôn từ mạnh mẽ, chợt nhà văn rẽ bút mà lắng đọng lại: “và cũng có lúc nó trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài chói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng”. Câu văn giúp ta thấy được lối hành văn uyển chuyển với ngôn từ đa dạng và hình ảnh phong phú. Từng từ từng chữ đều mang đậm hơi thở tài hoa của người nghệ sĩ. Tính từ “dịu dàng” gợi ra vẻ đẹp hiền dịu, nữ tính, thùy mị. Hai chữ “say đắm” lại gợi ra dòng chảy yêu thương, êm đềm, nhẹ nhàng, mê hoặc, quyến luyến. Hai bên bờ sông, hoa đỗ quyên rừng nở ra màu đỏ “chói lọi” soi bóng xuống dòng Hương làm cho con sông ấy thêm phần ấm áp, quyến rũ gợi bao nhớ thương. Đó là tính cách hiền hòa, trong sáng, mà cũng kiêu sa lộng lẫy của dòng sông khi chảy giữa bao la rừng già. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Sông Hương ở thượng nguồn còn mang vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ. Vẻ đẹp ấy được người mẹ Trường Sơn trao ban và vun đắp, hun đúc là phần thưởng xứng đáng cho cuộc hành trình gian lao. Tiếp tục nhân cách hóa, sử dụng bút pháp miêu tả và kết hợp liên tưởng thú vị. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến một cách nhìn mới mẻ: “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”. Người mẹ đại ngàn đã “hun đúc”, vun vén, trao ban, dành hết yêu thương cho người con gái. Rừng già không chỉ tạo nên vóc dáng mà còn tạo nên cho đứa con gái chiều sâu tâm hồn. Sông Hương trưởng thành, từ cô gái Di gan thích hát ca, nhảy múa đến sự bản lĩnh, vững vàng, gan dạ; tâm hồn tự do và trong sáng. Cụm từ “tâm hồn tự do và trong sáng” mang đến cảm nhận đẹp về một đời sống tinh thần phong phú, đó là tâm hồn mang vẻ đẹp trong trẻo, hồn nhiên. Nhà văn cũng nhận ra sức mạnh của rừng già đã chế ngự bản năng của người con gái, người mẹ đại ngàn đã trau chuốt, tỉa tốt cho đứa con yêu thương của mình, giữ lại hết những gai góc, những cả tính mạnh mẽ, nổi loạn, để khi ra khỏi rừng già Trường Sơn, sông Hương nhanh chóng mang một: “sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hoá xứ sở”. Nhiều tính từ mĩ miều đã xuất hiện để tôn vinh vẻ đẹp trời phú của Hương giang: nếu như nét ngoại hình gọi ra vẻ đẹp”dịu dàng”, thì phần sâu thẳm bên trong tâm hồn ấy là vẻ đẹp “trí tuệ”. Có thể hình dung, người con gái ấy sau bao ghềnh thác dữ dội đã tìm được cho mình nét “dịu dàng”, sau những trải nghiệm gian truân đã làm cho tâm hồn mình giàu “trí tuệ”. Người mẹ đại ngàn bao la đã bồi đắp cho cho đứa con gái mình yêu tất cả những nét đẹp bản năng lẫn tinh thần cao đẹp để từ đây, sông Hương đã hóa thân mình thành “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở” mà hiến tặng cho Huế, mà bồi đắp cho mảnh đất này thành “phù sa văn hóa”. Với biện pháp nhân hóa này, sông Hương như một đấng sáng tạo góp phần tạo nên, gìn giữ và bảo tồn văn hóa của một vùng thiên nhiên, xứ sở. Sông Hương giờ đây như một người mẹ phù sa của một vùng văn hóa, dòng sông trầm mặc, lặng lẽ, ấm áp và bao dung. Dòng sông ấy qua thời gian, càng trưởng thành, càng trở nên xinh đẹp và dịu dàng, khi là “người gái đẹp ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại”; khi chảy qua lăng tẩm đền đài, nàng mang nét đẹp “trầm mặc như triết lý, như cổ thi”; khi về Huế nàng hóa thân thành “tiếng vâng không nói ra của tình yêu”; thành “người tài nữ đánh đàn lúc đêm khuya” để sản sinh ra nền âm nhạc cổ điển Huế là “nàng Kiều trong đêm chí tình trở lại tìm Kim Trọng”. Sông Hương đã ban tặng cho Huế dòng sông thơ, dòng sông của chứng nhân lịch sử và dòng sông như cô gái đẹp hiến dâng cho Huế thành miền đất mộng mơ. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Đoạn trích khép lại bằng lời nhận xét: “nếu chỉ mải mê ngắm nhìn khuôn mặt kinh thành, tôi nghĩ rằng người ta sẽ không hiểu một cách đầy đủ bản chất của sông Hương với cuộc hành trình gian truân mà nó đã vượt qua…”. Lời trữ tình ấy như thể là một lời nhắn nhủ, một lời giãi bày. Đến Huế, nếu các bạn chỉ ngắm nhìn sông Hương đoạn chảy qua thành phố với vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình, thì chúng ta sẽ không hiểu hết được “bản chất của sông Hương”, không hiểu được hành trình gian khổ mà dòng sông đã vượt qua để đến Huế điểm tô cho khuôn mặt kinh thành. Sông Hương cũng là hình ảnh dòng sông giàu cá tính: Khi ra khỏi Trường Sơn, dòng sông đã “đóng kín lại ở cửa rừng và ném chìa khoá trong những hang đá dưới chân núi Kim Phụng”. Động từ “đóng kín”, “ném chìa khóa” thể hiện sự dứt khoát. Nàng đã giấu đi quá khứ oanh liệt của mình, đã vĩnh viễn ở lại cánh rừng đại ngàn kia. Đó là vẻ đẹp kín đáo, thâm trầm mà sâu sắc, là chiều sâu vẻ đẹp tâm hồn sông Hương. Cách suy tưởng đậm chất triết học này cũng khiến ta liên tưởng tới những lời thơ của Nguyễn Trọng Tạo: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
“Con sông đám cưới Huyền Trân.
Bỏ quên dải lụa phù vân trên nguồn.
Hèn chi thơm thảo nỗi buồn.
Niềm riêng nhuộm tím hoàng hôn đến giờ.
Con sông nửa thực nửa mơ.
Nửa mong Lí Bạch, nửa chờ Khuất Nguyên”
Nghệ thuật: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hành văn súc tích, giàu chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. Thành công của đoạn trích nói riêng và bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Giọng văn nhẹ nhàng pha lẫn hoài niệm làm bài ký toát lên nỗi niềm thương nhớ bằng khuâng. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút tài hoa ấy thăng hoa cùng tác phẩm. Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
KẾT BÀI: Trong những dòng sông đẹp ở các nước mà tôi thường nghe nói đến
Pau-top-xky đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người mở đường đến với xứ sở của cái đẹp”. Và phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm thấy được niềm vui ấy khi mở đường, dẫn lối, đưa người đọc về với xứ Huế mộng mơ để cùng ngắm nhìn dòng sông Hương xinh đẹp qua bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bút ký này càng làm ta thêm yêu quý những dòng sông của quê hương đất nước trên dải đất hình chữ S hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.
(Nguồn: Tham khảo)