Giới thiệu đến các bạn bài viết Cảm nhận về đoạn trích: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra … ; Hay: “Ai ở xa về … cõng mị đi”. Ở đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách viết hoàn chỉnh một bài văn cho dạng đề trên. Mời các bạn cùng tham khảo! 

Đề: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Cảm nhận đoạn trích: 

“Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi. Người ta thường nói : nhà Pá Tra làm thống lí, ăn của dân nhiều, đồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng. Thế thì con gái nó còn bao giờ phải xem cái khổ mà biết khổ, mà buồn. Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải con gái nhà Pá Tra : cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra. 

Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhớ. Nhưng người nghèo ở Hồng Ngài thì vẫn còn kể lại câu chuyện Mị về làm người nhà quan thống lí. Ngày xưa, bố Mị lấy mẹ Mị không có đủ tiền cưới, phải đến vay nhà thống lí, bố của thống lí Pá Tra bây giờ. Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ.

Cho tới năm ấy Mị đã lớn, Mị là con gái đầu lòng. Thống lí Pá Tra đến bảo bố Mị :

– Cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tạo xóa hết nợ cho.

Ông lão nghĩ năm nào cũng phải trả một nương ngô cho người ta, thì tiếc ngô, nhưng cũng lại thương con quá. Ông chưa biết nói thế nào thì Mị bảo bố rằng:

Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả ng thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu.

Đến Tết năm ấy, Tết thì vui chơi, trai gái đánh pao, đánh quay rồi đêm đêm rủ nhau đi chơi. Những nhà có con gái thì bố mẹ không thể ngủ được vì tiếng chó sủa. Suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đứng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị. Một đêm khuya, Mị nghe tiếng gõ vách. Tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu. Mị hồi hộp lặng lẽ quơ tay lên thì gặp hai ngón tay lách vào khe gỗ, sờ một ngón thấy có đeo nhẫn. Người yêu của Mị thường đeo nhẫn ngón tay ấy. Mị bèn nhấc tấm vách gỗ. Một bàn tay dắt Mị bước ra. Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về giá trị nhân đạo.

(Trích Vợ chồng A Phủ, Tô Hoài, Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục)

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

MỞ BÀI: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Điều ấy gợi cho ta nhớ đến nhà văn Tô Hoài và mối lương duyên của ông với vùng đất Tây Bắc. Với Tô Hoài thì “miền Tây đã để thương để nhớ cho tôi nhiều”. Và phải chăng chính vẻ đẹp tâm hồn con người lao động và thiên nhiên nơi đây đã thổi hồn vào những trang viết của nhà văn và để lại ấn tượng sâu đậm qua “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm là kết tinh của tình yêu, niềm cảm thông sâu sắc, khát vọng tự do cho con người… Điều đó đã được Tô Hoài khắc họa một cách chân thực và cảm động, đặc biệt là qua hình tượng nhân vật Mị trong đoạn trích:

“Ai ở xa về có dịp […] bịt mắt cõng Mị đi”

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

THÂN BÀI: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Khái quát tác giả, tác phẩm: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt Nam hiện đại. Ông cũng là nhà văn luôn hấp dẫn người đọc bởi lối trần thuật hóm hỉnh, sinh động của người từng trải, vốn từ vựng giàu có – nhiều khi rất bình dân, nhưng nhờ cách sử dụng đắc địa và tài ba nên có sức lôi cuốn, lay động người đọc. Ông có vốn hiểu biết sâu sắc về phong tục tập quán của nhiều vùng văn hoá khác nhau trên đất nước ta. Thành công nhất của Tô Hoài là những tác phẩm viết về hiện thực cuộc sống, con người vùng Tây Bắc, tiêu biểu là truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ”. Tác phẩm vừa là bức tranh chân thực về số phận bi thảm của người dân nghèo miền núi dưới ách áp bức phong kiến và thực dân, vừa là bài ca về sức sống và khát vọng tự do, hạnh phúc của con người lao động nơi đây.  Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Truyện “Vợ chồng A Phủ” được nhà văn Tô Hoài sáng tác năm 1952, in trong tập “Truyện Tây Bắc”. Thành công của tác phẩm này chính là đã làm nổi bật vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt của con người lao động Tây Bắc thông qua hai nhân vật Mị và A Phủ. Đoạn trích dẫn trên thuộc phần đầu của tác phẩm.   Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Triển khai nội dung phân tích: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Đoạn văn mở đầu là hình ảnh lầm lũi, cô độc của nhân vật Mị đó là hình ảnh có tính dự báo một cuộc đời thống khổ, bất hạnh. Câu văn mở đầu vẫn là giọng trần thuật bình thản của Tô Hoài “Ai ở xa về, có việc vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.” Nếu để ý kỹ ta sẽ thấy câu văn có vấn đề về cách giới thiệu: hai chữ “thường trông thấy” gợi ra hình ảnh thường xuyên của cô con gái (hễ cứ vào nhà là thấy); đó là một cô gái âm thầm, lẻ loi, sống như gắn vào những vật vô tri, vô giác “tảng đá, tàu ngựa”. Lời mở đầu ấy hé mở số phận nhân vật, để rồi sau đó hình ảnh cô gái ấy hiện lên rõ nét hơn: “Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi công nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cụm từ “lúc nào cũng vậy” kết hợp phép liệt kê “quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi, công nước” gợi cuộc sống quẩn quanh, áp lực, bị bóc lột sức lao động nặng nề. Có lẽ chính vì vậy mà cô gái ấy lúc nào “cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Cái “cúi mặt” và nét “mặt buồn rười rượi” ấy không chỉ gợi ra sự đơn độc mà còn gợi ra cả sự câm nín, cam chịu như ngậm khối u uất khó cất lời, từ láy “rười rượi” gọi ra khuôn mặt não nề, thảm hại, thiếu sức sống. 

Trong nghệ thuật viết truyện ngắn, không gian nghệ thuật rất được chú trọng. Gs. Nguyễn Đăng Mạnh từng khẳng định: “Không gian nghệ thuật được các nhà văn đặc biệt chú ý, vì nhà không gian mà hoàn cảnh, tình huống truyện, tâm lý nhân vật mới được gợi mở”. Nói vậy có nghĩa là không gian nghệ thuật được xem là điểm khởi nguồn của mọi diễn tiền trong tác phẩm. Không gian nghệ thuật ở đây được Tô Hoài xây dựng khả đặc biệt. Mị được đặt trong không gian nhà giàu: “nhà Pá Tra làm thống l ăn của dân nhiều, dồn Tây lại cho muối về bán, giàu lắm, nhà có nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng”. Điệp từ “nhiều” và phép liệt kê “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện” gợi ra sự giàu có, sang trọng. Nhưng không gian rộng lớn, giàu có, tấp nập ấy lại đối lập hoàn toàn với không gian sống thu hẹp của Mị bên những đồ vật vô tri “làng đá, tàu ngựa” càng làm nổi bật hình ảnh một cô gái lẻ loi, đơn độc, u trầm, buồn khổ. Hình ảnh ấy của nhân vật khiến cho người đọc không khỏi tò mò, day dứt, xót xa.    Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

 Vậy tại sao sống trong nhà quan, nhà giàu mà Mị lại có cuộc sống đầy tủi nhục như vậy? Tô Hoài khép lại bằng một lý giải: “Nhưng rồi hỏi ra mới rõ cô ấy không phải là con gái nhà Pá Tra: cô ấy là vợ A Sử, con trai thống lí Pá Tra”. Câu văn chậm, ngắt quãng nặng nề như cho người đọc thấy được sự khổ nhục, cay đắng của người phụ nữ làm dâu nhà giàu. Đây là cách dẫn dắt vô cùng khéo léo: điểm nhìn từ xa, bên ngoài tiến gần hơn vào bên trong để thâm nhập nhân vật; tạo ra mâu thuẫn ở lời kể để vén bức màn bí mật về một phận người: cô dâu gạt nợ.     Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Đoạn văn tiếp theo là sự lý giải của nhà văn về nguyên nhân nỗi thống khổ của Mị và trực tiếp lên án tội ác cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi. Cuộc sống thống khổ hằn in lên vóc dáng và cuộc đời Mị khiến cô gái ấy dường như lãng quên cả thời gian: “Cô Mị về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ, cũng không ai nhỏ.” Câu văn ngắt nhịp chậm đều, diễn tả sự bất lực cũng như sự chai sạn về cảm xúc của Mị. Mị đang sống vật và như chiếc bóng, lặng lẽ và cô độc. Phép điệp “cô không nhớ, cũng không ai nhớ” như tô đậm thêm nỗi khổ nhục của Mị. Mị dường như mất hết ý niệm về thời gian, không gian, cái gì cũng “không nhớ”. Đó chính là tình trạng tê liệt về tinh thần, mất hết ý thức phản kháng.

Nguyên nhân của nỗi khổ thì ai cũng nhớ, đó chính là món nợ nặng lãi với nhà giàu. Đó là món nợ bố mẹ vay từ lúc cưới “Mỗi năm đem nộp lãi cho chủ nợ một nương ngô. Đến tận khi hai vợ chồng về già rồi mà cũng chưa trả được nợ. Người vợ chết, cũng chưa trả hết nợ”. Phép điệp “chưa trả được nợ”, “chưa trả hết nợ” vừa gợi cuộc sống vất vả cực khổ của người dân lao động, vừa tố cáo tội ác của nhà thống lý, vừa gợi ra nhịp điệu mòn mỏi, bất lực. Nếu tội ác của thực dân, phong kiến cai trị ở những vùng nông thôn là sưu cao thuế nặng đã đày đọa lên số phận những chị Dậu, anh Pha, thì tội ác của bọn quan lại miền núi là dùng chính sách cho vay nặng lãi để nô lệ hóa con người. Thống lí đòi lấy Mị làm con dâu cho con trai hắn để xoá nợ “cho tao đứa con gái này về làm dâu thì tạo xóa hết nợ cho.” Đây chính là mối nợ truyền kiếp, dai dẳng, khó thoát, là bóng của kiếp sống nô lệ, cùng khổ đổ lên người dân nghèo qua thế hệ này đến thế hệ khác. Cậu nói từ bên trong của bố Mị “không thể làm thế nào khác được rồi” giống như một sự bất lực, bế tắc không lối thoát, vừa như một dấu mộc đóng lên thân phận nô lệ của Mị.

Đoạn trích cũng cho ta thấy Mị là một cô gái đẹp người, đẹp nết, dù cuộc sống khổ cực, vất vả nhưng trong cô tràn đầy sức sống. Trước đề nghị của nhà thống lý, Mị đã phản ứng: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô, con phải làm nương ngô giả nợ thay cho bố. Bố đừng bán con cho nhà giàu”. Câu nói toát lên vẻ đẹp nhân cách, phẩm giá của Mị. Mị có tình yêu lao động “biết cuốc nương làm ngô”, Mị hiếu thảo với cha già, khát vọng thay cha trả nợ là khát vọng cho thấy vẻ đẹp của đứa con hiếu thảo. Mị đề nghị bổ để mình lao động trả nợ chứ quyết không chịu làm thứ hàng hóa để bị gả bán cho nhà giàu. Đây là lựa chọn tỉnh táo: thà sống vất vả, nghèo khổ mà tự do còn hơn sống trong giàu sang mà chịu đọa đày nô lệ. Đó là lòng tự trọng cao đẹp, là khát vọng tự do mãnh liệt và cũng là niềm tin trong sáng, hồn nhiên của tuổi trẻ.     Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ở một chi tiết khác, cô Mị còn là người con gái có tài năng thổi sáo. Mị thổi sáo giỏi, thổi lá cũng hay như thổi sáo, biết bao người mê ngày đêm đã thổi sáo đi theo Mị. Mị cũng có người yêu, cũng từng sống những tháng ngày tự do hạnh phúc bên chàng trai có ngón tay đeo nhẫn quen thuộc. Dù đã có người yêu, nhưng trai làng vì mê mẩn nhan sắc của cô mà “suốt đêm, con trai đến nhà người mình yêu, đúng thổi sáo xung quanh vách. Trai đến đứng nhẵn cả chân vách đầu buồng Mị.” Sức hút của Mị khiến bao chàng trai không quản thời gian đứng “suốt đêm”, đứng “nhẵn cả chân vách” (chỉ số nhiều, chen chúc). Rõ ràng Tô Hoài không hề dùng mỹ từ nào để tả dung nhan Mị, nhưng chỉ qua chi tiết nhỏ như thế nhưng đủ biết nhan sắc của Mỹ cũng phải hàng sơn nữ sắc nước hương trời trên rẻo cao này.   Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Đoạn trích khép lại trong nỗi tủi nhục của Mị. Đêm tình mùa xuân đẹp nhất đời người con gái lại trở thành đêm tủi nhục. Bọn nhà thống lý không chỉ ép buộc bằng lời nói mà còn ép buộc bằng cường quyền và bạo lực. Lúc Mị háo hức vì tiếng gõ vách hò hẹn của người yêu thì cũng là lúc hụt hẫng, khổ đau bởi Mị bị bắt cóc một cách thô bạo, tàn nhẫn: “Mị vừa bước ra, lập tức có mấy người choàng đến, nhét áo vào miệng Mị rồi bịt mắt, cõng Mị đi.” Các từ “nhét áo”, “bịt mắt”, cõng Mị đi gợi ra cảnh tượng thô bạo, bạo lực, nó không giống như cảnh tượng kéo vợ (một phong tục của người Mèo). Tuổi thanh xuân của Mị bị cầm tù từ đó.

Ở phần sau của tác phẩm, tác giả miêu tả cuộc sống thống khổ như trâu ngựa của Mị trong nhà thống lý Pá Tra. Mị bị bóc lột sức lao động, bị thần quyền làm cho tê liệt tinh thần, là nạn nhân của người chồng vũ phu. Vượt lên hoàn cảnh, đêm xuân Mị trỗi dậy sức sống mãnh liệt, Mị vùng vẫy thoát khỏi nhà thống lý để đến với đêm tình, dù bị vùi dập tàn nhẫn nhưng tâm hồn Mị vẫn đi theo những cuộc chơi, những đám chơi. Đêm đông sau đó, sức phản kháng, sức sống tiềm tàng trong Mị bùng phát. Mị đã cắt đứt dây trải cứu A Phủ và tự cứu mình.   Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Có thể nói, đề tài về miền núi Tây Bắc trước hay sau Tô Hoài không phải là quả mới mẻ, nhưng bằng tài năng nghệ thuật, bằng tiếng nói riêng, Tô Hoài thực sự đã mang đến cho người đọc một diện mạo mới về Tây Bắc đặc biệt là tiếng nói ca ngợi vẻ đẹp sức sống tiềm tàng mãnh liệt của con người lao động nơi đây. Sức sáng tạo và nét riêng đó của Tô Hoài là minh chứng rõ ràng nhất cho phong cách nhà văn mà Sê-khốp từng khẳng định: “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà văn cả… Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ.”

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Nghệ thuật: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Nhà văn Tô Hoài xây dựng nhân vật Mị với nhiều điểm nghệ thuật đặc sắc. Trần thuật hấp dẫn, giới thiệu nhân vật tự nhiên mà ấn tượng, kể chuyện ngắn gọn, dẫn dắt tình tiết khéo léo. Biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, đặc biệt tâm trạng và hành động khá phức tạp của Mị được diễn tả, lí giải một cách cụ thể, hợp lí. Ngôn ngữ kể chuyện sinh động, chọn lọc, sáng tạo, câu văn giàu tính tạo hình, đậm chất thơ. Cách dựng cảnh, tạo không khí, miêu tả thiên nhiên và phong tục, tập quán của người dân miền núi chân thực, sống động. Giọng văn chậm buồn, day dứt, trăn trở, yêu thương.    Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Giá trị nhân đạo: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Có thể nói, đoạn văn trên tuy ngắn gọn nhưng cũng đã thể hiện rất thành công giá trị nhân đạo của tác phẩm. Sê-khốp từng nói “Mỗi nhà văn là một nhà nhân đạo từ trong cốt tủy”. Quả đúng như vậy, nhà văn Tô Hoài, bằng tình yêu thương, tấm lòng trân trọng của mình dành cho người lao động Tây Bắc đã để lại giá trị nhân đạo sâu sắc trong “Vợ chồng A Phủ”. Đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” nói chung để lại giá trị nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đồng cảm, cảm thông cho số phận nhân vật, góp tiếng nói lên án tố cáo tội ác tày trời của giai cấp chủ nô phong kiến miền núi đã áp bức, bóc lột nhân dân lao động Tây Bắc, đẩy họ vào số phận trâu ngựa. Qua việc khắc họa nhân vật Mị, nhà văn Tô Hoài đã phát hiện và trân trọng ngợi ca phẩm chất cao quý của con người lao động Tây Bắc, đồng thời bày tỏ niềm tin mãnh liệt vào sức vươn dậy của con người, dù trong hoàn cảnh đọa đày, sức sống tiềm tàng, sức phản kháng mãnh liệt trong họ cũng không hề mất đi mà sẽ càng trở nên mãnh liệt. Chính Tô Hoài cũng từng nhận xét về Mị: “Nhưng điều kì diệu là dẫu trong mọi cùng cực đến thế, mọi thế lực của tội ác cũng không giết được sức sống con người. Lay lắt, đói khổ, nhục nhã. Mị vẫn sống, âm thầm, tiềm tàng. mãnh liệt”. Cuối cùng nhà văn đã góp phần giải phóng số phận nhân vật trong một kết thúc có hậu. Đây chính là nét mới trong giá trị nhân đạo sau năm 1945.     Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

KẾT BÀI: Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài là truyện ngắn có giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc khi lên án thể lực cường quyền, thần quyền lạc hậu, bạo làn ở vùng núi Tây Bắc đã đẩy con người vô tội vào tận cùng của đau khổ, đọa đày. Đồng thời, qua nhân vật Mị nhà văn đã bày tỏ tiếng nói cảm thông, trân trọng đối với người lao động nghèo. Nhà văn đồng cảm với số phận đau khổ, bị tước đoạt tự do, hạnh phúc đồng thời ca ngợi, trận trọng sức sống tiềm tàng bên trong những con người khốn khổ ấy. Đây cũng chính là giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm. Qua vẻ đẹp tâm hồn con người lao động Tây Bắc, mỗi chúng ta phải tự nhắc nhở mình phải biết sống, biết yêu quý, biết trận trọng con người lao động nói chung, biết đấu tranh bảo vệ công lý, lẽ phải, đấu tranh với những bất công để bảo vệ hai chữ “Con Người” cao quý thiêng liêng.   

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra
Ai ở xa về có việc vào nhà thống lí Pá Tra

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *