Đề: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Cảm nhận vẻ đẹp sông Hương qua đoạn trích: 

“Sông Hương là vậy, là dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước. Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những nội sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa : màu áo ngày nắng đem ra phơi, một điều lục với loại vải vận thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng. Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương, giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông. 

Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, “Dòng sông trắng – lá cây xanh” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, từ tha thướt mơ màng nó chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát ; từ nỗi quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan, nó đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu. Và ở đây, một lần nữa, sông Hương quả thực là Kiều, rất Kiều, trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy. Có một nhà thơ từ Hà Nội đã đến đây, tóc bạc trắng, lặng ngắm dòng sông, ném mẩu thuốc lá xuống chân cầu, hỏi với trời, với đất, một câu thật bâng khuâng: 

– Ai đã đặt tên cho dòng sông ?”

“Sông Hương là vậy [..] Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 

(Trích Ai đã đặt tên cho dòng sông, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục)

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

MỞ BÀI: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Lê-ô-nít Lê-ô-nốp từng nói: “Mỗi tác phẩm phải là một phát minh về hình thức và khám phá mới về nội dung”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là sự sáng tạo, độc đáo của tác giả về nội dung lẫn hình thức. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là một tác phẩm như thế.  “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp. Một trong những dòng văn lai láng chất thơ chất họa về dòng sông ấy, đoạn trích sau là tiêu biểu hơn cả: 

“Sông Hương là vậy [..] Ai đã đặt tên cho dòng sông?” 

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

THÂN BÀI: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Khái quát tác giả, tác phẩm: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên về bút ký. Nét đặc sắc trong sáng tác của ông là ở sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và tính trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với tư duy đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý,. Tất cả được thể hiện qua lối hành văn hướng nội, súc tích, mê đắm và tài hoa. Sáng tác của ông gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, con người, đặc biệt là văn hóa Huế. Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là bút ký hay nhất của nhà văn viết về xứ Huế thơ mộng và con sông Hương xinh đẹp.   Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” viết ở Huế năm 1981, in trong tập sách cùng tên. Bài ký có ba phần. Sách giáo khoa trích học phần đầu. Với bút ký này, tác giả đã mang đến cho người đọc những cảm nhận thật đầy chất thơ về dòng sông Hương theo dòng chảy của nó từ Trường Sơn cho đến khi chảy qua thành phố Huế và xuôi về biển. Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa: vẻ đẹp phong phú của sông Hương ở thượng nguồn Trường Sơn.  Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sách giáo khoa Ngữ văn 12 từng nhận định: “Nghệ thuật là lĩnh vực của cái độc đáo, vì vậy nó đòi hỏi người sáng tác phải có phong cách nổi bật, tức là có nét gì đó rất riêng, mới lạ thể hiện trong tác phẩm của mình”. Điều này rất đúng trong trường hợp của Hoàng Phủ Ngọc Tường, bởi đề tài sông nước là đề tài không hề mới trong văn học. Thế nhưng bằng sự tài hoa, bằng cách nói riêng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã mang đến cho người đọc những cảm nhận mới mẻ về sông nước bằng một lối viết độc đáo, hấp dẫn, trí tuệ, sáng tạo…Đoạn trích dẫn là một bằng chứng cho “tiếng nói riêng”, “hình sắc riêng” của Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Đoạn trích dẫn trên đây là phần đầu đoạn trích sách giáo khoa. Đoạn trước đó, sông Hương gắn liền với những thăng trầm của lịch sử Huế. Đoạn này tác giả khắc họa vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với văn hóa và thi ca.

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Triển khai nội dung phân tích: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Đoạn văn thứ nhất là vẻ đẹp sông Hương gắn liền với vẻ đẹp sử thi và vẻ đẹp đời thường của Huế. Sông Hương là dòng sông sử thi: “Sông Hương là vậy, dòng sông của thời gian ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc. Khi nghe lời gọi, nó biết cách tự hiến đời mình làm một chiến công, để rồi nó trở về với cuộc sống bình thường, làm một người con gái dịu dàng của đất nước”. Hai câu văn đẹp và giàu chất thơ. Điệp từ “của” như sự khẳng định đầy tự hào, trân trọng, yêu quý. Bốn chữ “thời gian ngân vang” toàn vần bằng, gợi ra cảm giác mênh mang dào dạt. Dòng sông ấy là dòng sông “của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Hai chữ “sử thi” gợi ra vẻ đẹp dòng sông như trang sử thi hào hùng, bị tráng trong những biến động lịch sử. Còn hình ảnh “màu cỏ lá xanh biếc” lại gợi ra vẻ đẹp hài hòa, tươi tốt của sức sống thiên nhiên. Sự tương phản giữa hai chữ “sử thi”“màu cỏ lá xanh biếc” gợi ra vẻ đẹp độc đáo, phong phú của dòng sông.      Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sông Hương gắn liền với Huế, là báu vật thiên nhiên xứ Huế. Bởi vậy, dòng sông cũng như con người nơi đây. Trong chiến tranh, dòng sông “hiến đời mình thành một chiến công”; khi đất nước thanh bình, dòng sông hóa thân thành dòng sông thiên nhiên, hiền hòa với màu “cỏ lá xanh biếc”, và hóa thân thành người con gái dịu dàng của đất nước. Tính từ “dịu dàng” gợi tả nét đẹp thùy mị, mềm mại, quyến rũ. Đóng góp của sông Hương cũng chính là hình ảnh quen thuộc của dân tộc Việt Nam, một dân tộc gan góc, anh dũng trong đấu tranh chống ngoại xâm nhưng cũng là một dân tộc yêu chuộng hòa bình: 

“Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen 

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa”

(Nguyễn Đình Thi)

Sông Hương đã gắn liền với lịch sử của Huế, lịch sử dân tộc. Đã có một thời sông Hương mang tên là Linh Giang, dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt bảo vệ biên giới phía Nam của Tổ quốc. Dòng sông ấy là điểm tựa, bảo vệ biên cương thời kì Đại Việt. Thế kỉ XVIII, nó vẻ vang soi bóng kinh thành Phú Xuân, gắn liền với tên tuổi của người anh hùng Nguyễn Huệ. Nó đọng lại đến bầm da, tím máu “nó sống hết lịch sử bi tráng của thế kỉ XIX”. Nó đi vào thời đại của Cách mạng tháng Tám bằng những chiến công rung chuyển. Nó chứng kiến cuộc nổi dậy Mậu Thân 1968.   Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sông Hương và vẻ đẹp đời thường của Huế. Dòng sông huyền ảo, thơ mộng trữ tình ẩn hiện trong sương khói xứ Huế. Nhà văn liên tưởng rất tự nhiên đến hình ảnh của con người: “Thỉnh thoảng, tôi vẫn còn gặp trong những ngày nắng đem ra phơi, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa, rất xưa: màu áo lục điều với loại vải vẫn thưa màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người, thuở ấy các cô dâu trẻ vẫn mặc sau tiết sương giáng” . Câu văn kéo dài với bao hoài niệm về một miền Huế xưa. Phép điệp “ngày xưa, rất xưa” như kéo người đọc trôi về quá khứ xa xăm để gặp lại sắc áo cưới ảo diệu: màu “lục điều, màu xanh chàm lồng lên một màu đỏ ở bên trong, tạo thành một màu tím ẩn hiện, thấp thoáng theo bóng người”. Các từ ngữ “ẩn hiện”, “thấp thoáng” tạo nên nét mơ màng, mộng mơ đậm chất Huế. Cuối cùng tác giả khẳng định: “Đấy cũng chính là màu của sương khói trên sông Hương giống như tấm voan huyền ảo của tự nhiên, sau đó ẩn giấu khuôn mặt thực của dòng sông…”. Sông Hương trong cái nhìn của nhà văn là dòng sông chim trong miền huyền diệu của đất trời, là sương khói mơ màng, là “tấm voan huyền ảo của tự nhiên”. Tất cả những liên tưởng, so sánh độc đáo ấy đều làm hiện lên một dòng sông giàu sức sống, thanh lịch, dịu dàng. Sông Hương chính là cô gái Huế.  Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Đoạn văn thứ hai là vẻ đẹp của sông Hương gắn liền với thi ca xứ Huế, sông Hương là dòng sông của thi ca. Trước hết, sông Hương mang lại nhiều cảm hứng: “Có một dòng thi ca về sông Hương, và tôi hi vọng đã nhận xét một cách công bằng về nó khi nói rằng dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Cụm từ “có một dòng thi ca về sông Hương” là sự khẳng định: sông Hương là dòng sông mang lại nhiều cảm hứng, là đối tượng thẩm mĩ cho nghệ thuật. Dòng sông ấy có riêng cho mình bộ sưu tập độc đáo, đó là “dòng thi ca” viết riêng về sông Hương. Điều đặc biệt là: “Dòng sông ấy không bao giờ tự lặp lại mình trong cảm hứng của các nghệ sĩ”. Mỗi người nghệ sĩ đều được sông Hương ban tặng cho một góc nhìn, một một khám phá riêng về nó, vì thế trong thế giới văn chương, sông Hương mang vẻ đẹp đa dạng, phong phú, nhiều màu sắc.

Sông Hương mang vẻ đẹp đa dạng trong thi ca. Mỗi nhà thơ đều có một khám phá riêng về nó: “từ xanh biếc thường ngày, nó bỗng thay màu thực bất ngờ, […] trong cái nhìn thắm thiết tình người của tác giả Từ ấy.” Đoạn văn sử dụng phép liệt kê, điệp cấu trúc, câu văn nhịp nhàng sinh động, hình ảnh đa dạng, giọng điệu phong phú. Qua đó nhà văn làm hiện lên hình ảnh dòng sông biến đổi không ngừng trong từng thời gian, không gian. Dòng sông luôn mang đến những cảm nhận thật bất ngờ: “Từ xanh biếc thường ngày” trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, dòng sông ấy đã thay đổi thành “dòng sông trắng – lá cây xanh”. Có lúc sông Hương như người con gái đang “tha thiết mơ màng” trong nét đẹp trẻ trung hiền hòa, trong trẻo, hồn nhiên; rồi chợt trỗi dậy bất ngờ “chợt nhiên hùng tráng lên “như kiếm dựng trời xanh” trong khí phách của Cao Bá Quát”. Hai chữ “chợt nhiên” cho thấy sự thay đổi đột ngột hai chữ “hùng tráng” kết hợp so sánh “như kiếm dựng trời xanh” mang đến vẻ đẹp sử thi và khí phách kiên cường. Có lúc dòng sông mang nỗi “quan hoài vạn cổ với bóng chiều bảng lảng trong hồn thơ Bà Huyện Thanh Quan” với nỗi buồn lữ khách, với nỗi niềm hoài niệm mênh mang; lại bất ngờ “đột khởi thành sức mạnh phục sinh của tâm hồn, trong thơ Tố Hữu”. Hai từ “đột khởi”, cụm từ “sức mạnh phục sinh” gợi ra hình ảnh dòng sông đầy sức sống hoang dại, mãnh liệt. Còn qua cái nhìn nhân cách hóa, sông Hương lại hiện lên chung tình “quả thực là Kiều rất Kiều” trong cái nhìn thắm thiết tỉnh người của tác giả “Từ ấy”.   Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Khép lại đoạn trích là một câu hỏi tu từ gợi bao nỗi niềm bảng khuâng thương nhớ “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”. Bài ký kết thúc bằng huyền thoại đẹp về tên gọi của sông Hương để lý giải cho câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Đó là huyền thoại vọng về từ làng Thành Trung, một ngôi làng trồng rau thơm ở Huế, vì yêu quý con sông Hương xinh đẹp, nhân dân hai bên bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống cho dòng nước thơm tho mãi.   Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Câu hỏi “Ai đã đặt tên cho dòng sông” là câu hỏi tu từ. Dấu ấn của câu hỏi này chính là tạo nên nỗi niềm bâng khuâng mang đến cái kết lắng đọng cho đoạn trích. Câu hỏi nói riêng và bài ký nói chung thể hiện tình yêu quê hương, tình yêu thiên nhiên xứ sở sâu nặng của nhà văn. Đó cũng là sự trân trọng, lòng biết ơn sâu sắc của tác giả đối với người đã khai phá miền đất này. 

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Nghệ thuật: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

“Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bút ký xuất sắc của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Hành văn súc tích, giàu chất thơ. Nét đặc sắc làm nên sức hấp dẫn của đoạn trích là cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ một vốn hiểu biết phong phú về văn hóa, lịch sử, địa lý và văn chương cùng một văn phong tao nhã, hướng nội, tinh tế và tài hoa. Thành công của đoạn trích nói riêng và bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được Hoàng Phủ Ngọc Tường vận dụng một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo: Ngôn ngữ trong sáng, phong phú, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu chất thơ. Sử dụng nhiều phép tu từ như: So sánh, nhân hoá, ẩn dụ, điệp ngữ. Bút ký có sức liên tưởng kì diệu, sự hiểu biết phong phú về kiến thức địa lý, lịch sử văn hoá nghệ thuật và những trải nghiệm của bản thân. Giọng văn nhẹ nhàng pha lẫn hoài niệm làm bài ký toát lên nỗi niềm thương nhớ bằng khuâng. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Hoàng Phủ Ngọc Tường và chắp cánh, nâng đỡ cho ngòi bút tài hoa ấy thăng hoa cùng tác phẩm.  Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang
Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

KẾT BÀI: Sông Hương là vậy là dòng sông của thời gian ngân vang

Pau-top-xky đã từng nói: “Niềm vui của nhà văn chân chính là niềm vui của người mở đường đến với xứ sở của cái đẹp”. Và phải chăng Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tìm thấy được niềm vui ấy khi mở đường, dẫn lối, đưa người đọc về với xứ Huế mộng mơ để cùng ngắm nhìn dòng sông Hương xinh đẹp qua bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông”. Bút ký này càng làm ta thêm yêu quý những dòng sông của quê hương đất nước trên dải đất hình chữ S hùng vĩ, hiểm trở mà cũng rất đỗi nên thơ, trữ tình.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *