Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận như sau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Trong xã hội có rất nhiều người thường chờ đợi sự khoan dung của người khác. Thực ra, khoan dung không chỉ mang lại lợi ích cho người được khoan dung, mà bản thân người khoan dung cũng tự giải phóng cho bản thân. Một trái tim khoan dung, độ lượng có thể rút gần khoảng cách giữa người với người. Đó cũng là một điều kiện cần để trở thành người hài hước.
Trong cuộc đời mình, Balzac đã viết vô số tác phẩm nhưng thường là kết thúc trong bi kịch. Một hôm ông đang ngủ say thì kẻ trộm đột nhập vào phòng ông, lục lọi bàn sách. Balzac bị đánh thức bởi tiếng động, nhưng ông không hét lên mà lặng lẽ ngồi dậy, thắp đèn, bình tĩnh cười nói: “Chàng trai đừng lục nữa, ban ngày tôi còn chẳng tìm được tiền trong ngăn kéo, bây giờ tối thế này cậu tìm sao được”.
Hài hước thể hiện sự chân thành, rộng lượng và tâm địa hiền lành, lương thiện của con người, đồng thời cũng thể hiện một hành động văn minh được con người sáng tạo để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống. Nó giống như một cây cầu kéo gần khoảng cách giữa người với người cũng như lấp đầy khoảng trống giữa những tâm hồn. Ngoài ra nó còn có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy mối quan hệ giao tiếp, là động lực không thể thiếu giúp con người vươn lên đến đỉnh cao của sự nghiệp.
(Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi, Lưu Chấn Hồng, NXB Thanh niên, 2018)
Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Câu 1. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích là gì?
Câu 2. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Theo tác giả, khoan dung và hài hước có mối quan hệ với nhau thế nào?
Câu 3. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Câu chuyện về nhà văn Balzac được kể trong đoạn trích mang đến cho anh/ chị bài học gì về cách hành xử trong đời sống?
Câu 4. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hài hước thể hiện sự chân thành, rộng lượng và tâm địa hiền lành, lương thiện của con người, đồng thời cũng thể hiện một hành động văn minh được con người sáng tạo để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống” hay không? Vì sao?
Câu 5. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày điểm quan của anh/ chị về việc làm thế nào để trở thành người hài hước?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Câu 1. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Phương thức biểu đạt chính là: Nghị luận.
Câu 2. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Theo tác giả, khoan dung và hài hước có mối quan hệ với nhau đó là: khoan dung chính là điều kiện cần để trở thành người hài hước và hài hước sẽ giúp con người xích lại gần nhau hơn, biết sống khoan dung hơn.
Câu 3. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
– Bài học được rút ra: trong cuộc sống có rất nhiều cách để ứng xử trước một vấn đề, nhưng nếu biết cách giải quyết vấn đề bằng sự hài hước thì mọi chuyện sẽ trở nên nhẹ nhàng, thoải mái hơn, tránh được những xung đột, thậm chí là những rủi ro không đáng có.
Câu 4. Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Em đồng tình với quan điểm của tác giả: “Hài hước thể hiện sự chân thành, rộng lượng và tâm địa hiền lành, lương thiện của con người, đồng thời cũng thể hiện một hành động văn minh được con người sáng tạo để ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống”
Bởi vì:
– Người hài hước là người luôn lựa chọn giao tiếp bằng cách mang lại niềm vui, tiếng cười cho người khác. Một người như thế ắt hẳn có sự quan tâm, trân trọng tới cảm xúc của người đối diện, điều đó thể hiện sự chân thành.
– Không khiến vấn đề trở nên căng thẳng, đẩy đối phương vào tình thế khó xử cho thấy sự rộng lượng, tâm địa hiền lành của người giao tiếp.
– Hài hước không tự nhiên mà có, nó cũng cần trải qua một quá trình quan sát, rèn luyện, tích lũy. Vì thế nó còn biểu hiện cho sự phát triển văn minh của xã hội và con người. Điều đó giúp con người vượt qua khó khăn, thử thách một cách nhẹ nhàng hơn.
Câu 5: Đọc hiểu Hài hước một chút thế giới sẽ khác đi
Giải thích:
+ Hài hước là gì?
+ Hài hước trong giao tiếp là gì?
Phân tích, bàn luận: Để trở thành người hài hước, mỗi người cần:
– Có sự quan sát tinh tế, thấu hiểu cảm xúc của đối phương.
– Đọc nhiều, đi nhiều để mở rộng vốn hiểu biết, trường liên tưởng.
– Thường xuyên tiếp xúc với những người hài hước.
– Trước mọi vấn đề trong cuộc sống, cần có cái nhìn lạc quan, tích cực, hướng suy nghĩ đến những điều vui vẻ trong cuộc sống.
Phê phán: Sống chân thật là điều cần thiết. Nhưng lạnh lùng, không biết thể hiện tình cảm, luôn nghiêm túc, khiến cho các mối quan hệ trong giao tiếp trở nên nặng nề.
Tuy nhiên, hài hước phải biết cách, phát huy đúng hoàn cảnh, đúng người, đúng thời điểm. Hài hước là cần thiết, nhưng không phải là hài hước một cách thô thiển, kém duyên thì cũng không nên.
Đoạn văn tham khảo
Bailey từng nói: “Điều quan trọng không phải chúng ta sống được bao lâu mà chúng ta phải sống như thế nào”. Thật vậy, chất lượng cuộc sống và cách sống đóng vai trò quan trọng, đánh dấu sự thành công của một con người. Một trong những tiêu chí thể hiện phong cách sống của con người là giao tiếp. Vậy giao tiếp là gì? Giao tiếp là cách để con người trao đổi thông tin và tồn tại trong chính cộng đồng của mình và không phải ai cũng nhận ra rằng, quá trình giao tiếp ấy sẽ trở nên thú vị và thoải mái hơn rất nhiều nếu chúng ta là những con người hài hước. Nhưng làm thế nào để có được sự hài hước? Câu trả lời nằm ở việc mỗi chúng ta cần có sự quan sát tinh tế, thấu hiểu cảm xúc của đối phương trong quá trình giao tiếp. Và tất nhiên, điều đó không đến một cách ngẫu nhiên. Đọc nhiều, đi nhiều là cách để ta mở rộng vốn hiểu biết, trường liên tưởng của bản thân. Bằng cách đó những câu chuyện của chúng ta sẽ trở nên cuốn hút hơn bao giờ hết. Thường xuyên tiếp xúc với những người hài hước cũng là cách để chúng ta làm mới chính mình. Và nếu như cuộc sống có mang đến cho bạn những điều không như ý, tại sao chúng ta không đổi diện với nó bằng cái nhìn tích cực lạc quan? Tôi thường ngồi xem Mr. Bean và cười không ngớt trước cách anh ta cư xử và hành động, trong thời khắc đó mọi mệt mỏi dường như chưa từng tồn tại vậy. Nhưng không phải ai cũng trở thành một danh hài! Anh ta đã thực sự nắm trong tay mình bí quyết để khơi dậy tiếng cười của mọi người từ chính sự thông minh, tinh tế của mình đấy chứ! Và tất nhiên, sự hài hước thông minh cũng mách bảo chúng ta rằng, không phải lúc nào hài hước cũng phát huy tác dụng, hãy biết cách trở thành người hài hước đúng nơi, đúng chỗ và phù hợp với hoàn cảnh mà chúng ta đang trải qua. Ranh giới giữa hài hước và vô duyên đôi khi rất như vậy đấy!
(Nguồn: Tham khảo)