Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình (Eldar Sarajlic, Hải Ngọc dịch). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận như sau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Như hầu hết những ông bố bà mẹ đã biết, những tháng đầu tiên khi làm cha mẹ là một phức hợp của niềm vui, sợ hãi, mỏi mệt và hơn hết, sự mất ngủ. Chính là trong những khoảng thời gian eo hẹp của những tháng đầu tiên làm bố mà mối bận tâm suy tưởng của tôi vấp phải một câu hỏi đặc biệt: Con gái tôi khi lớn lên sẽ là ai? Căn tính của nó sẽ là gì? Khi tôi quan sát cơ thể bé xíu của nó, tôi cứ nghĩ hoài về những tương lai khả hữu phía trước nó. Liệu nó có trở thành người mà nó muốn không?
Tôi đã chứng kiến nhiều nỗi thất vọng từ các bậc phụ huynh khi nhìn thấy con họ lớn lên: những ông bố bị ám ảnh khi con trai họ trở thành gay, những bà mẹ tuyệt vọng khi con gái mình khước từ tôn giáo của cha mẹ. Những phương pháp trị liệu để chữa đồng tính và những mối quan hệ đầy khoảng cách giữa những đứa con là chuyển giới và cha mẹ mình là những ví dụ rõ nét cho thấy khi những kỳ vọng vào con cái của cha mẹ trượt khỏi đường ray, họ đã làm gì. Tôi biết mình muốn trở nên tốt hơn những ví dụ mình đã thấy. Song làm cách nào?
Để trẻ em lớn lên như những con người chân thực, đúng là mình, chứ không phải sản phẩm của những kỳ vọng từ cha mẹ, các em cần phải được học để hiểu rằng căn tính được xây dựng trên các lý do, tức những sự biện hộ được xem là có lý; bản thân khái niệm căn tính được phát sinh từ chính khái niệm lý do này.
[…] Những đêm mất ngủ với đứa con mới ra đời đã nằm lại sau lưng tôi. Giờ, con gái tôi đã bốn tuổi, với căn tính của riêng mình và một ý chí mạnh mẽ để làm mọi thứ theo cách của mình. Tuy nhiên, nỗi sợ một tương lai bất ngờ vẫn còn choáng lấy tôi giữa lúc đêm khuya và khiến tôi chất vấn mọi thứ, làm đảo lộn những viễn cảnh về một sự ngơi nghỉ yên tĩnh. Điệu ru mà tôi cần không thể tìm thấy được ở đâu; tất cả những gì tôi có thể làm là nhìn chăm chú vào khoảng trống mà không hy vọng gì nó sẽ nhìn lại.
Song khi nhìn con gái của mình nằm ngủ ngoan, tôi hiểu ra khoảng trống ấy không phải là thủ để mình sợ hãi. Nó không phải là vực nước xoáy của sự vô nghĩa sẽ làm ta phát điện. Khoảng trống đó là cánh cửa cho bản ngã của chúng ta. Nó là thử để chúng ta lấp vào đó bất cứ cái gì ta muốn – những giấc mơ, những nỗi sợ, những tham vọng. Đó là cơ hội duy nhất để trở thành cái mà chúng ta thực sự là: ta là bậc sinh thành của chính mình.
(“Là bậc sinh thành của chính mình”, Eldar Sarajlic, Hải Ngọc dịch, https:// hieutn1979.wordpress.com/2019/06/14/eldar-sarajlic-la-bac-sinh-thanh-cua-chinh-minh/)
Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Câu 1. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Anh/ chị hiểu thế nào về khái niệm “căn tính” được nêu trong văn bản?
Câu 2. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Việc kể ra “những nỗi thất vọng của các bậc cha mẹ” mà tác giả đã chứng kiến có ý nghĩa như thế nào?
Câu 3. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Anh/ chị có đồng tình với quan điểm của tác giả: “Ta là bậc sinh thành của chính mình” hay không? Vì sao?
Câu 4. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Anh/ chị hãy tự nhận thức và cho biết, “căn tính” của anh/ chị là gì? Lý do nào dẫn đến việc anh chị có được căn tính đó?
Câu 5. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Hãy viết một đoạn văn ngắn bàn về vấn đề: Làm thế nào để được là chính mình?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Câu 1. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Khái niệm “căn tính” được nhắc đến trong văn bản có thể hiểu là cái tôi, là sự riêng biệt của mỗi con người, cái quy định họ sẽ là ai và sống như thế nào trong đời sống.
Câu 2. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Việc kể ra “những nỗi thất vọng của các bậc cha mẹ” mà tác giả đã chứng kiến có ý nghĩa: chỉ ra một hiện thực đang diễn ra trong cuộc sống đó là những bậc cha mẹ luôn đặt quá nhiều sự kì vọng của bản thân lên con cái, luôn mong muốn chúng sống thay cho những ước vọng của mình và những đứa trẻ lớn lên sẽ không được sống là chính mình mà phải chịu rất nhiều sự chi phối từ những mong muốn của cha mẹ chúng.
Câu 3. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
– Tôi đồng tình với quan điểm của tác giả. Vì:
+ Mỗi người sinh ra là một cá thể riêng biệt, không ai giống ai vì vậy họ đều có những đặc điểm riêng về ngoại hình, giới tính, tính cách… và những đặc điểm đó đều cần được tôn trọng.
+ Mỗi con người chỉ có một cuộc đời để sống, chúng ta không thể để cuộc đời đó trở nên vô vị, tẻ nhạt khi luôn phải sống theo ý muốn của người khác. Mỗi người cần tự quyết định hướng đi, lối sống của riêng mình.
+ Khi được sống là chính mình con đó mình con người mới th mới thực sự hạnh phúc, cuộc sống mới thực sự ý nghĩa và đó mới là sự “sinh thành” đúng nghĩa. Ngược lại, để cuộc đời của mình cho người khác chi phối, định đoạt, chúng ta chỉ đơn giản là tồn tại về thể xác chứ không phải là sống.
Câu 4. Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
Các bạn có thể tự nhìn nhận chính bản thân mình và xác định “căn tính” của mình và đưa ra lý do dẫn đến căn tính đó.
Câu 5: Đọc hiểu Là bậc sinh thành của chính mình
* Vấn đề cần nghị luận: Làm thế nào để được sống là chính mình.
Giải thích:
+ Sống là chính mình là gì?
Phân tích, bàn luận:
Để được sống là chính mình mỗi chúng ta cần:
– Lắng nghe để hiểu rõ về mình: Mong muốn, ước mơ, mục đích sống… của mình là gì? Đâu là thế mạnh của bản thân? Điều gì khiến bản thân thực sự vui vẻ và hạnh phúc?
– Cần quan điểm sống rõ ràng và nhất quán, sống có mục đích, không buông thả, hời hợt.
– Cần sống chân thật với chính mình, không né tránh hiện thực.
– Dám đấu tranh với những cản trở sự phát triển của cái tôi cá nhân…
(Nguồn: Tham khảo)