Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận như sau. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
TRÍ TUỆ CỦA NHÀ THÔNG THÁI
Có một ông vua mơ thấy răng của mình rụng hết. Khi tỉnh dậy, ông liền cho mời nhà thông thái lý giải giấc mơ tới để hỏi ông ta xem giấc mơ có ý nghĩa gì.
Nhà thông thái nói: “Tâu nhà vua, đây quả là điềm dữ, mỗi một cái răng rụng đều đại diện cho cái chết của một người trong gia đình nhà vua”.
Nghe thế, nhà vua tức giận quát to: “Cái gì, lão già to gan! Quân đâu, đánh tên này 50 roi cho ta”.
Tiếp đó, một nhà thông thái lý giải giấc mơ khác lại được triệu đến. Nghe nhà vua kê xong giấc mơ của mình, ông ta liền nói: “Thưa đức vua, người thật may mắn, người sẽ sống lâu hơn tất cả mọi người trong gia đình”.
Nét mặt của nhà vua trở nên vui vẻ: “Cảm ơn người, người hãy lập tức cùng người hầu của ta đến kho lấy 50 lạng vàng”
Trên đường đi, người hầu nói với nhà thông thái: “Tôi thấy lời giải thích của ông hoàn toàn giống với người thứ nhất”. Nhà thông thái trả lời một cách thông minh: “Có rất nhiều cách để diễn đạt một sự thực, vấn đề là nói như thế nào”. Nói xong, ông ta vui vẻ lĩnh 50 đồng tiền vàng.
(300 câu chuyện triết lý về đối nhân xử thế, Vương Địch – Huy Vĩ, NXB Hồng Đức, 2015)
Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Câu 1. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
Câu 2. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Sự khác biệt trong cách hành xử của hai nhà thông thái trong văn bản trên với nhà vua là gì?
Câu 3. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Thái độ của nhà vua với hai nhà thông thái đã phản ánh đặc điểm nào trong tâm lý của con người trong giao tiếp?
Câu 4. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Câu nói của nhà thông thái: “Có rất nhiều cách để diễn đạt một sự thực, vấn đề là nói như thế nào” đã mang lại cho anh/ chị bài học gì trong giao tiếp?
Câu 5. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Anh/ chị hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày quan điểm của mình về vấn đề: ý nghĩa của việc lựa chọn ngôn từ trong giao tiếp?
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Câu 1. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Phương thức biểu đạt chính của văn bản là: Tự sự.
Câu 2. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Sự khác biệt trong cách trả lời của hai nhà thông thái với nhà vua trong câu chuyện trên là: Nhà thông thái thứ nhất đã nói thẳng ra sự thật đau lòng, là mất mát quá to lớn với nhà vua khiến nhà vua khó lòng chấp nhận, trong khi đó, nhà thông thái thứ hai đã lựa chọn cách nói hướng đến đề cao nhà vua, nói tránh đi những mất mát mà nhà vua phải gánh chịu.
Câu 3. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Phản ứng của nhà vua đối với hai nhà thông thái cho thấy đặc trưng trong tâm lý của con người đó là: khi giao tiếp, mọi người thường mong muốn được đề cao, được khích lệ, không muốn bị vạch trần những điều xấu hoặc không dễ dàng chấp nhận những sự thật quá phũ phàng. Bất kì ai cũng muốn nghe những lời tinh tế, khéo léo.
Câu 4. Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Câu nói của nhà thông thái “Có rất nhiều cách để diễn đạt một sự thực, vấn đề là nói như thế nào” đã mang lại bài học: trong giao tiếp chúng ta cần biết cách lựa chọn một hình thức giao tiếp phù hợp với đối tượng giao tiếp, cần biết cách diễn đạt sao cho đối phương cảm thấy thoải mái nhất thì cuộc giao tiếp sẽ thành công.
Câu 5: Đọc hiểu Trí tuệ của nhà thông thái
Vấn đề nghị luận: ý nghĩa của việc lựa chọn ngôn từ trong giao tiếp
Giải thích:
+ Lựa chọn ngôn từ trong giao tiếp là gì?
Phân tích, bàn luận:
– Việc lựa chọn ngôn từ trong giao tiếp có ý nghĩa rất quan trọng.
– Khi lựa chọn được ngôn từ phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp, người nói sẽ dễ dàng đạt được mục đích của mình, thuyết phục được người nghe, tạo không khí thoải mái, dễ chịu khiến tất cả mọi người tham gia vào cuộc hội thoại đều cảm thấy hài lòng. Điều đó cho thấy người nói là người tinh tế, khéo léo, thông minh, sẽ dễ dàng có được thành công trong cuộc sống.
– Ngược lại, nếu không lựa chọn ngôn từ phù hợp, khéo léo, cuộc giao tiếp sẽ dễ đi đến thất bại, thậm chí còn tạo nên những mâu thuẫn, xung đột gay gắt, ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ giữa những người tham gia vào cuộc giao tiếp. Người nói khi đó sẽ khó lòng tạo được uy tín đối với mọi người, khó lòng có được thành công trong cuộc sống.
Phê phán những người sử dụng ngôn ngữ khéo léo là để dụ dỗ, lôi kéo con người vào những việc làm xấu, trái chuẩn mực đạo đức xã hội và pháp luật.
Tuy nhiên, chúng ta cần có tri thức, luôn tỉnh táo trước những lời nói ngọt ngào, xu nịnh, cám dỗ và cạm bẫy của con người.
+ Lựa chọn ngôn từ phù hợp cần thống nhất với bản chất con người. Người tốt nói những lời tốt.
(Nguồn: Tham khảo)