Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Vợ nhặt của Kim Lân qua đoạn văn bản: Tràng chợt đứng dừng lại ; Hoặc: Tràng chợt đứng dừng lại lắng tai nghe ; Hoặc: “Tràng chợt đứng dừng lại ….. chảy xuống ròng ròng”. Mời các bạn cùng tham khảo!  

ĐỀ: Tràng chợt đứng dừng lại

Cảm nhận diễn biến tâm trạng bà Tứ qua đoạn trích: Tràng chợt đứng dừng lại

“Tràng chợt đứng dừng lại, lắng tai nghe. Ngoài đầu ngõ có tiếng người húng hắng ho, một bà lão từ ngoài rặng tre lọng khọng đi vào. Bà lão vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng. Thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà :

– U đã về đấy !

Hắn lật đật chạy ra đón.

– Hôm nay sao u về muộn thế ! Làm tôi đợi nóng cả ruột. Bà cụ Tứ nhấp nháy hai con mắt nhìn Tràng, chậm chạp hỏi :

– Có việc gì thế vậy ?

– Thì u hẵng cứ vào trong nhà đã nào.

Bà lão phấp phỏng bước theo con vào trong nhà. Đến giữa sân bà lão đứng sừng lại, bà lão càng ngạc nhiên hơn. Quái, sao lại có người đàn bà nào ở trong ấy nhỉ ? Người đàn bà nào lại đúng ngay đầu giường thằng con mình thế kia ? Sao lại chào mình bằng u ? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ ? Bà lão hấp hay cặp mắt cho đỡ nhoèn vì tự dưng bà lão thấy mắt mình nhoèn ra thì phải. Bà lão nhìn kĩ người đàn bà lần nữa, vẫn chưa nhận ra người nào. Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu.

Tràng tươi cười :

– Thì u hằng vào ngồi lên giường lên giếc chính chọn cái đã nào. Bà lão lập cập bước vào. Người đàn bà tưởng bà lão già cả, điếc lác, thị cất tiếng chào lần nữa:

– U đã về ạ!

Ô hay, thế là thế nào nhỉ ? Bà lão băn khoăn ngồi xuống giường. Tràng nhắc mẹ :

— Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn bước lại gần nói tiếp :

– Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh con đẻ cái mở mặt sau này. Còn mình thì… Trong kế mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thị và bà nghĩ : Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được ?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” :

– Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng… Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời :

– Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối trùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm” ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không ?…

– Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật :

– Kể có ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hoà thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.”

Từ đoạn trích, anh chị có nhận xét gì về cách xây dựng hình tượng nhân vật và phát biểu giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tràng chợt đứng dừng lại

(Vợ nhặt Kim Lân, SGK Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo Dục Việt Nam, 2018)

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI: Tràng chợt đứng dừng lại

MỞ BÀI:Tràng chợt đứng dừng lại

Có ai đó đã ví “sáng tạo nghệ thuật giống như việc thả diều. Con diều dù có bay bổng bao nhiêu vẫn phải gắn với mặt đất bằng một sợi dây vững chắc”. Ý tưởng ấy gợi cho ta nhiều suy nghĩ sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và hiện thực cuộc sống. Quả đúng như vậy, cuộc sống giống như một nghiên mực mà nhà văn phải chấm bút vào đấy, bởi nếu không xuất phát từ hiện thực thì văn chương cũng chỉ là “ánh trăng lừa dối” mà thôi. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân là một tác phẩm như thế. Kim Lân đã phản ánh rất thành công nạn đói khủng khiếp năm 1945, và sự bần cùng, rẻ rúng của số phận con người. Một trong những tia sáng ấm áp ấy chính là nhân vật bà cụ Tứ – một người mẹ nông dân nghèo khổ, có tâm trạng phức tạp mà nhân hậu đã thể hiện nội dung nhân đạo sâu sắc, cảm động trong tác phẩm. Vẻ đẹp ấy đã ngời lên thật trọn vẹn qua những diễn biến tâm trạng của bà trong “cảnh đón dâu”:

 “Tràng chợt đứng dừng lại […] chảy xuống ròng ròng” 

Qua những diễn biến ấy Kim Lân đã làm bật lên cách xây dựng hình tượng nhân vật độc đáo và thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

THÂN BÀI: Tràng chợt đứng dừng lại

Khái quát tác giả, tác phẩm: Tràng chợt đứng dừng lại

Kim Lân là cây bút chuyên viết truyện ngắn, tuy không nhiều nhưng để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc.  Đề tài quen thuộc của nhà văn là cuộc sống nông thôn và hình tượng người nông dân. Cả truyện ngắn Làng và Vợ nhặt đều là những thế giới của “đất”, của “người”, của những gì “thuần hậu” được thể hiện bằng tình cảm thiết tha, sự gắn bó sâu nặng của nhà văn với thế giới nhân vật và không gian quen thuộc của ông.   Tràng chợt đứng dừng lại

Tác phẩm “Vợ nhặt” tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư” được viết ngay sau khi Cách mạng tháng Tám thành công. Do thất lạc bản thảo nên khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Kim Lân đã dựa trên một phần cốt truyện cũ và viết lại thành truyện ngắn “Vợ nhặt”. Truyện ngắn này sau đó được in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Đoạn trích trên nằm ở phần đầu của tác phẩm.

Ở đoạn văn trước đó, Kim Lân đã mang đến tình huống truyện độc đáo: anh Tràng nghèo khổ, xấu xí, thô kệch nhưng chỉ nhờ bốn bát bánh đúc, một vài câu nói bông đùa thế mà lại có được vợ. Sự kiện này tạo nên bước ngoặt của tác phẩm và góp phần làm hoàn chỉnh bức tranh cảm động về vẻ đẹp tình người trong nạn đói.   Tràng chợt đứng dừng lại

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

Triển khai nội dung phân tích: Tràng chợt đứng dừng lại

Trước tiên, đoạn mở đầu bằng sự xuất hiện của bà cụ Tứ cùng thái độ đon đả, háo hức của Tràng. Đây cũng là đoạn trích làm nổi bật tâm trạng ngạc nhiên của bà cụ Tứ. Sự xuất hiện của bà cụ Tứ gợi lên bao nỗi xót xa trong lòng bạn đọc. Bắt đầu là “tiếng người húng hắng ho”, rồi một bà lão với cái dáng “lọng khọng” từ đầu ngõ “vừa đi vừa lẩm bẩm tính toán gì trong miệng”. Từ láy “lọng khọng” gợi tả dáng hình người mẹ gầy gò, ốm yếu, chậm chạp. Ba chữ “húng hắng ho” cho thấy người mẹ già yếu, sức khỏe đã hom hem. Bà xuất hiện trong bóng chiều hôm chạng vạng tái tê, trong cái nhá nhem bóng tối và ám ảnh chết chóc phủ đầy. Việc Tràng có vợ lúc này khiến bà chưa kịp chuẩn bị tâm lý, sự việc càng đẩy bà vào tâm lý bị động. Tràng chợt đứng dừng lại

Nhân vật Tràng hiện lên là một chàng trai trẻ dạng sốt sắng, háo hức bởi anh đang đến rất gần với hạnh phúc. Vì thế mà khi “thấy mẹ, Tràng reo lên như một đứa trẻ, và gọi với vào trong nhà: – U đã về đấy! Hắn lật đặt chạy ra đón. – Hôm nay sao u về muộn thế? Làm tôi đợi nóng cả ruột.” Phép so sánh hình ảnh Tràng “reo lên như một đứa trẻ”, kết hợp miêu tả hành động “lật đật”, “nóng ruột” cho thấy tâm trạng Tràng đang rất háo hức, mong đợi mẹ về để thưa chuyện.   Tràng chợt đứng dừng lại

Quá trình tâm lí ở cụ Tứ có phần phức tạp hơn so với nhân vật Tràng. Nếu ở đứa con trai, niềm vui làm chủ, phù hợp với một chàng rể trẻ tuổi đang tràn trề hạnh phúc, thì ở bà mẹ, tâm lí phức tạp, hợp với những nỗi niềm trắc ẩn trong chiều sâu của người già từng trải và nhân hậu. Ban đầu chỉ là sự thắc mắc khi thằng con trai sốt sắng săn đón khác mọi ngày: “Có việc gì thế vậy?”. Sự khác thường của người con trai không khỏi khiến người mẹ “phấp phỏng bước theo con vào nhà”. Kim Lân đã rất tinh tế khi dùng hai chữ “phấp phỏng” để diễn tả sự lo lắng phân vân, hồi hộp và nhẫn nại chờ đợi của bà lão. Câu văn “Đến giữa sân bà lão đứng sững lại” như đưa nhân vật tới đỉnh điểm của sự ngạc nhiên. Ngòi bút nhà văn không đứng ngoài quan sát mà nhập hẳn vào tâm trạng nhân vật, thấu suốt nỗi niềm. Ba chữ “đứng sững lại” là cái giật mình, sự sững sờ, bởi việc Tràng lấy vợ là quả đột ngột, bà chưa kịp chuẩn bị tâm lý nên sự ngạc nhiên ấy càng khiến cho người mẹ ấy càng trở nên tội nghiệp. Kim Lân đã để cho bà cụ Tứ đứng lặng trong những băn khoăn, ngơ ngác tội nghiệp: “Quái, sao lại có người dẫn bà nào ở trong ấy nhỉ? Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường thằng con mình thế kia? Sao lại chào mình bằng u? Không phải con cái Đục mà. Ai thế nhỉ?” Bốn câu hỏi âm thầm liên tiếp bật lên trong suy nghĩ của bà cụ Tú. Những câu hỏi ấy chắc chắn không phải là những câu hỏi tu từ mà chính là những câu hỏi cần được trả lời. Căn nhà vốn chỉ có bà với anh con trai, nay lại xuất hiện người đàn bà lạ. Lạ hơn nữa là lại “chào mình bằng u”. Những băn khoăn ấy cũng chứng tỏ tâm trạng người mẹ đang rối bời, đắn đo, nửa như muốn tin, nửa không dám tin. Nhưng đáng thương hơn, người mẹ già nua ấy lại tưởng mình nhầm lẫn: “Bà cụ hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn”, “Nhoèn” là từ miêu tả đôi mắt người già đã mở, thường phải “hấp háy” mấy lần mới nhìn rõ. Cái hấp hay của bà là để nhìn cho rõ nhưng đôi mắt ấy càng nhoèn ra. Rốt cuộc, nỗi băn khoăn của bà cụ Tứ vẫn không được giải tỏa. “Bà lão quay lại nhìn con tỏ ý không hiểu”. Bà cụ Tứ hoàn toàn bị động thậm chí bà không còn đủ nhạy cảm để nhận ra sự thật. “Bà lão lập cập bước theo con vào trong nhà”. Hai chữ “lập cập” của Kim Lân làm dấy lên trong lòng người đọc sự thương cảm sâu sắc. Nó là ngôn ngữ diễn tả nỗi lòng người mẹ hay sự run rẩy của tuổi già, sức yếu, nay không thể cầm lòng được trước cơn xúc động mạnh. Tràng chợt đứng dừng lại

Đang chết lặng, bất ngờ Tràng giới thiệu: “Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau… Chẳng qua là do cái số cả…”. Câu nói của Tràng thể hiện sự khôn khéo, tinh tế. Anh gọi người đàn bà kia là “nhà tôi”; gọi cuộc hôn nhân này là do “duyên kiếp”, do “cái số”. Sự khéo léo ấy một mặt làm cho người vợ đỡ tủi thân, một mặt như thế ép bà cụ Tứ phải chấp nhận cuộc hôn nhân này.   Tràng chợt đứng dừng lại

Sau những phút giây ngạc nhiên, bối rối, bà cụ Tứ hiểu ra cơ sự, bà xót xa cho con lại tủi thân tủi phận mình mà cũng xót xa tủi phận con, bà thương con trai, đồng cảm cho sự cùng dường của con dâu. Đây chính là vẻ đẹp nhân hậu của bà cụ Tứ. Trước hết bà xót xa cho số kiếp của Tràng. Sau khi Tràng thưa chuyện, người mẹ đã: “cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi”. Cái cúi đầu nín lặng ấy chính là sự kìm nén cảm xúc, nén hết những nỗi xót xa, tủi hờn vào trong là lúc cơn bão lòng đang nổi lên làm xáo trộn tâm tư bà. Bên ngoài là hình ảnh người mẹ già lẩm cẩm, bên trong người mẹ ấy là một thế giới nội tâm phong phú. Cái nín lặng ấy khiến mạch truyện lắng xuống thiết tha. Bà hiểu ra câu chuyện, càng thương con nhiều hơn. Tình thương ấy đi liền với cảm xúc: “Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra biết bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình.” Không còn câu văn trần thuật tâm lý, trong câu văn còn là nỗi niềm rưng rưng đồng cảm của Kim Lân với người mẹ ấy. Bà hiểu Tràng – con trai bà không được như con nhà người ta, bởi số kiếp Tràng là số kiếp trời đày. Bởi trời đày nên mới rước vào cái nhân dạng xấu xí, thô kệch, phần thú nhiều hơn là phần người “đầu trọc nhẵn, mắt nhỏ tí gà gà, quai hàm bạnh, lưng to như lưng gấu”; tính cách thì khờ khạo, ngờ nghệch… kém may mắn, kém duyên. Sinh ra anh con trai như thế, người mẹ ấy sao không xót thương cho được. Nay anh con trai lại có vợ bà càng thương hơn, xót xa hơn.   Tràng chợt đứng dừng lại

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

Tiếp theo, bà tủi cho mình, thấy mình chưa làm tròn bổn phận của người làm cha làm mẹ. Hai chữ “chao ôi” như kéo dài ra ai oán, đó là tiếng thốt lên trong âm thầm mà chua xót. Bà thầm so sánh “mình” với “người ta”, thấy “người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi,… Còn mình thì…”. Đó là lời tự trách, là sự nghẹn ngào của người mẹ nghèo khổ. Kim Lân để lại ba dấu chấm lửng khiến cho nỗi niềm của người mẹ càng trở nên trăm mối tơ vò. Bà lão chua chát, tự trách bản thân mình, càng thương con bao nhiêu bà lại càng tủi phận bấy nhiêu. Bà thấy có lỗi với anh con trai, thấy mình chưa làm tròn bổn phận và sứ mệnh của bậc làm cha làm mẹ, bà bất lực trước hoàn cảnh. Sự tủi thân, xót xa cộng với nỗi lo lắng cho tương lai hai con khiến người mẹ không giấu được cảm xúc: “Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không”. Ba từ “kẽ mắt kèm nhèm” vẽ ra bức chân dung đầy khổ hạnh của người mẹ già nua tội nghiệp. Động từ “rỉ” tả nước mắt người mẹ, nước mắt ấy rỉ ra, chậm chạp bò trên khuôn mặt nhăn nheo tội nghiệp. Nước mắt ấy là nước mắt tủi thân, tủi phận, nước mắt của lòng thương con quặn thắt. Câu hỏi tu từ “Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không” càng làm nổi bật tấm lòng của người mẹ nhân hậu. Đó là nỗi băn khoăn, trăn trở, lo lắng cho tương lai của các con.  Tràng chợt đứng dừng lại

Hơn thế nữa, là vẻ đẹp của người mẹ nhân hậu, giàu lòng yêu thương con, thương người đồng cảnh ngộ. Nhà phê bình văn học Đặng Thai Mai từng nói: “Con người đến với cuộc sống từ nhiều nẻo đường trên muôn vàn cung bậc phong phú nhưng tiêu điểm mà con người hướng đến vẫn là con người.”. Quả đúng như vậy, những tác phẩm cho con người, vì phẩm giá con người chính là những viên gạch xây đắp và kết nối tình yêu thương, lòng nhân ái giữa con người với con người trong xã hội. Thông qua những tác phẩm đó, nhà văn khơi lên ở con người niềm trắc ẩn, khát vọng khôi phục và bảo vệ cái cao cả, cái tốt đẹp của cuộc đời, ý thức phản kháng cái ác. Ở đây Kim Lân cũng đã đề cao con người, đặc biệt là đề cao lòng nhân ái, đề cao khát vọng sống mãnh liệt. Đặt trong hoàn cảnh bà cụ Tứ, vẻ đẹp ấy chính là thể hiện ở sự bác ái, đồng cảm, trân trọng giá trị của con người.   Tràng chợt đứng dừng lại

Từ tình thương với anh Tràng, bà thương cả cô con dâu, đồng cảm với sự cùng đường của cô gái: “Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà.” Từ láy “đăm đăm” gợi tả cái nhìn thương cảm thấu hiểu, xót xa, đó không phải là cái nhìn săm soi hay soi mói mà là cái nhìn yêu thương của bà cụ Tứ dành cho người đồng cảnh ngộ. Trước mặt bà cụ Tứ là hình ảnh cô gái: “Thị cúi mặt xuống, tay vân về tà áo đã rách bợt.” Hình ảnh ấy vừa gợi ra nét hiền hậu, nữ tính, dịu dàng đúng chất của cô dâu mới về nhà chồng, vừa trông thật thảm hại bởi dáng vẻ rách rưới. Chính sự đói rách ấy đã dấy lên trong tâm trí người mẹ lòng yêu thương: “Bà lão nhìn thị và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con minh. Mà con mình mới có vợ được…” Đó chính là sự đồng cảm với số phận cùng đường của cô gái, vừa là lòng biết ơn, hàm ơn cô gái ấy, bởi nhờ nạn đói se duyên, nhờ sự cùng đường mà con bà mới có được vợ. Bà tự động viên mình “Thôi thì bổn phận bà làm mẹ, bà đã chẳng lo được cho con…May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?” Những lời độc thoại cứ giống như những đợt sóng cuộn lên trong lòng người mẹ, cứ da diết xót xa trong lòng bạn đọc.   Tràng chợt đứng dừng lại

Gạt đi tủi hờn bà chuyển sang “mừng”, người mẹ nhân hậu ấy đã đồng ý cưu mang người đàn bà xa lạ. Đây chính là vẻ đẹp tình người trong nạn đói, là truyền thống đạo lý “lá lành đùm lá rách” của dân tộc ta bao đời. Bà lão đồng ý cho cuộc hôn nhân. Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng, nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới” : “Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Bà cụ Tứ dứt mình ra khỏi những dằn vặt triền miên để hướng về cô gái. Hai từ “dặng hắng” là từ mô phỏng âm thanh, tiếng “dặng hắng” của người mẹ đã phá tan không gian nặng trĩu giữa ba con người. Với người mẹ  lúc này người đàn bà xa lạ đã thành “nàng dâu mới”. Tránh làm tổn thương con, người mẹ ấy đã rất đỗi dịu dàng, nhẹ nhàng, âu yếm, yêu thương. Câu nói đầu tiên mà bà cụ Tứ dành cho thị: “Ừ thôi các con phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng”. Xưng mình là “u” (mẹ), lại nói “mừng lòng”, ai nghe cũng thấy mát lòng mát dạ. Câu nói ấy như một sự “chiêu tuyết” cho giá trị của cô vợ nhặt, đã ban cho thị một danh phận – bây giờ thị là con dâu, chứ không phải là người đàn bà mang tiếng theo con trai bà nữa. Bà đã chấp nhận nàng dâu không phải chỉ bằng tình mẫu tử mà lớn hơn đó là tình người, là sự cảm thông với thị từ cái nhìn của người cùng giới, cùng là phụ nữ. Bà cụ Tứ đã khéo léo, tinh tế trong cách nói để tránh gọi niệm hờn tủi ở cô con dâu. Bà cho rằng, cuộc hôn nhân ấy là do “phải duyên phải kiếp”, bởi vậy cuộc hôn nhân của Tràng và thị không còn là chuyện nhặt nhau ở đường và chợ nữa mà là do duyên phận, do cái số. Cách nói giản dị mà chan chứa tình người quả thực đã làm ấm lòng hai thân phận tội nghiệp. Câu nói của bà cụ Tứ như trút đi biết bao gánh nặng tâm trạng đang đè nặng trong Tràng. “Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân.”, làm cô con dâu tránh được sự bẽ bàng, tủi nhục và thấy mình được nâng niu, trân trọng. Qua câu nói đó bạn đọc thấy được tấm lòng bà cụ Tứ thật bao dung, nhân hậu biết bao.   Tràng chợt đứng dừng lại

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

Bà ân cần động viên con những điều chí tình, mong con tin tưởng vào tương lai. Bà là người lạc quan, giàu niềm tin vào cuộc sống. Trước là “nhẹ nhàng” nói với nàng dâu mới, còn bây giờ là hình ảnh người mẹ “từ tốn” trong khuyên nhủ động viên con: “Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời: – Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà bảo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giới cho khá… Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau”.  Hai chữ “từ tốn” gợi tả sự điềm đạm, ân cần của người mẹ. Bà thú nhận chân thật về sự nghèo khổ của gia đình và mong mỏi các con thương yêu, đùm bọc nhau “bảo nhau làm ăn”. Bà hi vọng với tình cảm yêu thương đồng vợ đồng chồng, thì “ra may ông giời cho khá”, rồi chuyện tương lai con cái sau này. Đặc biệt người mẹ ấy đã chắt lọc trong dân gian triết lý “Ai giàu ba họ, ai khó ba đời” để động viên con. Người Việt tin rằng: “còn da lông mọc còn chồi nảy cây” (ca dao); tin rằng “người sống đống vàng”, “khổ tận cam lai”; tin vào “ở hiền gặp lành”. Đó là những niềm tin đầy nhân hậu. Chính ở người mẹ nghèo khổ ấy, ngọn lửa của tình người, tình thương yêu nhân loại bùng cháy mạnh mẽ nhất. Trong bóng tối của đói nghèo đang hùng hổ vây quanh, bà lão vẫn gieo vào lòng những con niềm tin về cuộc sống. Đó là vẻ đẹp của một tâm hồn lạc quan, giàu niềm tin. Trong hoàn cảnh này thì việc gieo niềm tin là điều cần thiết, bởi đó là động lực sống tiếp trong nghịch cảnh ngặt nghèo. Ở đoạn kết của tác phẩm, bà còn mang vào bữa ăn câu chuyện đàn gà. Đó là câu chuyện thể hiện triết lý: sự sống sẽ lấn át cái chết, sự sinh tồn sẽ lấn át sự hủy diệt. Đây cũng chính là vẻ đẹp lạc quan của con người Việt Nam bao đời: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình từ trong những hy sinh, gian khổ, ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy.” (Nguyễn Khải).   Tràng chợt đứng dừng lại

Đoạn trích khép lại bằng lời động viên và nỗi lo lắng của người mẹ cho tương lai của các con. Bà chia sẻ với con dâu: “Kể có ra làm được dăm ba mầm thì phải đấy, nhưng nha minh nghèo cũng cha ai chấp nhặt chi lúc này”. Câu nói vừa là sự thanh minh của mẹ về gia cảnh, vừa là nỗi lòng áy này không yên. Làm được dăm ba mâm thì mới thành đám cưới, có dám cưới thì mới danh chính ngôn thuận. Làm được dăm ba mâm thì con trai ba cũng đỡ tủi, làm được dăm ba mâm thì cô con dâu cũng không phải mang tiếng là vợ nhặt. “Hóa ra ngay trong đói nghèo, ngay trong sự tấn công quyết liệt của chết chóc như thế, tình người chẳng những không bị hạ thấp mà còn được đề cao. Ý nghĩ của bà cụ Tứ chính là ý nghĩ nâng cao giá trị của con người.” (Ts. Phạm Hữu Cường). Bà động viên con, mong muốn các con sống hạnh phúc: “Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…”. Đó là lời gửi gắm chân tình, ước muốn và khát vọng đầy niềm tin của bà về thế giới tương lai của các con. Thương các con đến quặn lòng bởi vì “năm nay đói to”. Nói đến đây thì bà cụ “nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng”- Những giọt nước mắt của bà cụ Tứ chất chứa bao tình thương hướng tới các con. Giọt nước mắt của bà giờ không còn “rỉ” ra nữa mà đã thành dòng, như sự kìm nén đến lúc bật tung, vỡ òa khiến người đọc không khỏi xót xa, thương cảm. Nước mắt ấy là biểu hiện của tấm lòng bao dung nhân hậu của người mẹ nghèo khổ mà giàu tình nặng nghĩa.    Tràng chợt đứng dừng lại

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

Nghệ thuật: Tràng chợt đứng dừng lại

Thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm “Vợ nhặt” nói chung chính là nhờ vào một số yếu tố nghệ thuật đã được nhà văn Kim Lân vận dụng sáng tạo: Trần thuật hấp dẫn, sinh động, tự nhiên. Xây dựng tình huống truyện độc đáo, bất ngờ. Nhà văn có biệt tài miêu tả tâm lý nhân vật sắc sảo, chân thực, tinh tế. Ngôn ngữ mộc mạc, giản dị phù hợp với tính cách nhân vật. Giọng điệu lúc hóm hình, lúc xót xa thương cảm, có lúc trầm lắng ấm áp tình người. Tất cả đã hòa quyện lại dưới ngòi bút Kim Lân góp phần làm nên thành công của đoạn trích nói riêng và tác phẩm nói chung, đồng thời chắp cánh nâng đỡ cho ngòi bút của nhà văn thăng hoa cùng tác phẩm.   Tràng chợt đứng dừng lại

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

Nhận xét cách xây dựng nhân vật:  Tràng chợt đứng dừng lại

Đoạn trích thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật bà cụ Tứ. Nhà văn không để nhân vật xuất hiện từ đầu truyện mà để nhân vật xuất hiện giữa truyện Miêu tả dáng vẻ bên ngoài chậm chạp, lẩm cẩm nhưng ẩn chứa bên trong là thế giới nội tâm phong phú. Nhân vật được đặt trong tình huống thử thách đặc biệt: sự kiện bất ngờ là Tràng có vợ trong hoàn cảnh ngặt nghèo. Đó là nạn đói đang diễn ra, cả gia đình đang đứng bên bờ vực của cái đói, cái chết, trong hoàn cảnh đó không biết nên vui hay nên buồn? nhận dâu hay không nhận dâu? Nhà văn qua đó đã khắc họa một cách tinh tế những chuyển biến tâm trạng, tính cách, cử chỉ, hành động của nhân vật, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp người mẹ nhân hậu, bao dung, giàu lòng yêu thương con người.

Tràng chợt đứng dừng lại
Tràng chợt đứng dừng lại

 

Giá trị nhân đạo: Tràng chợt đứng dừng lại

Đoạn trích thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc. Nhà văn đã gián tiếp tố cáo tội ác của thực dân, phát xít, phong kiến đã đẩy ca dân tộc ta vào hoàn cảnh khốn cùng. Nhà văn đã bày tỏ tấm lòng đồng cảm, cảm thông trước số phận đầy đau khổ của con người. Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp con người, nhất là khát vọng sống và về đẹp tình người trong nạn đói, sự đùm bọc, cưu mang, cùng nhau vượt qua thảm kịch, hướng đến tương lai. Quả đúng như lời của thầy giáo Trần Đồng Minh từng nhận xét: “Nhà văn dùng “Vợ nhặt” làm cái đòn bẫy để nâng con người lên trong tình nhân ái. Câu chuyện “Vợ nhặt” đầy bóng tối nhưng từ trong đó đã loé lên những tia sáng ấm lòng”. Những tia sáng đó phải chăng đã lóe lên từ những con người lương thiện, giàu lòng nhân ái như Tràng, bà cụ Tứ, xóm ngụ cư… Có thể nói, ánh sáng của lòng nhân ái chính là điểm tựa nâng đỡ cho tác phẩm bất tử cùng thời gian.   Tràng chợt đứng dừng lại

Đặc biệt, nhà văn trân trọng khám phá, phát hiện và ngợi ca sức sống, khát vọng hạnh phúc, về đẹp của tâm hồn con người – nhất là vẻ đẹp tình người trong nạn đói ở các nhân vật, đề cao sự đồng cảm giai cấp, tình hữu ái của những người lao động nghèo khổ. Nhà văn cũng bày tỏ niềm tin vào sự lạc quan của con người năm đói, tin tưởng vào tấm lòng nhân hậu của con người tin vào sức vươn dậy của các nhân vật, đồng thời mở ra con đường tương lai tươi sáng cho họ. Truyện mở đầu bằng không gian u ám, chết chóc, nhưng kết thúc bằng ánh nắng mặt trời rực rỡ và hình ảnh “lá cờ đỏ bay phấp phới“. Kim Lân qua đó đã phản chiếu vào con người lao động ánh sáng của cách mạng và ý thức của thời đại. Hình ảnh lá cờ đỏ cứ pháp phới trong óc Tràng là một mốc son chói lọi trong tư tưởng nhân đạo sâu sắc và mới mẻ của Kim Lân nói riêng và của các nhà văn sau cách mạng nói chung. Như vậy, tiếng kêu cứu của Nam Cao trước cách mạng đã được Kim Lân hồi đáp bằng cách giải phóng số phận con người, hưởng con người đến ánh sáng của tự do.     Tràng chợt đứng dừng lại

KẾT BÀI: Tràng chợt đứng dừng lại

Nhà văn Aimatop từng tâm đắc rằng: “Tác phẩm chân chính không kết thúc ở trang cuối cùng”. Quả thật vậy, một tác phẩm văn học chân chính là tác phẩm mà khi chúng ta gấp đến trang cuối cùng, mà ý nghĩa, giá trị tư tưởng nhân văn của tác phẩm còn mãi với thời gian, trong lòng người đọc là một điều cần thiết. Tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân, là một tác phẩm như thế. Ở đó, tình người, tình đời, sự yêu đời, lạc quan, khát khao được sống, được hạnh phúc trong hoàn cánh khó khăn, nạn đói  thật đáng trân trọng. Vậy nên, tác phẩm vẫn mãi in đậm trong tâm trí người đọc dù bao thế hệ.   

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12   Tràng chợt đứng dừng lại

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *