Giới thiệu đến các bạn bài viết nghị luận văn học bài Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ qua đoạn văn bản: Vô ích cái linh hồn mờ nhạt ... Mời các bạn cùng tham khảo! 

ĐỀ: Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

Cảm nhận bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích sau. Từ đó, bình luận về quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.

Xác hàng thịt: (lắc đầu) Vô ích, cái linh hồn mờ nhạt của ông Trương Ba khốn khổ kia ơi, ông không tách ra khỏi tôi được đâu, dù tôi chỉ là thân xác.

Hồn Trương Ba: A, mày cũng biết nói kia à? Vô lý, mày không thể biết nói! Mày không có tiếng nói, mà chỉ là xác thịt âm u, đui mù…

Xác hàng thịt: Có đấy! Xác thịt có tiếng nói đẩy! Ông đã biết tiếng nói của tôi rồi, đã luôn luôn bị tiếng nói ấy sai khiến. Chính vì âm u, đui mù mà tôi có sức mạnh ghê gớm, lắm khi át cả cái linh hồn cao khiết của ông đấy!

Hồn Trương Ba: Nói láo! Mày chỉ là cái vỏ bên ngoài, không có ý nghĩa gì hết, không có tư tưởng, không có cảm xúc! 

Xác hàng thịt: Có thật thế không?

Hồn Trương Ba: Hoặc nếu có, thì chỉ là những thứ thấp kém, mà bất cứ con thú nào cũng có được: thèm ăn ngon, thèm rượu thịt…

Xác hàng thịt: Tất nhiên, tất nhiên. Sao ông không kể tiếp: khi ông ở bên nhà tôi… khi ông đứng bên cạnh vợ tôi, tay chân run rẩy, hơi thở nồng rực, cổ nghẹn lại…Đêm hôm đó, suýt nữa thì…

Hồn Trương Ba: Im đi! Đấy là mày chú, chân tay mày, hơi thở của mày…

Xác hàng thịt: Thì tôi có ghen đâu! Ai lại ghen với chính thân thể mình nhỉ! Tôi chỉ trách là sao đêm ấy ông lại tự dưng bỏ chạy, hoài của!… Này, nhưng ta nên thành thật với nhau một chút: chẳng lẽ ông không xao xuyến chút gì? Hà hà, cái món tiết canh, cổ hũ, khấu đuôi, và đủ các thứ thú vị khác không làm hồn ông lâng lâng cảm xúc sao? Để thỏa mãn tôi, chẳng lẽ ông không tham dự vào chút đỉnh gì? Nào, hãy thành thật trả lời! 

Hồn Trương Ba: Ta… ta… đã bảo mày im đi!

Xác hàng thịt: Rõ là ông không dám trả lời. Giấu ai chứ không thể giấu tớ được! Hai ta đã hòa với nhau làm một rồi!

Hồn Trương Ba: Không! Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn…

Xác hàng thịt: Nực cười thật! Khi ông phải tồn tại nhờ tôi, chiều theo những đòi hỏi của tôi, mà còn nhận là nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn! 

Hồn Trương Ba: (bịt tai lại) Ta không muốn nghe mày nữa!

(Trích Hồn Trương Ba, da hàng thịt, Lưu Quang Vũ, Ngữ văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2017, tr. 144-145)

Vô ích cái linh hồn mờ nhạt
Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

Hướng dẫn làm bài: Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

a) Yêu cầu về hình thức:   Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (Mở bài nêu được vấn đề nghị luận, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề); đảm bảo yêu cầu về chính tả và ngữ pháp tiếng Việt; diễn đạt sáng rõ.

b) Yêu cầu về nội dung:    Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: bị kịch tha hoá của nhân vật Trương Ba trong đoạn trích và quan niệm nghệ thuật về con người mà tác giả đã gửi gắm qua tác phẩm.      Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm: Có thể triển khai theo nhiều cách khác nhau nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo các yêu cầu sau:     Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

Vô ích cái linh hồn mờ nhạt
Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

* Giới thiệu khái quát:        Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

(Tác giả Lưu Quang Vũ, vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, giới thiệu đoạn trích và nêu vấn đề nghị luận.)

Lưu Quang Vũ được coi là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền văn học nghệ thuật Việt Nam hiện đại.

 – Hồn Trương Ba, da hàng thịt là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Lưu Quang Vũ. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã khai triển thành một vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lí nhân văn sâu sắc.

* Tóm tắt sơ lược vở kịch và vị trí đoạn trích:         Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Vị trí đoạn trích: Đoạn trích thuộc phần đầu cảnh VII, diễn tả cuộc đối thoại giữa hồn và xác.

* Cảm nhận về bi kịch tha hóa của Trương Ba trong đoạn trích:         Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Trước khi diễn ra cuộc đối thoại giữa hồn và xác, nhà viết kịch đã để cho Hồn Trương Ba “ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy” với một lời độc thoại đầy khẩn thiết: “Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi!”. Hồn Trương Ba đang sống với tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ thể hiện trong những câu cảm thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải. Hồn bức bối bởi không thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không còn là mình nữa.       Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Trong cuộc đối thoại với xác anh hàng thịt, Hồn Trương Ba ở vào thế yếu, đuối lí bởi xác nói những điều mà dù muốn hay không muốn Hồn vẫn phải thừa nhận: cái đêm khi ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại” và “suýt nữa thì…”. Đó là cảm giác “xao xuyến” trước những món ăn mà trước đây Hồn cho là “phàm”. Đó là cái lần ông tát thằng con ông “tóe máu mồm máu mũi”… Xác anh hàng thịt gợi ti tiện. Xác anh hàng thịt còn cười nhạo vào cái lí lẽ mà ông đưa ra để ngụy biện: “Ta vẫn có một đời sống riêng: nguyên vẹn, trong sạch, thẳng thắn,…”.           Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

=> Trong cuộc đối thoại này, xác thắng thế nên rất hể hả tuôn ra những lời thoại dài với chất giọng khi thì mỉa mai cười nhạo khi thì lên mặt dạy đời, chỉ, châm chọc. Hồn chỉ buông những lời thoại ngắn với giọng nhát gừng kèm theo những tiếng than, tiếng kêu.              Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

* Nghệ thuật thể hiện:              Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Tạo ra một tình huống nghệ thuật đặc sắc, giàu tính biểu tượng. Đó là xung đột giữa cái phàm tục với cái thanh cao, giữa nội dung và hình thức, giữa linh hồn và thể xác. Đây cũng là xung đột dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người.

– Xây dựng những nhân vật có tính cách đa diện, phức tạp và sống động qua lời thoại giàu tính cá thể và hành động kịch logic, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hành động bên ngoài và hành động bên trong.

– Lời thoại 13 lời hồn, 13 lời xác, ngôn ngữ kịch vừa có màu sắc mia mai, dí dỏm, vừa mang tính chất triết lí nghiêm trang, phù hợp với tính cách nhân vật.             Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

Vô ích cái linh hồn mờ nhạt
Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

* Ý nghĩa:                  Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Qua cuộc đối thoại, thực chất là độc thoại nội tâm, nhà biên kịch khẳng định: trong một con người, thể xác và linh hồn cùng tồn tại. Thể xác và linh hồn có quan hệ hữu cơ với nhau, cả hai gắn bó với nhau để cùng sống.Thể xác có tính độc lập tương đối của nó, có tiếng nói của nó, có khả năng tác động vào linh hồn.

– Qua bi kịch tha hóa của Trương Ba, tác giả có lời cảnh báo: khi con người phải sống trong dung tục thì sớm hay muộn những phẩm chất tốt đẹp cũng sẽ bị cái dung tục ngự trị, lấn át và tàn phá. Vì thế phải đấu tranh để loại bỏ sự dung tục, giả tạo để cuộc sống trở nên tươi sáng hơn, đẹp đẽ và nhân văn hơn.

* Bình luận về quan điểm nghệ thuật về con người của nhà văn:            Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Con người sẽ đau khổ nếu rơi vào bi kịch bị tha hoá hoặc tha hoá.

– Thể hiện cái nhìn hiện thực về con người và triết lí nhân sinh sâu sắc: hãy cứu con người và đấu tranh triệt để nhằm chống lại cái ác, cái xấu trong bất cứ hoàn cảnh nào.

* Đánh giá:              Vô ích cái linh hồn mờ nhạt

– Đoạn trích đã làm nổi bật lên những quan điểm sâu sắc, tiến bộ của nhà văn về con người trong hành trình chống lại sự tha hóa.

DANH SÁCH các bài VĂN MẪU 12

(Nguồn: Tham khảo) 

lediem.net

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *