Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi. Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận Đọc hiểu Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt.  Mời các bạn cùng tham khảo. 

Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ. Đó là lời Giáo sư Ngô Bảo Châu, khi kể về một câu chuyện lúc ông học cấp hai. Thầy giáo phát hiện áo mưa của mình xếp trên bàn đã bị cuộn thành quả bóng dưới chân bạn Huy. Khi thầy truy hỏi, chỉ có bạn Huy nhận lỗi. Ông thầy thốt lên: “Tôi rất buồn, vì nhiều người khác không dám nhận lỗi”. Khi đó, Ngô Bảo Châu rất xấu hổ vì làm sai mà không dám nhận. Về sau, ông và vợ mình đều rút ra bài học: muốn thành người tử tế, phải biết xấu hổ.

Tại sao con người cần biết xấu hổ khi làm điều sai, việc xấu, hay nói cách khác, khi phạm lỗi? Câu hỏi này rất quan trọng, vì cách xử sự của một người đối với sự xấu hổ sẽ biểu hiện nhân cách người đó…

Trong quá trình đấu tranh giữa thiện – ác, xấu – tốt trong một con người, sự xấu hổ khi làm điều sai quấy có vai trò đặc biệt. Con người không là thần thánh, nên ai cũng từng lầm lỗi, lớn nhỏ, nặng nhẹ. Sự xấu hổ là cái mà xã hội văn minh gọi là “lương tâm cắn rứt”. Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất.

Muốn con người trở nên tử tế, hãy dạy cho người đó biết xấu hổ khi làm điều xấu, điều ác. Nhờ biết xấu hổ, người ta sẽ ngần ngại khi phạm lỗi. Nhưng ngay đối với những người đang làm điều sai quấy, cho dù chưa thể chấm dứt ngay hành vi sai trái, sự xấu hổ, cái lương tâm cắn rứt ấy sẽ là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó.

        (Trích Tử tế à, tử tế ơi, hãy quay lại với người Việt! Trương Trọng Nghĩa, Báo Người đô thị)

Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi
Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Thực hiện các yêu cầu bên dưới: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Câu 1. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.

Câu 2. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Theo tác giả, sự xấu hổ có những vai trò gì đối với con người ?

Câu 3. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau:  “Nếu người ta để cho sự xấu hổ chai lỳ đi thì sẽ dần cảm thấy bình thường khi làm điều xấu, ác, và sự tử tế trong người ấy sẽ dần dần biến mất”.

Câu 4. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Anh/chị có đồng tình với ý kiến: “Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ?”  Vì sao?

Câu 5. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi
Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Câu 1. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Phương thức biểu đạt chính: nghị luận/ phương thức nghị luận                                          

Câu 2. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Theo tác giả, sự xấu hổ sẽ khiến con người ngần ngại khi phạm lỗi; là lực cản để người ta không dấn sâu hơn vào tội lỗi, và giúp người ta trở lại làm người tử tế vào một lúc nào đó, khi có một cơ hội nào đó.

Câu 3. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

– Xấu hổ: là cảm giác hổ thẹn khi thấy mình có lỗi

– Chai lì: là sự trơ, lì của cảm xúc

– Cả câu: Khi để cho cảm giác hổ thẹn trơ đi, lỳ đi, con người sẽ làm những việc xấu, ác mà không cảm thấy day dứt hay có lỗi và những điều tốt đẹp trong họ sẽ dần mất đi.

Câu 4. Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Nêu rõ quan điểm đồng tình hoặc không đồng tình, lý giải hợp lí, thuyết phục về mối quan hệ giữa người tử tế và cảm xúc xấu hổ.

Gợi ý:

– Em đồng tình ý kiến: Muốn thành người tử tế phải biết xấu hổ

– Bởi vì: Khi chúng ta biết xấu hổ. Tức là cảm xúc ngại ngùng, e thẹn, xấu hổ … những lúc mắc sai lầm. Thì chúng ta đã biết phân biệt được đúng sai, phải trái, thiện ác. Nhưng nếu cảm xúc xấu hổ không có khi chúng ta phạm sai lầm, thì đồng nghĩa với việc đó là cái ác, cái xấu lên ngôi. Nên không thể trở thành người tử tế được. Vậy nên, muốn trở thành người tử tế, chúng ta phải biết xấu hổ là vì thế. 

Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi
Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

Câu 5: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

* Vấn đề cần nghị luận: về ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống.

Giải thích:  Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

+ Tử tế là gì? – Việc tử tế là những việc làm đúng đắn, tích cực, tốt đẹp, có ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Phân tích, bàn luận: Đọc hiểu Tử tế à tử tế ơi

* Ý nghĩa của những việc tử tế trong cuộc sống:

– Việc tử tế đem lại niềm vui, niềm hạnh phúc chính đáng cho những người sống quanh mình và cho chính mình.

– Việc tử tế làm phục hồi các giá trị đạo đức chân chính, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội tốt đẹp, văn minh.

(Chọn được dẫn chứng tiêu biểu).

* Mở rộng vấn đề và rút ra bài học sâu sắc: 

– Cần phê phán một bộ phận giới trẻ sống không tử tế, không kính trên nhường dưới, yêu thương, trân trọng con người, … Sống ích kỉ, cá nhân, vô cảm, coi trọng đồng tiền, vật chất, …

DANH SÁCH các bài ĐỌC HIỂU

  (Nguồn: Sưu tầm) 

lediem.net

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *