Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành (Osho) (Lâm Đặng Cam Thảo dịch). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Và bạn hỏi: Mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành là gì?
Nhận thức là phương pháp; trưởng thành là kết quả. Hãy nhận thức hơn và bạn sẽ có nhiều trưởng thành hơn; do đó, tôi dạy bạn nhận thức và không nói về trưởng thành. Trưởng thành sẽ xuất hiện nếu bạn nhận thức. Có ba bước để nhận thức. […] đầu tiên là nhận thức cơ thể – các hành động của cơ thể; thứ hai là nhận thức tâm trí — hoạt động của tâm trí; thứ ba là nhận thức trái tim và các chức năng của trái tim.
Khi bạn di chuyển đến trái tim và mang nhận biết vào trong đó, một lần nữa, bạn sẽ ngạc nhiên. Tất cả những gì tốt đẹp sẽ phát triển và tất cả những gì tồi tệ sẽ biến mất. Tình yêu phát triển, hận thù biến mất. Lòng trắc ẩn phát triển, cơn giận biến mất. Sự sẻ chia phát triển, lòng tham biến mất.
Khi bạn nhận biết trọn vẹn về trái tim, bất ngờ cuối cùng, và cũng là bất ngờ lớn nhất, sẽ xuất hiện; bạn không phải bước thêm một bước nào nữa. Một bước nhảy lượng tử sẽ tự xuất hiện. Từ trái tim, bạn bỗng thấy chính mình trong bản thể của mình, trong chính tâm điểm của sự hiện hữu.
(Trích Trưởng thành, Osho, Lâm Đặng Cam Thảo dịch, NXB Dân trí, 2022, tr.242-244)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Câu 1. Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích.
Câu 2. Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Theo đoạn trích, có những bước nào khi nhận thức để trưởng thành?
Câu 3. Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Theo anh/chị vì sao tác giả cho rằng khi mang nhận biết vào trái tim thì tất cả những gì tốt đẹp sẽ phát triển và tất cả những gì tồi tệ sẽ biến mất.?
Câu 4. Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Qua đoạn trích, anh/chị suy nghĩ gì về ý nghĩa của nhận thức đối với sự trưởng thành của bản thân.
Câu 5. Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Từ nội dung văn bản ở phần đọc hiểu anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về điều thế hệ trẻ cần rèn luyện để trưởng thành.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Câu 1: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Thao tác lập luận phân tích
Câu 2: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Theo đoạn trích có ba bước khi nhận thức để trưởng thành. […] đầu tiên là nhận thức cơ thể – các hành động của cơ thể; thứ hai là nhận thức tâm trí – hoạt động của tâm trí; thứ ba là nhận thức trái tim và các chức năng của trái tim..
Câu 3: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Vì chúng ta đem những nhận biết vào trái tim sẽ khiến cho cảm nhận được rõ nét nhất, khi đi đến trái tim những gì tốt đẹp sẽ phát triển và những điều tồi tệ sẽ biến mất.
Câu 4: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Qua đoạn trích, em nhận thấy được ý nghĩa của nhận thức đối với sự trưởng thành của bản thân là:
+ Nhận thức sẽ giúp chúng ta tốt hơn, sẽ trưởng thành nhiều hơn. Phải có nhận thức chúng ta mới có thể thành công hơn.
Câu 5: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
* Vấn đề cần nghị luận: về điều thế hệ trẻ cần rèn luyện để trưởng thành.
Giải thích: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
+ Trưởng thành là gì?
+ Sự cần thiết của việc thế hệ trẻ cần nhận thức làm gì, hành động như thế nào để trưởng thành.
Phân tích, bàn luận: Đọc hiểu Và bạn hỏi mối quan hệ giữa nhận thức và trưởng thành
Thế hệ trẻ cần rèn luyện để trưởng thành:
+ Cần học cách tự chủ và đảm bảo trách nhiệm cá nhân. Khả năng tự quyết định và tự điều chỉnh cuộc sống sẽ giúp thế hệ trẻ trở nên độc lập và tự tin.
+ cần biết định hướng và đề ra mục tiêu cũng như lập kế hoạch để đạt được chúng.
+ cần có sự linh hoạt trong tư duy và khả năng giải quyết vấn đề độc lập và sáng tạo sẽ giúp họ tạo ra những giá trị mới cho xã hội và thành công trong cuộc sống.
(Nguồn: Sưu tầm)