Giới thiệu đến các bài viết đọc hiểu: Đọc hiểu Yêu lắm quê hương (Hoàng Thanh Tâm). Ở đây, chúng tôi sẽ cùng các bạn, tìm hiểu 5 câu hỏi tự luận. Mời các bạn cùng tham khảo.
Đọc văn bản sau: Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Em yêu từng sợi nắng cong
Bức tranh thủy mặc dòng sông con đò
Em yêu chao liệng cánh cò
Cánh đồng mùa gặt lượn lờ vàng ươm
Em yêu khói bếp vương vương
Xám màu mái lá mấy tầng mây cao
Em yêu mơ ước đủ màu
Cầu vồng ẩn hiện mưa rào vừa qua
Em yêu câu hát ơi à
Mồ hôi cha mẹ mặn mà sớm trưa
Em yêu cánh võng đong đưa
Cánh diều no gió chiều chưa muốn về
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân.
(Yêu lắm quê hương, Hoàng Thanh Tâm http://thlienchau.vinhphuc.edu.vn)
Thực hiện các yêu cầu sau: Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Câu 1. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Xác định phương thức biểu đạt chính của bài thơ trên.
Câu 2. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Trong bài thơ, cảnh vật quê hương được tác giả cảm nhận bằng những giác quan nào?
Câu 3. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Anh/chị hiểu như thế nào về nội dung các dòng thơ sau?
Đàn trâu thong thả đường đê
Chon von lá hát vọng về cỏ lau
Trăng lên lốm đốm hạt sao
Gió sông rười rượi hoa màu thiên nhiên
Câu 4. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Hai câu thơ sau gợi cho anh/chị suy nghĩ gì?
“Em đi cuối đất cùng miền
Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân”
Câu 5. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Từ nội dung phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Gợi ý trả lời: Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Câu 1. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm
Câu 2. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Cảnh vật quê hương được cảm nhận bằng thị giác, vị giác, thính giác, xúc giác.
Câu 3. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Cách hiểu nội dung các dòng thơ: Đây là những hình ảnh quen thuộc của làng quê Việt Nam, thể hiện được vẻ đẹp giản dị, sự hoà hợp giữa thiên nhiên và con người qua các hình ảnh “đàn trâu thong thả”, “lốm đốm hạt sao”…
Câu 4. Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
Gợi ý:
Hai câu thơ: “Em đi cuối đất cùng miền/ Yêu quê yêu đất gắn liền bước chân” gợi suy nghĩ: tình yêu quê hương của mỗi người không bó hẹp ở một miền đất cụ thể mà mở rộng đến nhiều miền quê, vùng đất khác của đất nước.
Câu 5: Đọc hiểu Yêu lắm quê hương
* Vấn đề cần nghị luận về ý kiến: về vai trò của tình yêu quê hương đất nước trong cuộc sống.
Giải thích:
– Tình yêu quê hương đất nước: là tình cảm gắn bó sâu sắc, chân thành đối với những sự vật và con người nơi ta được sinh ra và lớn lên.
Phân tích, bàn luận:
– Vai trò của tình yêu quê hương đất nước:
+ Là chỗ dựa tinh thần cho con người; giúp mỗi người sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên nguồn cội;
+ Nâng cao ý chí quyết tâm, thúc đẩy sự phấn đấu hoàn thiện bản thân và tinh thần cống hiến, xây dựng quê hương của mỗi con người;
+ Gắn kết cộng đồng, giúp con người xích lại gần nhau hơn trong mối quan hệ tốt đẹp.
+ Là động lực cho chúng ta có trách nhiệm với quê hương và yêu quê hương hơn;
(Nguồn: Sưu tầm)